Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Có rất nhiều bước phát triển bứt phá xảy ra trong tam cá nguyệt cuối cùng. Đây chính là giai đoạn mẹ cần phải bổ sung nhiều dinh dưỡng, chuẩn bị giỏ đồ đi sinh và học cách đẻ không đau để mẹ tròn con vuông.
Hình ảnh sự phát triển của thai nhi 3 tháng cuối sẽ cho mẹ biết con đã lớn như thế nào trong bụng mẹ để chuẩn bị tốt nhất cho em bé trước khi sinh.
Ở tuần 28, bé có thể chớp mắt, hấp háy lông mi của mình. Với thị giác phát triển hơn, bé giờ đã có thể cảm nhận được ánh sáng xuyên qua thành bụng mẹ. Hàng tỷ nơron thần kinh của bé được hình thành và bé cũng đang tích lũy rất nhiều chất béo dưới da để chuẩn bị cho cuộc sống sau khi chào đời.
Cơ bắp và phổi của thai nhi 29 tuần đều đang trưởng thành hơn. Phần đầu bé cũng phát triển lớn hơn để có đủ không gian cho bộ não bên trong. Đặc biệt, bộ xương bé đang dài ra rất nhanh và chuyển từ dạng sụn sang xương cứng. Trong 3 tháng cuối này, bé sẽ cần rất nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là protein, vitamin C, axit folic, sắt và canxi để tạo đà cho quá trình phát triển của mình.
Thai 30 tuần đang được bao quanh với khoảng 1,5 lít nước ối. Khi bé lớn hơn và chiếm hầu hết không gian trong tử cung của mẹ thì lượng nước ối này cũng sẽ giảm bớt đi. Lúc này thị giác của bé vẫn đang được phát triển, nhưng chưa hoàn thiện cho đến tận vài tháng đầu sau khi bé sinh ra. Những ngày đầu sau khi sinh, bé cũng dành phần lớn thời gian để ngủ và đôi mắt bé chỉ nhìn được trong phạm vi 15 – 20 cm.
Sự phát triển của thai nhi 31 tuần: Bé đã có thể quay đầu từ bên này sang bên kia. Toàn thân bé, bao gồm cả cánh tay, cẳng chân đang tích tụ nhiều mỡ hơn, trở nên thật tròn trịa. Làn da nhăn nheo trước đây giờ đã căng bóng. Bật mí thêm cho mẹ, bé cưng đang ở vào giai đoạn đầu của quá trình phát triển bứt phá về cân nặng, chiều dài đấy. Mẹ sẽ thấy rõ tốc độ phát triển “kinh người” đó trong giai đoạn cuối cùng của thai kỳ.
Ở tuần 32, cục cưng của mẹ đã chiếm gần hết không gian bên trong tử cung. Từ giờ, mỗi tuần con có thể tăng đến 250 g. Để có thể điều tiết tốt thân nhiệt khi sống bên ngoài tử cung của mẹ, bé sẽ cần thêm mỡ dưới da. Mẹ sẽ thấy bé đạt được cân nặng bằng 1/2 cân nặng chuẩn của bé mới sinh trong vài tuần nữa.
Bé cưng ngày càng có hình dáng của một em bé hoàn hảo khi ở tuần 33. Không còn vẻ ngoài nhăn nheo, cái đầu to quá khổ hay đôi tai kỳ dị. Xương của bé vẫn trong quá trình cứng dần lên. Duy chỉ có phần xương hộp sọ là chưa khớp lại với nhau, để các mảnh xương này dễ dàng trượt lên nhau, giúp đầu bé gọn lại và dễ dàng chui qua đường sinh của mẹ.
Sự phát triển của thai nhi tuần này: Hệ thần kinh trung ương của bé đang có những bước phát triển vượt trội so với trước đây. Phổi của bé đang dần trưởng thành, với các phế quản, phế nang gấp rút bước vào quá trình luyện tập chuẩn bị cho việc hít thở không khí trong một tương lai không xa nữa. Thực tế, nếu con phát triển bình thường và được sinh ra ngay trong tuần này, chỉ cần một thời gian chăm sóc đặc biệt dành cho trẻ sinh non ở bệnh viện là đủ. Sức khỏe của bé sẽ không gặp bất kỳ vấn đề trở ngại nào.
Đến tuần 35, tử cung của mẹ đã trở nên khá chật chội, không còn đủ chỗ cho bé nhào lộn nữa. Tuy nhiên, mẹ vẫn sẽ thấy bé đạp và chuyển động nhiều như trước mỗi khi tiến hành theo dõi cử động thai. Hầu hết các bước phát triển cơ bản cần thiết đều đã được hoàn tất.
Bé vẫn tiếp tục tăng cân nhanh chóng ở tuần 36. Lớp lông tơ bao phủ cơ thể trước đây đã rụng bớt. Lớp chất gây bao phủ cơ thể cũng giảm bớt. Bé tiếp tục nuốt nước ối và những chất thải sẽ được tích tụ trong ruột tạo thành phân xu.
Trong tuần 37, bé sẽ được hoàn thiện những bước phát triển thần kinh. Lúc này, bé đã có một lớp tóc khá dày.
Ở tuần 38, tay của bé đã có thể tạo ra phản xạ cầm, nắm mạnh mẽ. Các cơ quan trong cơ thể cũng đã hình thành đầy đủ và chờ đợi sẵn sàng cho một cuộc sống bên ngoài cơ thể. Lúc này, giác mạc của bé vẫn chưa có đầy đủ sắc tố. Các em bé châu Á thường có màu mắt cố định kể từ lúc chào đời, nhưng các em bé phương Tây thì khác. Nếu bé sinh ra với đôi mắt xanh hoặc xám, có thể vài tháng sau, mắt sẽ chuyển sang màu xanh lá, nâu nhạt, nâu sậm, xanh nước biển sậm.
Quá trình tích mỡ vẫn tiếp tục không ngừng nghỉ. Vào cuối tuần thai 39, bé cưng của bạn sẽ được tính là đủ ngày đủ tháng. Bé sẽ chào đời trong vài ngày nữa hoặc trong tuần kế tiếp.
Xương đầu của bé vẫn chưa khớp lại để dễ dàng lọt qua đường sinh. Sau khi ra đời, mẹ sẽ nhận thấy rằng đầu bé hơi nhọn. Hình dáng đầu của bé sẽ trở lại bình thường trong vòng vài ngày sau sinh.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.