Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Trần Lê Phương Uyên
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Văn Thuận
Cập nhật 22/07/2024

Nước ối cạn bao nhiêu thì phải mổ? Những điều mẹ bầu cần biết

Nước ối cạn bao nhiêu thì phải mổ? Những điều mẹ bầu cần biết
Khi lượng nước ối giảm xuống dưới mức an toàn, việc chấm dứt thai kỳ là cần thiết để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Vậy nước ối cạn bao nhiêu thì phải mổ?

Việc tìm hiểu chỉ số nước ối cạn bao nhiêu thì phải mổ sẽ giúp mẹ bầu có sự chủ động khi phải chuẩn bị sinh con sớm hơn dự kiến, sẵn sàng chào đón bé yêu ra đời.

Trong thời gian mang thai, nhất là giai đoạn cuối thai kỳ, việc theo dõi chỉ số nước ối là vô cùng quan trọng. Thế nên, nhiều mẹ bầu tỏ ra lo lắng khi được bác sĩ cho biết nước ối cạn và thắc mắc “Nước ối cạn bao nhiêu thì phải mổ?”. Nguyên do là bởi khi lượng nước ối giảm xuống dưới mức an toàn, chấm dứt thai kỳ là cần thiết để tránh những rủi ro không đáng có, việc sinh mổ có thể là biện pháp được lựa chọn để nhanh chóng đưa thai nhi ra môi trường bên ngoài, đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, nếu nước ối giảm nhưng các chỉ số đánh giá sức khỏe thai cho thấy thai vẫn khỏe để chịu một cuộc chuyển dạ thì sinh thường vẫn là một phương án. Vậy câu trả lời chi tiết ra sao? Mời bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của MarryBaby nhé!

Cạn ối là gì, có nguy hiểm không? Dấu hiệu nào giúp mẹ bầu nhận biết

Nước ối cạn bao nhiêu thì phải mổ? Trước khi đi tìm lời đáp cho thắc mắc này, các mẹ bầu hãy cùng MarryBaby tìm hiểu về tình trạng cạn ối có nguy hiểm không, dấu hiệu nào giúp nhận biết.

1. Cạn ối là gì, có nguy hiểm không?

Cạn ối là tình trạng y tế về lượng nước ối bao quanh thai nhi trong tử cung giảm đáng kể, đôi khi xuống dưới mức an toàn cần thiết và từ đó đe dọa đến sự phát triển khỏe mạnh của bé. Nước ối có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ thai nhi, giúp bé có thể chuyển động thoải mái và hỗ trợ phát triển các cơ quan như phổi và hệ tiêu hóa. Tình trạng cạn ối có thể gây ra nhiều biến chứng thai kỳ nguy hiểm cho cả mẹ bầu lẫn thai nhi nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.

2. Dấu hiệu nào giúp mẹ bầu nhận biết mình đang cạn ối?

Một số dấu hiệu cạn ối quan trọng mà bạn cần nhận biết nhằm hạn chế các biến chứng nguy hiểm gồm:

  • Bụng nhỏ hơn so với tuổi thai: giá trị này kém nhạy và kém đặc hiệu
  • Thai nhi giảm cử động: Khi lượng nước ối giảm, thai nhi có thể cử động khó khăn hơn, cảm giác thai máy yếu hơn.
  • Chỉ số nước ối thấp: Qua siêu âm, bác sĩ sẽ xác định chỉ số nước ối (AFI) thấp, dưới 5cm hoặc dưới bách phân vị thứ 5 thường là dấu hiệu của thiểu ối.
  • Khi gặp bất kỳ dấu hiệu nào kể trên hoặc có lo ngại về tình trạng sức khỏe của bản thân và thai nhi, các mẹ bầu hãy đi khám ngay.

    Nguyên nhân mẹ bầu bị cạn ối

    nước ối cạn bao nhiêu thì phải mổ
    Nguyên nhân gây cạn ối có thể đến từ mẹ bầu, thai nhi…

    Nước ối cạn bao nhiêu thì phải mổ, nguyên nhân gây cạn ối là gì? Theo các chuyên gia sản khoa, có nhiều nguyên khác nhau khiến mẹ bầu bị cạn ối, bao gồm:

    1. Nguyên nhân từ mẹ

    • Bệnh lý: Việc mẹ bầu mắc một trong các bệnh như huyết áp cao, tiểu đường hoặc tiền sản giật có thể ảnh hưởng đến lượng nước ối.
    • Tác dụng phụ từ thuốc: Một số loại thuốc mẹ bầu sử dụng mà không có sự chỉ định của bác sĩ có thể gây ra tình trạng thiếu ối.

