Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thu Hoàng
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 08/06/2021

Sự phát triển của thai nhi: thai 42 tuần chưa sinh có đáng lo?

Sự phát triển của thai nhi: thai 42 tuần chưa sinh có đáng lo?
Sự phát triển của thai nhi 42 tuần có gì đặc biệt? Bé nặng bao nhiêu? Thai 42 tuần chưa có dấu hiệu chuyển dạ có đáng lo không? MarryBaby sẽ giải đáp cho mẹ!
thai 42 tuần chưa sinh
Thai 42 tuần chưa sinh có nguy cơ gì? Ảnh: BabyCenter

Sự phát triển của thai nhi tuần 42

1. Thai 42 tuần trông như thế nào?

Thai 42 tuần đã dài trung bình từ 48 – 56cm, nặng khoảng 3,2 – 4,1kg, như một quả dưa hấu lớn. Bé vẫn đang phát triển song sẽ không tăng cân nhiều tuần này nên bạn đừng lo.

2. Bé sẽ được theo dõi

Mặc dù thai nhi quá ngày dự sinh là điều hoàn toàn bình thường, nhưng bạn và con bạn sẽ được chú ý nhiều hơn trong tuần này. Để chắc chắn rằng tất cả đều ổn, bác sĩ có thể sẽ theo dõi thai nhi bằng các xét nghiệm thai kỳ hoặc siêu âm. Bạn có thể cảm thấy phát điên vì lo lắng, song hãy nhớ 98% trẻ sẽ sinh vào cuối tuần 42.

Khi được sinh ra, da của bé sẽ bị khô, nứt nẻ, bong tróc hoặc nhăn nheo. Tất cả chỉ là tạm thời. Đó là bởi vì lớp vernix bảo vệ bé đã bị rụng nhiều tuần trước chuẩn bị cho quá trình sinh nở.

Trẻ sinh trễ cũng sẽ có móng tay dài hơn, có thể tóc dài hơn và ít hoặc không có lông tơ (lanugo).

3. Thai 42 tuần là bao nhiêu tháng?

Nếu bạn mang thai được 42 tuần thì bạn đang ở tháng thứ 9 của thai kỳ. Bây giờ, bạn chỉ chờ cơn chuyển dạ hoặc bác sĩ cho kích thích chuyển dạ để sinh.

4. Sinh trễ so với ngày dự sinh

Ngày dự sinh đã qua và bạn vẫn đang mang thai. Đừng lo vì con bạn vẫn hạnh phúc trong “ngôi nhà“ tử cung.

Chẳng phải một mình bạn gặp tình trạng thai 42 tuần chưa có dấu hiệu chuyển dạ đâu. Hầu hết các thai nhi đều có thời gian biểu riêng cho việc chào đời. Dưới 5% trẻ thực sự sinh ra vào ngày dự sinh. Hầu hết thai nhi tiếp tục phát triển tốt qua tuần 40, mặc dù bạn có thể đã mất cảm giác “hồi hộp” đó từ lâu – nhưng để chắc chắn, bác sĩ sẽ theo dõi con bạn thông qua các bài kiểm tra non-stress test.

5. Đếm các cú đá

Tiếp tục đếm cú đá và cho bác sĩ biết nếu bạn nhận thấy bất kỳ thay đổi nào về tần suất đá. Cũng cho bác sĩ biết ngay nếu bạn có bất kỳ triệu chứng đáng lo ngại nào khi mang thai 42 tuần, chẳng hạn như tiết dịch lạ, ra máu hoặc đau bụng.

6. Thai 42 tuần chưa có dấu hiệu chuyển dạ có bình thường không?

Có lẽ bạn không tin song việc mang thai 42 tuần được coi là trong giới hạn bình thường. Tuy nhiên, điều này cũng khá hiếm, chỉ dưới 1% trẻ ở Hoa Kỳ được sinh ra ở tuần thứ 42 hoặc muộn hơn.

Sự thay đổi của cơ thể mẹ khi thai 42 tuần

Cơ thể bạn thay đổi thế nào khi thai 42 tuần?

1. Sẵn sàng để sinh

Nếu chưa có dấu hiệu chuyển dạ, tuần này bác sĩ sẽ kích sinh cho bạn. Vì thế, bạn đừng quá lo lắng.

2. Đi tiêu phân lỏng

Một dấu hiệu báo trước có thể là đi tiêu phân lỏng. Một số bà bầu bị tiêu chảy nhẹ ngay trước khi bắt đầu chuyển dạ. Hãy coi nó như một loại thuốc xổ tự nhiên – một cách để làm rỗng ruột của bạn để nhường chỗ cho em bé đi qua ống sinh. Hầu hết phụ nữ khi sinh con đều có cảm giác như đang muốn đi tiêu và rặn hết sức. Vì thế, việc làm sạch ruột trước sinh rất quan trọng.

3. Chất nhầy hoặc máu

Dịch nhầy đặc – đôi khi có lẫn máu – là dấu hiệu cổ tử cung đã sẵn sàng cho việc sinh nở. Đó thường là dấu hiệu cho thấy quá trình chuyển dạ sẽ sớm bắt đầu.

4. Vỡ ối

Nếu bạn đang bị rò rỉ nước ối hoặc nếu nước bị vỡ thành một luồng lớn, hãy đến bệnh viện nhay. Quá trình chuyển dạ có thể sẽ bắt đầu trong vòng vài giờ tới.

