Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Trúc Lê
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 02/11/2020

Đối phó với 8 triệu chứng khó chịu thường gặp khi mang thai

Đối phó với 8 triệu chứng khó chịu thường gặp khi mang thai
Trong quá trình mang thai, có thể bạn sẽ gặp nhiều triệu chứng khó chịu do những thay đổi của cơ thể như: ốm nghén, chuột rút, đau lưng, táo bón hay mệt mỏi...

Bạn có thể trải nghiệm ốm nghén, sưng chân và mắt cá chân, hay các cơn đau bụng và chuột rút, chứng ợ nóng, táo bón, mệt mỏi, cũng như các vấn đề về bàng quang và hàng loạt các vấn đề khác. Đừng lo, MarryBaby sẽ giúp bạn vượt qua những khó chịu thường gặp khi mang thai này.

1. Ốm nghén, một triệu chứng khó chịu khi mang thai

Ốm nghén có lẽ là triệu chứng thường gặp nhất của các mẹ bầu.

Để “chống đỡ” các cơn buồn nôn, bạn nên bước nhẹ nhàng từ tốn. Các mẹ bầu hãy thử ăn vài cái bánh quy “thuần vị” hoặc ngũ cốc khô trước khi bước ra khỏi giường.

Nên tránh các nơi nóng vì nhiệt có thể làm tăng cảm giác buồn nôn. Bạn cũng nên giữ không khí trong lành lưu thông bằng cách mở cửa sổ hoặc quạt hút.

Nên ăn gì đó mặn trước khi dùng bữa và tránh các loại thực phẩm cay hoặc có dầu mỡ, đồng thời cũng không nên uống nước trong bữa ăn. Hãy chia nhỏ các bữa ăn của bạn thành khoảng 6 bữa một ngày.

Bạn có thể uống các loại vitamin tiền sản sau đó trong ngày và nhớ hỏi bác sĩ về việc bổ sung vitamin B6 và gừng. Nhấp một chút các loại trà chanh hoặc không chứa caffeine như bạc hà và gừng cũng có thể giúp bạn làm dịu cơn buồn nôn.

2. Đau bụng hoặc bị chuột rút

Có rất nhiều thay đổi diễn ra trong cơ thể bạn. Và cũng có rất nhiều sức ép đặt lên các cơ bụng khiến các mẹ bầu bị đau đớn dữ dội và chuột rút.

Để làm dịu những cơn đau này, các mẹ hãy thử dùng các túi chườm nóng. Còn để ngăn những cơn đau này, hãy tập tăng cường sức bền cho các cơ bụng. Đừng ngại hỏi ý kiến bác sĩ để tìm hiểu các bài tập này phù hợp nhất với các mẹ nhé.

Cách để đối phó với chứng đầy hơi

  • Xác định đâu là loại thực phẩm gây khó chịu cho bạn bằng cách ngưng sử dụng từng món một. Sau đó, tạm thời giảm lượng tiêu thụ xuống.
  • Chú ý đến việc hít thở, đặc biệt nếu bạn bị hội chứng thở gấp. Những người dễ bị thở gấp có xu hướng nuốt không khí nhiều hơn khi đang vui mừng hay lo lắng.
  • Ăn chậm và nhai kỹ.
  • Không nói chuyện trong khi đang ăn.
  • Tránh đồ uống có ga.
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái.
  • Ngồi thẳng người trong khi ăn hoặc uống, ngay cả khi bạn chỉ đang ăn bữa phụ hoặc ăn vặt.
  • Tập thể dục, chẳng hạn như đi bộ nhanh cũng có thể giúp thúc đẩy hệ tiêu hóa “ì ạch” của bạn hoạt động tốt hơn.
  • 3. Sưng tấy

    Trong suốt thai kỳ, bạn có thể bị sưng chân và mắt cá chân. Để điều chỉnh, bạn có thể mang các loại tất dài hỗ trợ cho chân và mắt cá chân, đồng thời cũng cần tránh đứng lâu.

    Ngoài ra, bạn cũng cần mang giày vừa chân hoặc mua các miếng lót được thiết kế riêng dành cho thai phụ. Lưu ý tránh dùng thuốc lợi tiểu vì có thể tăng nguy cơ sưng hơn. Hạn chế bước chân di chuyển và khi ngồi hãy nhớ nâng nâng chân lên. Tốt hơn hết bạn nên nằm xuống thay vì ngồi.

