Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyên Hà
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 22/01/2021

7 điều thú vị về thai máy không phải mẹ bầu nào cũng biết

7 điều thú vị về thai máy không phải mẹ bầu nào cũng biết
Không chỉ là dấu hiệu cho thấy sự phát triển của thai nhi, thai máy còn ẩn chứa nhiều điều thú vị khác về cuộc sống trong bụng mẹ của cục cưng. Cùng khám phá mẹ nhé!
Thai máy: Những điều thú vị không ngờ
Dưới đây là 7 điều thú vị về thai máy, liệu mẹ bầu đã biết?

1. Bé cưng không chỉ đạp!

Nhắc đến thai máy, hầu hết các mẹ đều nghĩ rằng em bé đang đạp. Tuy nhiên, bé không chỉ đạp thôi đâu mẹ ơi. Thai máy cũng có thể xuất hiện khi bé cưng cử động tay, quay người, thậm chí lộn nhào.

Tuần thai 30-36 đánh dấu giai đoạn thai máy đạt đỉnh. Mẹ bầu có thể cảm nhận cử động của bé thường xuyên, khoảng 130 lần/ngày. Số lần và cường độ thai máy sẽ diễn ra theo quy luật, thường sẽ nhiều vào chiều tối, và ít hơn vào sáng sớm.

2. Thai máy là cách phản ứng của bé

Không hoàn toàn tự nhiên, đôi khi chuyển động là cách bé phản ứng lại với những kích thích bên ngoài, chẳng hạn như tiếng ồn, ánh sáng hay mùi vị thức ăn.

3. Bé đạp nhiều hơn khi mẹ nằm nghiêng bên trái

Các chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu nên nằm nghiêng bên trái, thay vì nằm ngửa. Nguyên nhân là do tư thế nằm này sẽ giúp gia tăng lượng máu và chất dinh dưỡng đến thai nhi. Để thích ứng với sự trao đổi chất này, bé cưng phải hoạt động nhiều hơn.

4. Thai máy nhiều hơn sau bữa ăn

Không chỉ đạp nhiều hơn khi mẹ nằm nghiêng bên trái, bé cưng cũng có xu hướng “nhào lộn” nhiều hơn sau mỗi bữa ăn của mẹ, nhất là khi mẹ ăn những món “nặng mùi”. Đây là cách bé cưng phản ứng với lượng thức ăn mẹ đưa vào.

5. Thai máy vào tuần thứ 8

Đa phần mẹ bầu sẽ cảm nhận sự chuyển động của thai nhi vào khoảng tuần 14-20. Với những người lần đầu làm mẹ, cảm nhận về thai máy có thể xuất hiện chậm hơn. Thực ra, bé cưng đã bắt đầu cử động từ rất sớm, khoảng tuần thứ 8 của thai kỳ. Tuy nhiên, bé còn quá nhỏ nên những cử động này rất khó để mẹ cảm nhận được. Nhiều mẹ có thành bụng mỏng thậm chí còn có thể nhìn thấy rõ bàn tay, bàn chân khi bé chuyển động mạnh.

6. Tần suất tăng hay giảm có thể là dấu hiệu bé không khỏe

Không chỉ mang đến niềm vui cho mẹ, theo dõi thai máy còn là cách giúp mẹ nhận biết sức khỏe của thai nhi. Tần suất thai máy giảm có thể là dấu hiệu cho thấy bé đang thiếu oxy. Ngược lại, nếu thai nhi cử động quá nhiều, hơn 20 lần/tiếng có thể là dấu hiệu bé đang “lây” stress từ mẹ. Trường hợp thai máy ngày càng giảm liên tục trong nhiều ngày có thể là dấu hiệu suy thai.

7. Thai 36 tuần ít đạp có sao không? Thai nhi sau 36 tuần sẽ đạp ít hơn

Thai nhi càng phát triển, không gian trong bụng mẹ càng trở nên chật hẹp hơn. Bé sẽ không có nhiều không gian cử động nữa. Đó là lý do vì sao từ tuần thai thứ 36 trở đi, bé cưng sẽ đạp ít hơn hẳn.

Vậy thai 36 tuần ít đạp có sao không? Tùy vào từng bé mà khả năng đạp sẽ khác nhau. Mẹ cần chủ ý điều này: nếu cả ngày bé đạp khoảng 10 lần là bình thường. Sẽ có ngày bé “năng động”, có ngày lại không. Nếu mẹ muốn thấy con đạp, hãy ăn chút đồ ngọt nhé. Chúng giúp cải thiện tâm trạng, cung cấp năng lượng có thể làm bé nghịch ngợm hơn. Tuy nhiên nếu theo dõi thai máy cả ngày mà chỉ đạp 1-2 lần thì mẹ nên đến bệnh viện kiểm tra nhé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x