5. Các cơn co thắt thường xuyên

Dấu hiệu bạn sắp chuyển dạ là dấu hiệu mà bạn có thể mong đợi nhất. Những cơn co thắt này dữ dội hơn bất kỳ cơn co thắt Braxton Hicks nào mà bạn có thể gặp phải và quan trọng nhất là chúng không biến mất. Các cơn co thắt chuyển dạ thực sự xảy ra lặp đi lặp lại, trong khoảng thời gian ngắn hơn, cường độ cao hơn và kéo dài cho đến khi em bé được sinh ra.

Triệu chứng mang thai 42 tuần

Triệu chứng mang thai 42 tuần

Điều gì xảy ra ở tuần thứ 42 của thai kỳ? Chà, các triệu chứng mang thai tuần thứ 42 của bạn có thể giống với những triệu chứng mà bạn đã cảm thấy trong vài tuần trước. Đó là chuột rút ở chân, khó ngủ, đau lưng, áp lực vùng chậu, bị trĩ, đi tiểu thường xuyên và các cơn co thắt có thể dữ dội hơn.

Bạn có thể bị căng thẳng khi mang thai tuần thứ 42. Mang thai sau 40 tuần khiến nhiều mẹ bầu căng thẳng. Song bạn hãy cố gắng kiên nhẫn để chờ con bạn quyết định thời điểm chào đời.

Lời khuyên của bác sĩ

siêu âm thai 42 tuần

Khi thai 42 tuần chưa sinh, nguy cơ xảy ra các biến chứng cao hơn như các vấn đề về nhau thai, nước ối ít và dây rốn bị chèn ép. Nếu con bạn quá lớn, bạn có thể phải sinh mổ.

Do những nguy cơ gia tăng đó, bác sĩ có thể đề nghị khởi phát chuyển dạ ở tuần thứ 42 nếu các xét nghiệm cho thấy em bé nằm trong tử cung lâu hơn là không an toàn. Các cách bác sĩ có thể gây chuyển dạ gồm:

1. Tách màng ối khi thai 42 tuần chưa sinh

Khi thai 42 tuần chưa sinh, kỹ thuật này có thể giúp bạn vượt qua ngưỡng chuyển dạ. Bác sĩ dùng ngón tay vuốt quanh túi ối. Các hormone được giải phóng thường gây ra các cơn co thắt trong vòng 48 giờ.

2. Làm vỡ túi ối

Bác sĩ làm vỡ túi ối bằng một dụng cụ trông giống như một cái móc crochet bằng nhựa. Điều này có thể gây ra các cơn co thắt chỉ trong vài giờ.

3. Làm chín muồi cổ tử cung

Một loại thuốc gọi là prostaglandin được đặt vào âm đạo qua đêm hoặc uống để làm giãn nở cổ tử cung với thai 42 tuần chưa sinh.

4. Kích thích các cơn co thắt

Bác sĩ cho bạn dùng thuốc có hormone oxytocin. Thuốc này có thể bắt đầu các cơn co thắt.

5. Siêu âm thai 42 tuần

Do những rủi ro khi mang thai tuần thứ 42, bác sĩ sẽ muốn theo dõi thai nhi chặt chẽ hơn. Khi mang thai 42 tuần, bạn sẽ được siêu âm, xét nghiệm non-stress test và xét nghiệm sinh lý để đảm bảo thai nhi vẫn di chuyển tốt, có nhiều nước ối, thở tốt và nhịp tim khỏe mạnh. Vì thai nhi 42 tuần có thể đã rụng lớp vernix caseosa nên lúc này da có thể hơi khô.

6. Mang thai lâu nhất là bao nhiêu tuần?

Thật khó để biết chắc chắn! Năm 1945, một phụ nữ Los Angeles sinh con sau khi mang thai được 375 ngày (để so sánh, thời kỳ mang thai điển hình kéo dài 280 ngày). Vào năm 2016, một phụ nữ ở Trung Quốc tuyên bố cô đang mang thai 17 tháng nhưng không có hồ sơ y tế hỗ trợ và các bác sĩ bày tỏ sự hoài nghi khá lớn. Trong mọi trường hợp, MarryBaby chắc chắn rằng thai kỳ của bạn sẽ không phá vỡ bất kỳ kỷ lục nào!

Bí quyết cho mẹ bầu khi thai 42 tuần chưa sinh

Gợi ý cho mẹ bầu khi thai 42 tuần

1. Hỏi về cách gây chuyển dạ

Nếu bạn không thể tự chuyển dạ, bác sĩ có thể dùng một loại hormone để kích thích tử cung chuyển dạ.

2. Theo dõi bất kỳ cơn co thắt nào

Nếu các cơn co thắt của bạn diễn ra mạnh mẽ, kéo dài ít nhất 45 giây và đến thường xuyên hơn 5 phút một lần, hãy đến bệnh viện ngay. Con bạn sẽ chào đời trong vòng vài giờ nữa.

3. Xoa bóp đáy chậu khi thai 42 tuần chưa sinh

Giảm thiểu cơn “đau nhói” khi sinh bằng massage vùng đáy chậu: Bạn đưa ngón tay cái đã rửa sạch và được bôi trơn vào âm đạo. Nhấn xuống và trượt khắp đáy chậu, lặp lại việc massage trong năm phút. Thực hiện hàng ngày.

4. Thư giãn nhiều nhất có thể

Nếu bạn lo lắng về việc thai 42 tuần chưa sinh và bị các triệu chứng khi mang thai 42 tuần, bạn rất dễ căng thẳng. Hãy thử xoa dịu tâm trí bằng yoga trước khi sinh, thiền hoặc massage da đầu nhẹ nhàng. Bạn cũng có thể thư giãn bằng cách hít thở sâu và chậm.

Hoàng An

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo
x