Có đến khoảng 10-30% thai phụ có loại vi khuẩn này mà không biết nên việc kiểm tra là rất quan trọng. Vi khuẩn tự đến và tự đi – đó là lý do vì sao mẹ không được kiểm tra trong giai đoạn trước của thai kỳ. Nếu có GBS, mẹ sẽ được cho uống kháng sinh IV trong quá trình sinh, có tác dụng giảm đáng kể nguy cơ bé bị nhiễm trùng.
6. Tham gia lớp học nuôi con
Để chuẩn bị tốt cho công việc nuôi con sau sinh, mẹ bầu nên tham gia các lớp học tiền sản. Điều này giúp mẹ có tâm lí và kiến thức chào đón những thiên thần nhỏ.
>>> Bạn có thể quan tâm: Thai nhi đạp nhiều vào ban đêm: Những điều con muốn nói
7. Trầm cảm khi mang thai
Phụ nữ có thể bị trầm cảm trong giai đoạn mang thai khi phải đối diện với các yếu tố như khó chịu khi mang thai, lo lắng, thiếu sự quan tâm từ chồng và người thân,… Nếu bạn nhận thấy các dấu hiệu trầm cảm khi mang thai thì hãy nhanh chóng đi khám sức khoẻ để được bác sĩ tư vấn và điều trị nhé.
8. Đừng ăn quá nhiều
Các bác sĩ thường khuyên, thai phụ nên ăn chế độ ít natri trong thai kỳ. Chế độ ăn với một lượng muối vừa phải có thể giúp cơ thể phụ nữ điều tiết dịch lỏng tốt và giảm đáng kể lượng natri không tốt cho em bé. Nếu bạn ăn quá mặn có thể gây ra nhiều bất lợi cho sức khoẻ và làm tình trạng phù nặng thêm. Biện pháp để cắt giảm muối là bạn nên bỏ qua các món ăn nhẹ có muối và tập thói quen nếm thử trước khi thêm gia vị nhé.
9. Tăng cường sức khoẻ
Hoạt động thể chất sẽ giúp cơ thể của bạn tăng lưu lượng máu, tăng cường endorphin, ngủ ngon và giúp chống lại sự mệt mỏi khi mang thai. Bạn có thể chọn tập thể dục với các môn thể thao phù hợp khi mang thai như đi bộ, tập yoga, bơi lội,…
Bí quyết cho mẹ bầu tuần thai thứ 34
Đây cũng là thời điểm tốt để mẹ lên kế hoạch sinh con. Kế hoạch này cũng là điểm khởi đầu để thảo luận các mong muốn của mình với đội ngũ y tế. Sinh con là việc không thể đoán trước, rất có thể sẽ không theo kế hoạch đã định trước đến từng chi tiết, nhưng việc nghĩ trước về những lựa chọn của mình từ sớm và chia sẻ với bác sĩ sẽ giúp giảm đi nhiều lo lắng.
Chuẩn bị thức ăn để ăn sau khi sinh. Nếu bạn tự nấu ăn, hãy nấu gấp đôi và cất một nửa vào tủ lạnh. Nếu tự chăm con, bố mẹ sẽ mệt đến không thể nấu nướng được gì trong những tuần đầu tiên sau khi đưa bé về nhà và sẽ rất mừng nếu chỉ cần hâm nóng nhanh là đã có những bữa ăn bổ dưỡng. Nếu không nấu ăn, hãy tìm sự giúp đỡ từ người thân, bạn bè, hoặc dịch vụ giao đồ ăn tận nơi sẽ là những lựa chọn rất hữu ích.
Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên tập lắng nghe tình trạng sức khoẻ của bản thân trong giai đoạn này. Bên cạnh đó, bạn hãy tập phân biệt các dấu hiệu bất thường của thai kỳ để kịp đến bệnh viện nhé. Các dấu hiệu bạn cần phân biệt rõ là:
- Theo dõi lượng nước ối thường xuyên, liên tục.
- Phân biệt cơn gò sinh lý, gò chuyển dạ và thai máy để đến bệnh viện kịp thời.
- Phân biệt rỉ ối và chảy dịch âm đạo để xử lý kịp thời; tránh gây sinh non, suy thai, thai chết lưu.
- Dấu hiệu chuyển dạ giả và dấu hiệu chuyển dạ thực sự để đến bệnh viện kịp thời không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.
- Nhận biết xuất huyết âm đạo bất thường trong 3 tháng cuối thai kỳ cần được cấp cứu khẩn cấp để đảm bảo sức khoẻ cho cả mẹ và bé.
- Theo dõi cân nặng của thai nhi 3 tháng cuối để đánh giá sự phát triển của bé và tiên lượng các nguy cơ có thể xảy ra khi sinh.
- Nhóm theo dõi đặc biệt như nhau tiền đạo, thai nhi chậm phát triển cần được bác sĩ theo dõi sát sao và có chỉ định phù hợp.