Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Vào những tuần cuối của thai kỳ, mẹ bầu thường gặp nhiều vấn đề rắc rối. Một trong những điều mẹ cảm thấy bất an, lo lắng đó là thai nhi 35 tuần gò nhiều. Mẹ nên đối mặt với tình huống này như thế nào? Liệu có nguy hiểm? Cần tới bác sĩ hay không? MarryBaby trả lời những thắc mắc đó trong bài viết sau nhé mẹ.
Mỗi lúc gặp tình trạng thai gò, mẹ không biết nguyên nhân do đâu? Thai 35 tuần gò nhiều có thể xuất phát từ 2 phía: người mẹ và thai nhi. Một số nguyên nhân chủ yếu gồm:
1. Tử cung bị chèn ép quá mức
Thai nhi 35 tuần ngày càng lớn trong bụng mẹ (15% so với tam cá nguyệt thứ 2 và tăng cân khoảng 250g mỗi tuần), lúc này cân nặng của bé đã khoảng 2,4kg, chiều dài trung bình 45.7cm. Thai nhi lớn nên tử cung phải phình to ra và gây áp lực lên các vùng xương chậu, bàng quang, trực tràng, dẫn tới hiện tượng mẹ thỉnh thoảng gặp phải cơn gò cứng bụng.
2. Thai nhi cử động
Bước vào tuần thai thứ 35, em bé không những có sự phát triển về cân nặng, chiều dài mà các cơ quan của cơ thể bé cũng được hoàn thiện dần. Thính giác của bé trở nên nhạy hơn, do đó mọi tiếng động dù là nhỏ nhất cũng sẽ khiến bé phản ứng lại. Chính vì thế, bé sẽ liên tục xoay người, trườn, đạp… trong buồng tử cung của mẹ. Những cử động này của bé đôi khi sẽ làm mẹ khó chịu vì bé lớn mà tử cung thì chật chội và đó là một trong những nguyên nhân mẹ thấy thai 35 tuần gò nhiều.
3. Tâm lý căng thẳng của mẹ bầu
Theo các chuyên gia, trạng thái tâm lý của mẹ bầu có thể ảnh hưởng tới thai nhi trong bụng. Giai đoạn tuần thai thứ 35 – những tháng cuối của thai kỳ, mẹ bầu thường có tâm lý căng thẳng, lo lắng về quá trình vượt cạn, về việc nuôi con nhỏ… Điều đó dẫn tới hiện tượng thai gò nhiều hơn.
Tâm lý mẹ bầu là một trong những nguyên nhân trực tiếp khiến thai 35 tuần gò nhiều. Do đó, người mẹ cần phải giữ tâm lý thật ổn định, giữ tinh thần lạc quan, tránh xúc động hoặc lo lắng quá mức.
4. Táo bón thai kỳ
Táo bón thai kỳ là tình trạng thường gặp ở những phụ nữ mang thai. Nguyên nhân của tình trạng này là do mẹ bầu ăn nhiều đạm, uống ít nước hoặc chế độ dinh dưỡng thiếu chất xơ. Sự mất cân bằng dinh dưỡng này dẫn tới mẹ bị táo bón, bụng mẹ căng cứng khó chịu. Thai 35 tuần gò nhiều cũng có thể là do khi đi vệ sinh mẹ phải rặn, nên tử cung bị kích thích.
Để khắc phục điều này, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên thai phụ cần đảm bảo chế độ ăn cân bằng, uống nhiều nước để tránh táo bón thai kỳ.
5. Mẹ bầu tăng cân quá nhanh
Tuần thứ 35 tức là mẹ đang ở những giai đoạn của tháng thứ 8, lúc này trung bình mỗi tuần mẹ tăng khoảng 500g. Việc mẹ tăng cân nhanh khiến cho vấn đề rạn dạ trở nên trầm trọng, nhất là ở bụng. Da bụng chưa kịp giãn nở kịp sẽ trở nên căng cứng. Đây cũng là nguyên nhân mẹ thường cảm thấy có những cơn gò cứng bụng ở tuần thai 35.
Điều chị em băn khoăn nhất là thai nhi 35 tuần gò nhiều có sao không? Theo các bác sĩ, thai 35 tuần gò nhiều phần lớn là hiện tượng bình thường, bên cạnh đó, cũng không hiếm các trường hợp là dấu hiệu nguy hiểm. Vậy, cụ thể như thế nào?
Thông thường, những cơn gò tử cung xuất hiện ngày càng nhiều từ tuần thai thứ 25 trở đi. Đặc điểm của những cơn gò này là ban đầu xuất hiện từ góc phải của tử cung, sau đó lan dần khắp tử cung với tần suất không đều (các cơn gò diễn ra trong 30-60 giây), một ngày chỉ xảy ra vài lần. Lúc này, mẹ sẽ cảm thấy bụng căng cứng và rất khó chịu.
Đến tuần thai thứ 35, tuổi thai đã lớn hơn nên các cơn gò cũng lặp lại với tần suất dày đặc và mức độ cao hơn.
Theo các chuyên gia y tế, thai 35 tuần gò nhiều chủ yếu là những cơn gò sinh lý (Braxton-Hicks), hay còn được gọi là cơn gò chuyển dạ giả. Dấu hiệu của những cơn gò chuyển dạ giả là không gây đau đớn cho mẹ bầu dù vẫn có sự căng tức vùng bụng dưới. Đó là những cơn gò rất nhanh (chỉ khoảng 30 giây). Những cơn gò này thường sẽ tự biến mất khi mẹ nghỉ ngơi.
Các cơn gò sinh lý chỉ mang lại cho mẹ cảm giác khó chịu, không gây đau đớn là những cơn gò an toàn. Trong khi đó, các cơn gò tử cung mà thai nhi trồi lên, tụt xuống liên tục kèm dấu hiệu bất thường như bụng mẹ bị lệch hẳn sang một bên (do thai nhi trườn, xoay người, đạp), cơn gò diễn ra đều đặn trong khoảng thời gian dài với tần suất tăng dần trong 1 giờ đồng hồ, là cơn gò cảnh báo nguy hiểm.
Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng có thể có các biểu hiện khác như bị đau bụng kèm đau lưng dưới, chảy máu âm đạo, chuột rút… Đây là cảnh báo cơn chuyển dạ thực sự, dấu hiệu mẹ có khả năng sinh non.
Đặc biệt, với những mẹ bầu đã có tiền sử sảy thai, dọa sảy thai, thai bị bóc tách hoặc sinh non trước đó thì thai 35 tuần gò nhiều có nguy cơ cao bị sinh non.
Thế nên, nếu thai 35 tuần gò nhiều kèm một hoặc các dấu hiệu bất thường nêu trên, mẹ không được chủ quan mà phải tới ngay cơ sở y tế chuyên khoa, bệnh viện để được các bác sĩ có chuyên môn thăm khám, theo dõi.
Để giảm cảm giác khó chịu do cơn gò tử cung gây nên, mẹ bầu có thể thực hiện một số việc sau:
Như vậy, để biết thai 35 tuần gò nhiều có nguy hiểm hay không, mẹ cần phải theo dõi sát sao những biểu hiện của cơ thể. Hầu hết các cơn gò ở tuần thai thứ 35 là bình thường, vậy nên mẹ đừng lo lắng nhé.
Thái Hà
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.