Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Sự phát triển của thai nhi qua các tuần là công trình vĩ đại của tự nhiên, diễn ra trong tử cung người mẹ. Trong đó, giai đoạn từ tuần 22 rất quan trọng. Bé yêu đã gần hoàn thiện nhưng chưa quá lớn để chiếm hết buồng ối. Nhờ đó, bác sĩ dễ dàng chẩn đoán tình trạng thai và nhất là khảo sát các dị tật.
Từ tuần 22, mẹ đã mang bầu vào tháng thứ 6. Lúc này, bé phát triển trong bụng mẹ ổn định hơn các tam cá nguyệt trước. Đây cũng là giai đoạn nước rút, bé phát triển rất nhanh và hình thành cơ thể hoàn thiện hơn, chuẩn bị chào đón cuộc sống mới ngoài tử cung của mẹ.
Thai nhi tuần 22 trong bụng mẹ lúc này nặng khoảng 560gr. Độ dài từ đỉnh đầu đến gót chân khoảng 21 cm. Lúc này, con đã có hình dáng của đứa trẻ thực thụ, các cơ quan hình thành gần đầy đủ. Cơ thể bé bao bọc bởi lớp măng để điều hòa cơ thể, bảo vệ bề mặt da. Về cuối thai kỳ, lớp lông này dần rụng đi.
Xương tai của thai nhi 22 tuần đã cứng hơn. Bé có thể nghe thấy âm thanh từ cơ thể mẹ. Nếu phải sinh ra đời sớm, tỷ lệ sống sót của thai 22 tuần lúc này là 22%.
Sự phát triển của thai nhi qua các tuần 24-25, lúc này thai nhi cảm nhận được phản xạ âm thanh bên trong và ngoài tử cung của mẹ. Con yêu bắt đầu có phản xạ cử động. Bé cũng ý thức được việc thức-ngủ.
Phổi của con tiếp tục hoàn thiện. Da chuyển sang màu đỏ. Trọng lượng của con yêu lúc này khoảng 907gr, dài 22cm. Lớp mỡ bắt đầu hình thành và bao bọc thân con.
Con có 35% cơ hội sống sót nếu xả ra tình huống sinh non.
>>> Bạn có thể tham khảo: Chiều dài xương đùi của thai nhi
Mắt trẻ hoàn thiện một bước mới, từ tử mở to được và cảm nhận được ánh sáng bên ngoài. Miệng, môi cũng bắt đầu có cảm giác, hoạt động mấp máy được.
Lúc này, thai nhi nặng khoảng 1130gr, dài 22cm. Khả năng sống sót nếu em bé phải ra đời sớm là 50%.
Sự phát triển của thai nhi qua các tuần 27-28, lúc này thai nhi có trọng lượng khoảng 1360gr, dài 26cm. Phổi của con phát triển hơn nhiều, hoạt động mắt cũng linh hoạt hơn.
Bé cũng có chu kỳ thức và ngủ của riêng mình. Có thể, chu kỳ của mẹ và bé không giống nhau, xảy ra trường hợp bé hoạt động mạnh khi mẹ ngủ và ngược lại. Mẹ sẽ cảm nhận bé quẫy đạp nhịp nhàng trong tử cung. Con cũng có thể mút ngón tay hoặc bị nấc cục, mẹ cảm nhận những cử động theo nhịp của bé.
Con có 88% cơ hội sống sót nếu sinh vào thời gian này.
Da con hoàn thiện và mịn màng hơn. Bé lúc này đã có hình dáng gần giống khi con chào đời. Phản xạ đóng mở mắt của con cũng tốt hơn. Trong bụng mẹ, con đã biết mở mắt vươn vai khi thức dậy, hoặc nhắm mắt khi ngủ.
>>> Bạn có thể tham khảo: 8 tư thế ngồi của bà bầu khiến thai nhi “ngộp” thở
Sự phát triển của thai nhi qua các tuần 33-34, bé yêu trong bụng mẹ đã đạt khoảng 31cm chiều dài, nặng 2500gr. Các bộ phận trên cơ thể dần hoàn thiện, chuẩn bị cho ngày chào đời. Tóc bé đã mọc sát phần da đầu và phát triển hơn.
Bé yêu của bạn bước vào giai đoạn “chạy nước rút”, chuẩn bị sẵn sàng để chào đời bất cứ lúc nào. Phổi của con hoàn thiện rõ rệt. Tóc có thể mọc dài hơn, mượt mà hơn. Lúc này, tử cung của mẹ khá chật với bé. Mẹ sẽ ít thấy bé quẫy đạp nhiều như trước, nhưng lực quẫy mạnh hơn. Đôi lúc, bé vặn mình làm bụng mẹ lệch sang một bên.
Khả năng sống sốt của con lúc này là 99-100%. Ba mẹ đã có thể chờ đợi sự ra đời của bé được rồi.
Sự phát triển của thai nhi qua các tuần từ 22 đến 40 sẽ nhanh hơn các giai đoạn khác. Thông qua siêu âm, bạn sẽ “thấy” được con và hoạt động của con trong bụng. Vào lúc này, lắng nghe cử động của con, tư vấn bác sĩ thường xuyên để chờ đón em bé chào đời là viêc mẹ và ba nên làm.
Nhật Lãm
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.