Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Doan Minh Phu
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 07/10/2021

Mang song thai 37 tuần, mẹ nên lưu ý những gì?

Mang song thai 37 tuần, mẹ nên lưu ý những gì?
Mang song thai 37 tuần, chẳng còn bao lâu nữa mẹ được ẵm bồng các bé cưng rồi. Cho đến thời khắc thiêng liêng ấy, bản thân người mẹ phải thật chú ý đến sức khỏe để sinh con an toàn.

MarryBaby tổng hợp những thông tin căn bản nhất về tình trạng mang song thai 37 tuần. Mời bạn cùng theo dõi nhé!

Sự phát triển của song thai 37 tuần

Trước khi vào chủ đề chính là mang song thai 37 tuần, hãy cùng MarryBaby nhìn lại những mốc phát triển của bé cưng theo từng giai đoạn trước đó.

1. Giai đoạn mang song thai từ 25 – 30 tuần

Mang song thai 37 tuần
Ảnh: BabyCenter

Từ tuần thứ 26, bé đã bắt đầu lựa chọn tư thế chào đời, thường là đầu xuống dưới. Cũng có trường hợp bé nằm ngang gọi là ngôi ngang. Hệ tuần hoàn của trẻ cũng dần phát triển và thực hiện chức năng của mình. Thời điểm này, bé con đã đạt kích cỡ bằng một củ cải đường. Do sự tăng trưởng nên mẹ sẽ không thấy các con “phá bĩnh” nhiều như trước đây nữa.

2. Giai đoạn từ 31 – 36 tuần

Bước vào tháng thứ 8 của thai kỳ, các bé cưng trong bụng ngày càng bụ bẫm hơn nhờ việc tích mỡ dưới da. Thai cũng cựa quậy nhiều hơn nhằm làm quen với việc điều khiển các chi.

Từ tuần thứ 31, lớp lông nhung bao phủ cơ thể bé rụng dần và phần da bên ngoài cũng mượt mà hơn. Các tế bào thần kinh phát triển với tốc độ nhanh để giúp bé sẵn sàng thích nghi với thế giới bên ngoài.

3. Song thai 37 tuần phát triển như thế nào?

Cơ thể và não bộ của song thai 37 tuần sẽ hoạt động đồng bộ nhằm đảm bảo trẻ chào đời bắt kịp với những thay đổi từ môi trường sống bên ngoài.

Thời điểm này, các bé còn học được vô số kỹ năng thú vị: hít vào, thở ra theo nhịp; mút ngón tay cái, nắm chặt bàn tay, chớp mắt. Chất thải của bé cũng dần chuyển sang dạng rắn (phân non).

>>> Bạn có thể tham khảo: Hội chứng truyền máu song thai, nguy hiểm chớ coi thường!

Hầu hết các bác sĩ sản khoa đều khuyến khích sinh đôi ở tuần 37 vì khi này trẻ có xu hướng hình thành một lớp mỡ tương đối hoàn hảo để giữ ấm sau khi ra ngoài.

4. Song thai 37 tuần nặng bao nhiêu?

kích thước của song thai 37 tuần

Trong tam cá nguyệt thứ ba, khi song thai 30 tuần đến song thai 34 tuần tuổi thì thai nhi tăng cân nhanh hơn so với giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai. Khi song thai 35 tuần tuổi hoặc song thai 36 tuần sẽ là lúc thai nhi phát triển cân nặng rất nhanh chóng.

Những ngày cuối cùng là giai đoạn hết sức quan trọng trong sự phát triển của thai nhi. Lúc này, việc tăng cân và hình thành lớp mỡ ở trẻ sẽ diễn ra mạnh mẽ với tần suất khoảng 30g cân nặng mỗi ngày nhằm giúp trẻ thích nghi với điều kiện sống bên ngoài tử cung mẹ.

Mỗi đứa trẻ giai đoạn mang song thai 37 tuần tuổi sẽ đạt chiều dài khoảng 47 – 48cm (tương đương với kích cỡ một bó rau diếp) và có cân nặng trung bình khoảng 2,7kg/bé. Trong trường hợp mang đa thai (3 bé trở lên) thì chiều dài và trọng lượng của các con có thể sẽ thấp hơn mức trên một chút.