    Đối phó với 7 triệu chứng khó chịu thường gặp khi mang thai
    Những tháng đầu thai kỳ gây nhiều phiền toái cho bạn

    4. Táo bón

    Để “chiến đấu” với chứng khó nói, bạn nên tập thể dục thường xuyên, uống nhiều nước và ăn thật nhiều thực phẩm có chất xơ như trái cây và rau củ quả, ngũ cốc nguyên hạt và bánh mì.

    5. Khó chịu khi mang thai: Mệt mỏi

    Mệt mỏi có thể đến từ những đêm mất ngủ do đau nhức, những cơn mơ “sinh động” hoặc do quá nhiều stress. Phương thức hiệu quả nhất để “hạ gục” mệt mỏi là nghỉ ngơi thật nhiều. MarryBaby khuyên các mẹ bầu hãy ngủ nhiều lần trong ngày, ăn khẩu phần đầy đủ chất gồm cả bổ sung thêm 300 calo mỗi ngày.

    Thiếu sắt là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến mệt mỏi, vì thế bạn cần bảo đảm cung cấp đủ chất sắt cho cơ thể. Mặc dù có vẻ hơi phản tác dụng, nhưng mệt mỏi thường có thể thuyên giảm nhờ vào việc tập thể dục. Việc tập sẽ giúp bạn cảm thấy tràn đầy sức lực và tươi mới.

    6. Ợ nóng

    Nhiều “thuốc giải” gắn liền với cơn buồn nôn cũng sẽ đồng thời giúp bạn “loại trừ” chứng ợ nóng khó chịu. Ngoài ra, các mẹ bầu có thể nhai thì là hoặc đu đủ và cũng tránh mặc quần áo chật.

    Bên cạnh đó, mẹ có thể:

    • Kê đầu và vai bằng một cái gối khi ngủ, điều này sẽ tạo điều kiện cho trọng lực giữ axit dạ dày ở đúng vị trí của nó và không trào lên khiến bạn khó chịu.
    • Không ăn quá no hoặc ăn thức ăn giàu chất béo. Lý do là các loại thức ăn này tốn nhiều thời gian để tiêu hóa và sẽ khiến tình trạng ở nóng của bạn tệ hơn.
    • Ăn nhiều bữa hơn nhưng giảm lượng thức ăn mỗi bữa xuống.
    • Không uống trong khi ăn vì việc này sẽ khiến bụng đầy hơn, dạ dày làm việc chậm chạp hơn nên bạn càng dễ bị ợ nóng.
    • Không ăn bất cứ thứ gì trong ít nhất ba giờ trước khi đi ngủ.

    7. Đề phòng và cải thiện rạn da

    • Uống nhiều nước. Điều này rất quan trọng cho sức khỏe của mẹ cũng như của em bé đang lớn lên trong bụng, đồng thời việc uống nhiều nước sẽ giúp da đủ độ ẩm, hạn chế nguy cơ rạn da.
    • Ăn thức ăn giàu kẽm như các loại hạt và cá.
    • Ăn thức ăn giàu protein như trứng hoặc đậu phụ.
    • Bổ sung vitamin dành cho thai phụ. Đây là một trong những cách cơ bản để đảm bảo cơ thể có đầy đủ vi chất cần thiết.
    • Dùng bông tắm massage các khu vực dễ xuất hiện vết rạn như hông, đùi, ngực… để tăng tuần hoàn máu.

    8. Các vấn đề bàng quang

    “Sự cố” bàng quang có lẽ là những vấn đề liên quan đến thai kỳ gây khó chịu cho thai phụ nhiều nhất.

    • Trước hết, các mẹ bầu đừng quên uống thật nhiều nước.
    • Kế đó là tránh dùng đồ ăn vặt, các loại tinh bột tinh chế và các thực phẩm có tính axit cao.
    • Tránh dùng xà bông vệ sinh bộ phận sinh dục.
    • Hãy bảo đảm là bạn đã “làm cạn” bàng quang và rửa bằng nước sau mỗi lần quan hệ tình dục.
    • Sau khi đi vệ sinh thì lau chùi từ đằng trước ra đằng sau. Cố gắng thêm bắp cải, tỏi tây và tỏi vào khẩu phần ăn, uống vitamin C bổ sung.

    Một vài thai phụ có thể gặp nhiều vấn đề hơn, nhưng tựu chung tất cả đều dễ chịu hơn trong 3 tháng giữa tháng kỳ. Tóm lại, MarryBaby muốn nhắc nhở các mẹ bầu cần bảo đảm nghỉ ngơi thật nhiều, uống nước thật nhiều, tập thể dục thường xuyên, ăn khẩu phần ăn cân bằng dưỡng chất và cố gắng giữ tinh thần lạc quan. Thế là đủ.

    Linh Lan

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    x