>> Bạn có thể xem thêm: Thai 38 tuần ra dịch nhầy màu vàng có nguy hiểm không?
4. Mẹ mang thai 38 tuần có thể bị tiêu chảy
Hãy coi việc đi tiêu chảy là cách tự nhiên để tạo đủ chỗ cho em bé đi ra ngoài. Vì vậy, nếu mẹ đang bị tiêu chảy trong tuần này, mẹ có thể sắp chuyển dạ. Mẹ hãy uống nhiều nước và ăn món nhẹ như bánh mì và trái cây. Tránh ăn các loại thức ăn nhiều dầu mỡ hoặc thực phẩm chứa nhiều chất xơ không hòa tan.
5. Ngứa bụng khi thai 38 tuần
Một cách để xoa dịu cơn ngứa bụng đó là bôi dầu vitamin E. Trên thực tế, mẹ có thể bổ sung thêm vitamin E để hỗ trợ thêm nếu núm vú có bị đau. Tuy nhiên, hãy nhớ kiểm tra với bác sĩ trước khi bổ sung vitamin E.
6. Phù (sưng ở bàn chân và mắt cá chân)
Nếu mắt cá chân và bàn chân bị sưng tấy khiến mẹ cảm thấy nặng nề, mẹ hãy sử dụng sự hỗ trợ từ vớ y tế. Mẹ cũng đảm bảo áo không quá chật.
7. Mất ngủ
Mẹ không nên bật máy tính để tìm kiếm thông tin về chuyển dạ và sinh nở. Điều đó sẽ chỉ khiến mẹ thức lâu hơn. Thay vào đó, hãy lấy một cuốn sách hoặc tạp chí; và đọc một chút. Điều đó sẽ dìu mẹ đi vào giấc ngủ nhanh hơn.
8. Các cơn co thắt Braxton Hicks
Những cơn co thắt do luyện tập này có thể ngày càng dữ dội hơn. Đây là thời điểm tốt để luyện tập các kỹ thuật thở.
Braxton Hicks, các cơn co chuyển dạ giả, có thể đến thường xuyên hơn; và ngày càng dữ dội. Đôi khi, các cơn co Braxton Hicks có cường độ và nhịp độ khó phân biệt với các dấu hiệu của chuyển dạ sớm.
Thai 38 tuần gò nhiều có phải sắp sinh? Theo các bác sĩ, mẹ mang thai 38 tuần gò nhiều như vậy cần kiểm tra xem cơn gò kéo dài trong bao nhiêu giây và bao lâu sau thì cơn gò này cứng lại.
Việc kiểm tra này nhằm phân biệt giữa những biểu hiện của dọa sinh non với dấu hiệu sinh non thực sự. Mẹ có thể phân biệt cụ thể như sau:
Nếu cơn gò là trường hợp dọa sinh non:
- Mẹ sẽ thấy đau bụng có tính chất từng cơn; tức nặng bụng dưới, đau lưng; ra dịch âm đạo màu hồng hoặc dịch nhầy.
- Cơn co tử cung với tần suất 2 cơn/10 phút, thời gian co cứng dưới 30 giây; cổ tử cung đóng hoặc mở dưới 2cm.
Nếu cơn gò là dấu hiệu sinh non:
- Mẹ sẽ thấy đau bụng từng cơn, tính chất đều đặn và tăng dần; ra dịch âm đạo, dịch nhầy, máu và nước ối.
- Cơn co tử cung có tính chất dày hơn từ 2 – 3 lần/10 phút, và tăng dần theo thời gian; cổ tử cung mở trên 2cm; thành lập đầu ối và vỡ ối.
Hãy nắm chắc các triệu chứng và đừng cố tự chẩn đoán. Nếu em bé chưa đủ 38 tuần và mẹ thấy có 1-2 cơn/10 phút; hoặc bất kỳ dấu hiệu chuyển dạ sớm nào, hãy lập tức gọi điện cho bác sĩ hoặc tới khám tại các cơ sở y tế.
>> Bạn có thể xem thêm: Thai nhi 38 tuần gò cứng bụng
9. Ngực lớn hơn
Ngực của mẹ có thể lớn hơn trước đây và sữa non có thể bị chảy ra. Tuy nhiên, nếu không thấy rỉ sữa, mẹ đừng lo lắng. Đây không phải là dấu hiệu khó cho con bú.
10. Bản năng làm tổ
Mức năng lượng của mẹ sẽ thay đổi kha khá trong tuần này. Mẹ có thể thấy ngày càng kiệt sức hoặc có thể quá nhiều năng lượng; đây được gọi là bản năng làm tổ, khi mẹ cố gắng sắp xếp và dọn dẹp nhà cửa trước khi có em bé. Hãy tiếp tục làm điều này, nhưng đừng làm đến mức khiến mẹ mệt mỏi. Hãy tiết kiệm năng lượng đó cho việc sinh con thay vì phung phí vào một tủ quần áo sạch sẽ.
>> Bạn có thể xem thêm: Tình trạng đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối
Lời khuyên của bác sĩ để thai 38 tuần phát triển tốt
1. Chế độ ăn uống: Thai 38 tuần ăn gì?
Khi mang thai 38 tuần, mẹ bầu vẫn nên duy trì chế độ dinh dưỡng đa dạng các chất. Tuy nhiên, để hạn chế tình trạng đầy bụng khó tiêu, mẹ bầu nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày. Thay vì phải ăn vài bữa chính với số lượng thức ăn nhiều. Như thế sẽ giúp cho quá trình tiêu hóa được thuận lợi hơn.
Một chế độ ăn đầy đủ chất đạm, chất đường bột, chất béo sẽ cung cấp năng lượng cần thiết hàng ngày cho mẹ bầu. Bên cạnh đó, thai phụ cũng nên bổ sung thêm chất xơ để phòng tránh táo bón. Chẳng hạn như rau cải xanh, cải ngọt, mồng tơi, mướp, khổ qua, bí đao,…
Bổ sung thêm trái cây hoặc nước ép trái cây để cung cấp vitamin cần thiết cho cơ thể mình và cho cả em bé. Một số trái cây điển hình như: Đào, lê, nho, mận, táo, quýt, kiwi,…
2. Thai 38 tuần: Mẹ nên vận động như thế nào?
Ngồi xổm thực sự đẩy nhanh quá trình chuyển dạ vì nó làm tăng độ mở của khung xương chậu, tạo thêm chỗ cho thai nhi hạ xuống.