Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Mận
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 14/06/2021

Đố mẹ biết, một ngày trước khi chào đời trẻ muốn làm gì?

Đố mẹ biết, một ngày trước khi chào đời trẻ muốn làm gì?
Một ngày trước khi chào đời, bé cưng thoải mái vung tay múa chân theo sở thích còn mẹ bắt đầu đối mặt với những khổ sở của cơn gò chuyển dạ. Con yêu đã rất sẵn sàng gặp mặt cả gia đình rồi đó mẹ!

Trước khi chào đời một ngày, con yêu đã “đủ lông đủ cánh”, phiên bản hoàn chỉnh giống như ngay sau cất tiếng khóc “oe oe”. Tuần thai 39, khó mà nói được chắc chắn bây giờ bé đã lớn chừng nào, nhưng thông thường cân nặng trung bình khoảng 3,2kg và dài khoảng 50cm. Xương sọ của bé chưa khít lại, có thể chồng lên nhau một chút để có thể chui lọt qua ngả âm đạo của mẹ.

trước khi chào đời 2
Trước khi chào đời 1 ngày, bé vẫn còn tung tẩy lắm mẹ ạ!

Trẻ thường làm gì trước khi chào đời 1 ngày?

Theo nghiên cứu do Yehezkel Ben-Ari thuộc Viện Thần kinh sinh học Địa trung Hải ở Marseille (Pháp) công bố cho thấy trước khi chào đời vài tiếng, thai nhi sẽ giảm hoạt động nhưng một ngày trước đó bé vẫn vui chơi bình thường như bao ngày khác.

1. Tung chưởng nhẹ hàng, ngừng nhào lộn

Tam cá nguyệt thứ hai mẹ đã bắt đầu cảm nhận được những cú đạp nhè nhẹ của bé. 20 tuần tuổi khi được nghe nhạc, thai nhi bắt đầu cảm nhận được âm thanh, có thể phấn khích nhào lộn liên tục trong bụng nhưng thưởng thì ban đêm mẹ sẽ cảm nhận rõ hơn. Sắp chào đời, tử cung chật hẹp không đủ chỗ cho bé nhào lộn được nữa nên thỉnh thoảng buồn quá bé thúc tay thúc chân vào bụng mẹ.

2. Nấc cụt

Không giống như những cú đạp của bé, tình trạng thai nhi bị nấc cụt có thể xảy ra từ rất sớm, khi thai nhi 9 tuần tuổi. Tới gần ngày sinh, bé nấc cụt nhiều hơn có thể kéo dài khoảng 3-5 phút. Có mẹ sẽ nghe thấy tiếng nấc của con từ 1-2 lần mỗi ngày nhưng cũng có người chỉ gặp vài lần trong suốt 9 tháng “mang nặng”.

trước khi chào đời 1
Trò mút tay chưa khi nào làm bé cảm thấy chán

3. Mút tay

Đây là trò chơi chẳng bao giờ chán của bé. Bé thích mút tay, đặc biệt là ngón tay cái. Thỉnh thoảng bé cứng còn đưa tay sờ mặt, mũi và đôi khi nghịch cả dây rốn nữa. Lâu bé bé sẽ ngáp, nằm tay hay làm xấu… y hệt như ngày đầu tiên sau khi sinh.

4. Đi vệ sinh “nặng” hơn

Bé cũng đã bắt đầu biết đi tiểu ngay từ khi 3 – 4 tháng tuổi và ở 7 tháng tuổi, mỗi giờ bé tiết ra khoảng 10ml, trước khi sinh bé tiết nhiều hơn với 27ml. Nước tiểu và các chất thải của bé sẽ theo nhau thai của mẹ và bài tiết ra ngoài.

>>> Bạn có thể tham khảo: Biểu đồ chuyển dạ và những điều mẹ bầu cần biết trước khi sinh

5. Ăn uống

Bé biết nếm mùi vị các loại thức ăn từ tháng thứ 5 của thai kỳ. Thực phẩm mẹ bầu “nạp” vào cơ thể mỗi ngày có thể ảnh hưởng đến hương vị nước ối bao quanh em bé. Khi bé nuốt nước ối, bé sẽ nếm luôn mùi vị. Điều này giải thích tại sao khi chào đời, bé cưng bày tỏ sự yêu thích đặc biệt với một loại hương vị nào đó.

Thời điểm này bé vẫn ghét các món ăn có nhiều mùi vị như hành, tỏi, gừng, ăn quá mặt, quá ngọt, quá nóng hoặc quá lạnh nên mẹ lưu ý nhé!

6. Ngủ ngắn giấc

Lúc này chẳng thể làm gì nhiều ngoài ngủ nhưng giấc ngủ bé không sâu, giấc rất ngắn chỉ khoảng 40 phút/lần thôi sau đó bé sẽ lặp lại bằng các trò nhào lộn, mút tay, nghe mẹ nói chuyện, đi ị tè… và ngủ tiếp.

Một ngày trước khi chào đời của bé cơ bản là như thế. Nếu trong ngày mà mẹ thấy đau bụng nhiều thì nên tới bệnh việc ngay nhé, chắc là bé sắp chào đời rồi đó. Cả nhà chuẩn bị đón con chào đời. Bé đã sẵn sàng để rời khỏi chiếc kén bụng mẹ rồi.

trước khi chào đời

Những lưu ý cho mẹ trước khi sinh

Những lưu ý mà bà bầu cần chuẩn bị trước khi sinh gồm có:

  • Giữ cân nặng hợp lý, tránh tăng cân quá mức.
  • Tập những bài thể dục nhẹ.
  • Liệt kê những người có thể giúp đỡ trong suốt quá trình chuyển dạ và hậu sản. Chẳng hạn như ông bà nội ngoại, cô, dì, mợ,…
  • Giữ tâm lý bình tĩnh, tránh lo lắng quá mức trước khi sinh.
  • Chuẩn bị thức ăn nhẹ trước khi sinh. Chẳng hạn như bánh ngọt, nước trà đường, sữa,…
  • Suy nghĩ sẵn tên con trước khi sinh.
  • Tìm người chăm nom cho bé lớn (nếu có).

>>> Bạn có thể tham khảo: Giỏ đồ đi sinh chuẩn 2021 của mẹ cần những gì?

Bên cạnh đó thì việc chuẩn bị tâm lý và sức khỏe cũng vô cùng quan trọng trước khi lâm bồn đó mẹ nhé. Chúc mẹ và mẹ luôn khỏe!

Nhật Lãm

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo
1. Fetal development: The 3rd trimester https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/in-depth/fetal-development/art-20045997 Truy cập ngày 11/06/2021 2. How Your Fetus Grows During Pregnancy https://www.acog.org/womens-health/faqs/how-your-fetus-grows-during-pregnancy Truy cập ngày 11/06/2021 3. Pregnancy - week by week https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/healthyliving/pregnancy-week-by-week Truy cập ngày 11/06/2021 4. A Week-by-Week Pregnancy Calendar https://kidshealth.org/en/parents/pregnancy-calendar-intro.html Truy cập ngày 11/06/2021 5. You and your baby at 40 weeks pregnant https://www.nhs.uk/pregnancy/week-by-week/28-to-40-plus/40-weeks/ Truy cập ngày 11/06/2021  
x