    2. Nguyên nhân từ thai nhi

    • Bất thường trong hệ tiết niệu: Nếu hệ tiết niệu hoặc thận của thai nhi không phát triển bình thường, cơ chế đi tiểu của bé sẽ bị ảnh hưởng, dẫn đến cạn ối.
    • Dị tật bẩm sinh: Các dị tật của thai nhi hay nhiễm trùng bào thai cũng có thể gây ra tình trạng cạn ối.
    • Bất thường ở nhau thai: Nhau thai không cung cấp đủ chất dinh dưỡng và máu cho thai nhi, ảnh hưởng đến khả năng bài tiết nước tiểu của bé.
    • Thai quá ngày dự sinh: lượng nước ối sẽ giảm càng về cuối thai kỳ đặc biệt là quá ngày dự sinh.
    • Vô căn: một tỉ lệ rất lớn các trường hợp thiểu ối hay cạn ối không rõ nguyên nhân

    3. Các yếu tố khác

    Rỉ ối hay vỡ ối: Rách màng ối khiến nước ối rỉ ra ngoài, làm giảm lượng nước ối nhanh chóng. Mặc dù tiên lượng và hướng điều trị của cạn ối hay thiểu ối và ối rỉ hay ối vỡ là khác nhau, nhưng với một trường hợp siêu âm thấy nước ối ít, việc đầu tiên cần loại trừ là vỡ ối hay rỉ ối.

    >> Bạn có thể xem thêm: Hiện tượng rỉ ối tuần 39 xuất hiện thì mẹ cần phải làm gì?

    Nước ối cạn bao nhiêu thì phải mổ?

    Trở lại với thắc mắc nước ối cạn bao nhiêu thì phải mổ? Không có câu trả lời chính xác cho vấn đề này, việc quyết định chấm dứt thai kỳ, sinh thường hay sinh mổ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhất là: tuổi thai và tình trạng sức khoẻ của thai. Thông thường AFI dưới 5cm hoặc độ sâu khoang ối lớn nhất dưới 1-2 cm được chẩn đoán là thiểu ối, đối với thai đủ tháng, bác sĩ có thể cân nhắc chấm dứt thai kỳ.

    Bị cạn ối 3 tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu cần làm gì?

    nước ối cạn bao nhiêu thì phải mổ
    Khám thai đầy đủ và đúng lịch giúp theo dõi chỉ số nước ối tốt hơn

    Đến đây, hẳn là các mẹ bầu đã có câu trả lời cho thắc mắc “nước ối cạn bao nhiêu thì phải mổ?”. Vậy khi nhận được chẩn đoán bị cạn ối vào 3 tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu cần phải làm gì? Theo các chuyên gia, mẹ bầu có thể tham khảo thực hiện một số biện pháp sau để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và thai nhi:

    Khám thai định kỳ và theo dõi sát sao

    • Đi khám thai theo lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi tình trạng nước ối và sức khỏe thai nhi.
    • Bác sĩ có thể chỉ định siêu âm thường xuyên hơn để kiểm tra lượng nước ối và sự phát triển của bé yêu.
    • Theo dõi cử động thai nhi thường xuyên. Nếu cảm thấy thai cử động ít hoặc bất thường, hãy đi khám ngay.

    Bổ sung nước và dinh dưỡng

    • Uống nhiều nước, ít nhất 2 lít mỗi ngày và ưu tiên nước lọc.
    • Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất và protein.
    • Tránh ăn thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ và đồ ăn nhanh.

    Nghỉ ngơi hợp lý

    • Mẹ bầu cần ngủ đủ giấc mỗi đêm, ít nhất 7-8 tiếng và đảm bảo có giấc ngủ ngắn và giữa trưa.
    • Tránh làm việc nặng nhọc hoặc hoạt động thể chất quá sức.
    • Nên nằm nghiêng sang trái khi ngủ để cải thiện lưu thông máu và giảm áp lực lên tử cung.

    Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ

    Nếu tình trạng cạn ối nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định nhập viện để theo dõi và điều trị tích cực.

    Giữ tinh thần thoải mái

    Căng thẳng có thể làm tình trạng cạn ối thêm tồi tệ. Vì thế, hãy giữ tinh thần thoải mái, lạc quan và tập trung vào việc chăm sóc bản thân và thai nhi.

    Mong rằng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc nước ối cạn bao nhiêu thì phải mổ. Việc theo dõi và duy trì lượng nước ối trong suốt thai kỳ, đặc biệt vào trong những tháng cuối, là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và bé. Ngoài ra, chị em bầu bí đừng quên gia nhập cộng đồng Mẹ bầu trên MarryBaby để cùng nhau trao đổi về các kinh nghiệm chăm sóc thai kỳ nhé!

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Nguồn tham khảo

    What are the treatment options for low amniotic fluid during pregnancy?

    https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/expert-answers/low-amniotic-fluid/faq-20057964 ngày truy cập 13/07/2024

    Oligohydramnios treatment at Midwest Fetal Care Center https://www.childrensmn.org/services/care-specialties-departments/fetal-medicine/conditions-and-services/oligohydramnios/ ngày truy cập 13/07/2024

    Amniotic Fluid Index https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/11144315/  ngày truy cập 13/07/2024

    Amniotic fluid index https://radiopaedia.org/articles/amniotic-fluid-index ngày truy cập 13/07/2024 

    Amniotic Fluid Index https://www.sciencedirect.com/topics/medicine-and-dentistry/amniotic-fluid-index ngày truy cập 13/07/2024 

    x