Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Linh Hồ
Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ Huỳnh Kim Dung
Cập nhật 17/02/2022

Đau buốt cửa mình khi mang thai tháng cuối có phải là dấu hiệu nguy hiểm

TÀI TRỢ BỞI:

Đau buốt cửa mình khi mang thai tháng cuối có phải là dấu hiệu nguy hiểm
Đau buốt cửa mình khi mang thai tháng cuối khiến nhiều mẹ bầu lo lắng. Đây là hiện tượng bình thường hay là dấu hiệu nguy hiểm cho mẹ và thai nhi? MarryBaby sẽ giúp bạn tìm hiểu.

Trong suốt quá trình mang thai, mẹ bầu sẽ có rất nhiều sự thay đổi về cơ thể và đôi khi có thể gặp những dấu hiệu không tốt cho sức khỏe. Càng đến những tháng cuối thai kỳ, mẹ càng hồi hộp và nhạy cảm với những triệu chứng không bình thường. Một trong những triệu chứng thường gặp đó là đau buốt cửa mình khi mang thai tháng cuối. Vậy mẹ bầu nên làm gì khi gặp phải tình trạng này?

đau buốt cửa mình khi mang thai tháng cuối

1. Nguyên nhân đau buốt cửa mình khi mang thai tháng cuối

Bà bầu mang thai tháng cuối bị buốt cửa mình có thể do những nguyên nhân sau:

– Kích thước thai nhi

Những tháng cuối thai kỳ, kích thước của bào thai sẽ tăng rất nhanh. Vị trí của thai nhi sẽ di chuyển thấp dần xuống bụng dưới để chuẩn bị cho sự chào đời. Lúc này, khu vực cửa mình sẽ chịu áp lực rất lớn nên gây ra những cơn đau buốt.

– Kích thước cổ tử cung

Khi mẹ bầu bước vào kỳ tam cá nguyệt thứ ba, cổ tử cung sẽ có sự giãn nở nhất định để có thể bao bọc được thai nhi, nước ối. Lúc này, các mạch máu xung quanh khu vực tử cung và gần âm đạo sẽ giãn nở theo. Đây là một trong những nguyên nhân gây nên hiện tượng đau cửa mình khi mang thai tháng cuối.

– Cơ vùng chậu giãn nở

Để chuẩn bị tốt cho quá trình vượt cạn, trong thời gian này, cơ thể mẹ bầu sẽ tiết ra hormone relaxin. Đây là hormone có tác dụng nới lỏng các khớp cơ vùng chậu, khớp háng để hỗ trợ cho mẹ sinh em bé được dễ dàng hơn. Sư giãn nở này khiến cho mẹ có triệu chứng đau háng và ảnh hưởng đến khu vực âm đạo.

– Lưu lượng máu gia tăng ở bụng dưới

Khi thai nhi di chuyển dần xuống bụng dưới, lưu lượng máu tại đây cũng sẽ gia tăng để cung cấp tốt cho bào thai. Việc thay đổi này khiến bụng dưới và âm đạo của mẹ bầu trở nên rất nhạy cảm và dễ có cảm giác căng tức, đau, nhất là khi chạm vào hoặc khi đi vệ sinh.

Bên cạnh các nguyên nhân trên, bà bầu tháng cuối bị đau cửa mình có thể là dấu hiệu cảnh báo một số nguy cơ sau:

– Nhiễm trùng âm đạo

– Thai ngoài tử cung

– Táo bón

– Có nguy cơ sinh non.

đau buốt cửa mình khi mang thai tháng cuối

2. Các mức độ của tình trạng đau buốt cửa mình khi mang thai tháng cuối

Mẹ bầu có thể bị đau cửa mình khi mang thai tháng cuối với các mức độ sau:

Nếu mẹ chỉ thỉnh thoảng đau cửa mình với mức độ vừa phải, cảm giác châm chích hơi khó chịu nhưng vẫn trong pham vi chịu đựng được thì mẹ không cần lo lắng. Đây là hiện tượng bình thường của mẹ bầu mang thai tháng cuối. Mẹ hãy tăng cường nghỉ ngơi, ăn uống đủ chất và theo dõi cơ thể để kịp thời phát hiện nếu có thêm dấu hiệu gì bất thường nhé.

– Bà bầu tháng cuối bị đau cửa mình với những cơn đau âm ỉ, đau buốt và kéo dài, gây nên cảm giác mệt mỏi thì có thể đây là dấu hiệu của tình trạng viêm nhiễm tử cung. Lúc này, mẹ nên đến thăm khám bác sĩ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe nhé.

>>> Bạn có thể tham khảo: Mẹ bầu cần chú ý ngay khi thấy ra nước ối nhưng không đau bụng

– Khi mẹ bầu tháng cuối có những cơn đau nhói nơi cửa mình, đau như cắt, đồng thời vùng bụng dưới cũng đau thắt thì đây là dấu hiệu nguy hiểm. Mẹ bầu có nguy cơ bị co thắt tử cung, viêm bàng quang, nhau bong non. Hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức trong trường hợp này, mẹ nhé.