Sự thay đổi của cơ thể mẹ khi mang đa thai tuần thứ 37

Nhiều mẹ băn khoăn không biết mang thai đôi hay đa thai ở tuần 37 thì cơ thể có gì đặc biệt? Đó là những thay đổi diễn ra chủ yếu ở vùng hạ vị (phần thấp nhất của bụng dưới rốn hoặc vùng chậu), cụ thể như sau:

– Mẹ sẽ gặp phải hiện tượng sa bụng bầu tức là đầu của em bé di chuyển xuống phần dưới xương chậu. Việc này sẽ tạo điều kiện để mẹ sinh thường qua ngả âm đạo thêm phần dễ dàng. Sự chuyển hướng như vậy cũng giúp phổi của trẻ hoạt động hiệu quả hơn.

Một vài dấu hiệu nhận biết tình trạng sa bụng bầu khi mang song thai 37 tuần như: đi tiểu thường xuyên (do thai tạo áp lực lên bàng quang), đau lưng dưới và hình dáng của bụng có phần dài hơn. Khi ngồi, mẹ sẽ cảm nhận rõ hoạt động của song thai trong bụng.

– Do sự thay đổi trọng lượng đột ngột sang một bộ phận khác trên cơ thể sẽ khiến dáng đi và tư thế của mẹ bị thay đổi. Đây cũng là lý do giải thích cho biểu hiện đau lưng dưới thường xuyên vào giai đoạn này.

– Mang song thai 37 tuần, mẹ bầu còn đối mặt với các cơn gò tử cung Braxton – Hicks (hay cơn gò chuyển dạ giả) thường không đều và có tính chu kỳ. Ngoài ra, sự tăng dịch tiết âm đạo (do sự bong tróc của lớp niêm mạc cổ tử cung) cũng ngày một tăng.

>>> Bạn có thể quan tâm: Mang thai đói bụng liên tục phải làm sao?

1. Các triệu chứng mang song thai 37 tuần

triệu chứng của bà bầu

Vào tuần thứ 37 của thai kỳ, nhiều mẹ có khả năng “tái ngộ” những triệu chứng khó chịu đã từng gặp trước đó như:

– Chứng buồn nôn, cồn cào bụng tương tự như ở giai đoạn đầu thai kỳ thường bắt nguồn bởi sự tăng áp lực tử cung lên dạ dày. Nếu triệu chứng này xuất hiện liên tục không dứt và có biểu hiện nghiêm trọng, mẹ cần đi khám ngay vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo cho tình trạng thiếu máu tán huyết hay tiền sản giật rất nguy hiểm.

– Việc thai nhi ngày càng lớn, đặc biệt là song thai 37 tuần, sẽ khiến mẹ thấy bụng mình căng ra, xuất hiện các vết rạn da. Lời khuyên cho bạn là giữ ẩm cơ thể, uống nhiều nước và sử dụng một vài loại kem dưỡng ẩm an toàn theo hướng dẫn của bác sĩ.

– Phần bụng to ra cũng làm cho mẹ trằn trọc, khó ngủ về đêm.

– Mẹ có thể quan hệ tình dục trong thời điểm này nhưng chỉ khi đã tham khảo ý kiến của bác sĩ. Cổ tử cung của bạn tương đối nhạy cảm nên các động tác “yêu” đôi khi có thể khiến bộ phận này kích thích gây xuất huyết. Biểu hiện thường gặp là có đốm máu ở đáy quần, buồn nôn. Bạn cần đến bệnh viện ngay nếu thấy máu vùng âm đạo ra nhiều.

– Cơn co thắt vùng bụng cũng là hiện tượng phổ biến khi mang song thai 37 tuần. Nếu cơn gò qua đi khi mẹ ngồi hoặc đứng thì đây chỉ là cơn gò chuyển dạ giả chứ không phải dấu hiệu sắp sinh mẹ nhé!

>>> Bạn có thể tham khảo: Mang song thai có nên tiêm trưởng thành phổi?

Lời khuyên của bác sĩ dành cho mẹ

1. Chế độ dinh dưỡng trong giai đoạn mang song thai 37 tuần

dinh dưỡng khi mang song thai 37 tuần

Do ảnh hưởng khó chịu từ các triệu chứng thai kỳ như ợ nóng, buồn nôn, mẹ sẽ lười ăn. Để khắc phục, mẹ có thể tham khảo một vài mẹo nhỏ sau:

– Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ (tầm 5 – 6 bữa/ngày). Điều này có tác dụng làm “khỏa lấp” chiếc dạ dày cồn cào của bạn, từ đó ngăn chặn những triệu chứng tiêu hóa xuất hiện.

– Nếu là người ăn chay trường, mẹ cần chú ý bổ sung thêm vitamin và khoáng chất thiết yếu, đặc biệt là sắt và vitamin B12.

– Mẹ nào đang gặp tình trạng phù cần tránh tiêu thụ đồ ăn mặn nhằm giảm nhẹ triệu chứng này. Ngoài phù, chế độ ăn nhiều muối còn là nguyên nhân khiến mẹ mang song thai 37 tuần dễ bị cao huyết áp, tiền sản giật nữa đấy.

– Hãy tập trung vào việc cung cấp vitamin K cho cơ thể vì dưỡng chất này có vai trò làm đông máu. Thiếu hụt vitamin K, mẹ rất dễ đối mặt với nguy cơ xuất huyết sau sinh. Một vài nguồn thực phẩm giàu vitamin K quan trọng có thể kể đến như: các loại rau xanh lá: súp lơ xanh, cần tây; cà chua; bánh mì từ ngũ cốc nguyên hạt; sữa các loại…

Mẹ thèm ăn vặt có thể chọn các món như: hạnh nhân, chuối, bánh quy, sữa chua hay hoa quả tươi để nhâm nhi.

2. Về vấn đề siêu âm thai

Bác sĩ không chỉ định siêu âm khi mang song thai 37 tuần trừ phi tình trạng mang thai của bạn diễn biến phức tạp. Trong mọi trường hợp còn lại, siêu âm chỉ đơn thuần là quan sát xem bé cưng trong bụng đã chuẩn bị cho việc chào đời đến đâu thôi.

Siêu âm song thai ở tuần 37 còn nhằm phát hiện ra những bất thường mới không thể chẩn đoán được trong những lần kiểm tra trước đó. Cụ thể là các bất thường ở hệ thần kinh (như dị tật đầu nhỏ, giãn não thất); bất thường trên khuôn mặt (tắc lệ đạo); bất thường về tim…

3. Mang song thai 37 tuần, đâu là thời điểm sinh con lý tưởng?

Nhiều mẹ băn khoăn không biết mang song thai bao nhiêu tuần thì sinh? Nhiều chuyên gia nhận định nguy cơ xảy ra tử vong chu sinh và thai chết lưu thường tăng cao trong tuần thứ 37 của thai kỳ. Do đó sản phụ mang thai đôi sẽ được khuyến cáo sinh con trước khi thai đạt đến mốc 37 tuần tuổi.

Tuy nhiên, trên thực tế điều này còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố và căn cứ vào tình trạng sức khỏe của từng người mà câu trả lời cho thắc mắc mang song thai bao nhiêu tuần thì sinh sẽ thay đổi. Nếu như mẹ mang song thai 37 tuần mà chỉ có một bánh nhau thì thời điểm sinh trung bình có khi vào tuần thứ 36 hoặc sớm hơn để hạn chế tối đa các biến chứng nguy hại.

Bí quyết dành cho mẹ mang song thai 37 tuần

Ngoài chuyện chuẩn bị nhà cửa chu đáo sẵn sàng đón chào hai thành viên mới, mẹ bầu cũng nên chú ý thực hiện thêm một số việc như sau:

  • Lên kế hoạch khám tiền sản
  • Tìm hiểu về chứng trầm cảm sau sinh: nguyên nhân và cách khắc phục
  • Cả mẹ và bố cũng cần luyện tập thêm cách chăm con, đặc biệt là vệ sinh cho bé.

Vừa rồi là những chia sẻ về đề tài mang song thai 37 tuần. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp mẹ có thêm hành trang vững chãi để chuẩn bị cho việc đón con yêu đến với cuộc sống của mình một cách trọn vẹn nhé!

Minh Phú

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo
1. 37 Weeks Pregnant With Twins or Multiples https://parenting.firstcry.com/articles/37-weeks-pregnant-with-twins-or-multiples/ Truy cập ngày: 12/07/2021 2. Pregnant with twins https://www.nhs.uk/pregnancy/finding-out/pregnant-with-twins/ Truy cập ngày: 12/07/2021 3. Multiple Pregnancy https://www.acog.org/womens-health/faqs/multiple-pregnancy Truy cập ngày: 12/07/2021 4. Twin pregnancy: What twins or multiples mean for mom https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/in-depth/twin-pregnancy/art-20048161 Truy cập ngày: 12/07/2021 5. Impact of Conception Method on Twin Pregnancy Course and Outcome https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4210381/ Truy cập ngày: 12/07/2021  
x