3. Mẹ nên làm gì nếu bị đau buốt cửa mình khi mang thai tháng cuối?

Bà bầu tháng cuối bị đau cửa mình là tình trạng mà nhiều chị em gặp phải. Mẹ có thể áp dụng một số cách dưới đây để hạn chế các triệu chứng đau cửa mình khi mang thai tháng cuối nhé.

– Mẹ nên chọn những bài tập thể dục nhẹ nhàng hoặc yoga dành cho bà bầu và luyện tập mỗi ngày 15-20 phút. Việc vận động sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn, cơ xương được thư giãn, tinh thần mẹ bầu cũng thoải mái hơn, nhờ đó cơn đau sẽ được hạn chế.

– Để giảm cảm giác đau buốt cửa mình khi mang thai tháng cuối, mẹ có thể kết hợp massage khu vực xương chậu, bên ngoài cửa mình một cách nhẹ nhàng. Hãy áp dụng phương pháp này mỗi khi đi tắm, mẹ sẽ thấy dễ chịu. Mẹ nên lưu ý là chỉ massage nhẹ nhàng và tuyệt đối không xoa vùng bụng nhé.

– Khi đi ngủ, mẹ bầu nên nằm nghiêng bên trái, dùng một chiếc gối kê chân và một chiếc nhỏ hơn để đỡ phần lưng. Cách làm này sẽ làm giảm áp lực lên khu vực cửa mình, khiến mẹ cảm thấy đỡ đau hơn.

đau buốt cửa mình khi mang thai tháng cuối

Mức độ và biểu hiện nhói ở cửa mình khi mang thai tháng cuối

Đau buốt cửa mình khi mang thai tháng cuối có từng mức độ và sự biểu hiện khác nhau ở từng người. Từng mức độ và biểu hiện cũng thể hiện cho các tình trạng sức khỏe khác nhau.

– Đau châm chích, cường độ đau có thể trong phạm vi cho phép

Cảm giác đau châm chích khá phổ biến. Triệu chứng này thường xuất hiện ở tháng tuần thứ 5 đến tuần thứ 8. Nếu xuất hiện cơn đau châm chích ở tuần thứ 37 hoặc những tuần gần cuối thai kỳ, đấy là dấu hiệu chuyển dạ, các mẹ không cần lo lắng.

>>> Bạn có thể tham khảo: Ngứa đầu ngực khi mang thai liệu có phải dấu hiệu cảnh báo ung thư?

Đau âm ỉ, cơn đau có thể kéo dài

Khi đau buốt cửa mình khi mang thai tháng cuối nếu nhận thấy xuất hiện những con đau âm ỉ cần phải lưu ý khi mang thai 3 tháng cuối. Thông thường, những cơn đau này là do tình trạng viêm nhiễm tử cung ở ống dẫn trứng hoặc cổ tử cung. Lúc này, đến khám bác sĩ là điều các mẹ bầu nên làm. Nếu để lâu, có thể xảy ra các cơn co thắt tử cung, dẫn đến sảy thai.

Đau như cắt, đau nhói bụng dưới khi mang thai tháng cuối

Đau nhói, đau như cắt là tình trạng xấu nhất của đau cửa mình khi mang thai tháng cuối. Đây là dấu hiệu của chứng co thắt tử cung, rất nguy hiểm. Đồng thời, đây cũng là dấu hiệu của một số bệnh khác như: viêm bàng quang, tình trạng nhau bong non.

Vì thế, khi nhận thấy bất kỳ dấu hiệu lạ này của chứng đau cửa mình khi mang thai tháng cuối, bạn nên khám bác sĩ.

>>> Bạn có thể tham khảo: Đau bụng chuyển dạ như thế nào?

Đau buốt cửa mình khi mang thai tháng cuối là hiện tượng dễ xảy ra với nhiều mẹ bầu. Nếu cơn đau vẫn còn trong tầm kiểm soát và không kèm theo những dấu hiệu bất thường về sức khỏe, mẹ không nên quá lo lắng. Tăng cường nghỉ ngơi, vận động nhẹ nhàng, có chế độ ăn uống đủ chất và giữ tinh thần thoải mái chính là chìa khóa giúp mẹ vượt qua những sự thay đổi ở những tháng cuối thai kỳ.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Pregnancy Complications
https://www.cdc.gov/reproductivehealth/maternalinfanthealth/pregnancy-complications.html
Truy cập ngày 25/01/2022

2. Common health problems in pregnancy
https://www.nhs.uk/pregnancy/related-conditions/common-symptoms/common-health-problems/
Truy cập ngày 25/01/2022

3. Staying Healthy During Pregnancy
https://kidshealth.org/en/parents/preg-health.html
Truy cập ngày 25/01/2022

4. Health Tips for Pregnant Women
https://www.niddk.nih.gov/health-information/weight-management/healthy-eating-physical-activity-for-life/health-tips-for-pregnant-women
Truy cập ngày 25/01/2022

5. Health Problems in Pregnancy
https://medlineplus.gov/healthproblemsinpregnancy.html
Truy cập ngày 25/01/2022

x