Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thu Hoàng
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 07/07/2021

Sự phát triển của thai nhi: thai nhi 41 tuần

Sự phát triển của thai nhi: thai nhi 41 tuần
Sự phát triển của thai nhi 41 tuần có gì đặc biệt? Thai 41 tuần chưa có dấu hiệu chuyển dạ có cần lo lắng? MarryBaby sẽ chỉ cho mẹ bí quyết vượt qua tình trạng này!
thai 41 tuần
Thai 41 tuần chưa có dấu hiệu chuyển dạ phải làm sao? Ảnh: BabyCenter

Sự phát triển của thai nhi 41 tuần

1. Thai 41 tuần trông như thế nào?

Bé bây giờ nặng trung bình khoảng 3,2 – 4,1kg, dài 48 – 56cm. Thời kỳ tăng trưởng nhanh chóng đã qua. Con bạn phải đủ mũm mĩm và trưởng thành để tồn tại trong thế giới rộng lớn mà không cần bất kỳ sự trợ giúp nào.

Thai nhi quá tuổi có xu hướng da đỏ, khô và bong tróc. Điều này thường là do con đã mất đi lớp nhờn, là lớp ngăn da bé không bị khô trong nước ối. Đừng cố dưỡng ẩm cho làn da thô ráp của trẻ, vì nó có thể khiến tình trạng này trở nên tệ hơn. Lớp da đỏ sẽ bong ra sau một vài ngày mà không cần bất kỳ sự trợ giúp nào, để lộ làn da hoàn hảo bên dưới.

2. Bé đã quá ngày dự sinh?

Có vẻ như con bạn đã sinh muộn so với ngày dự sinh, một thực tế khá phổ biến. Dưới 5% trẻ sinh ra đúng với ngày dự sinh và 10% sinh muộn hơn so với ngày sự sinh.

Song bạn đừng lo lắng, vì hầu hết các trường hợp sinh muộn hơn so với ngày dự sinh đều không phải là… sinh muộn, chỉ là do tính sai ngày dự sinh. Rất có thể bạn sẽ chuyển dạ trong tuần này, và nếu không, bạn sẽ được chuyển dạ vào tuần thứ 42 hoặc sớm hơn nếu bạn hoặc thai nhi có bất kỳ vấn đề gì.

>>> Để biết quá ngày chuyển dạ có đáng lo không, bạn có thể đọc tại đây!

3. Thai 41 tuần là bao nhiêu tháng?

Nếu bạn mang thai được 41 tuần thì bạn đang ở tháng thứ 9 của thai kỳ. Giờ bạn đang chờ cơn chuyển dạ từng ngày để chào đón bé yêu của mình.

4. Theo dõi cử động của con

Tiếp tục chú ý đến chuyển động của thai nhi (ví dụ như bé có đá vào thành bụng thường xuyên không) và báo cho bác sĩ hoặc nữ hộ sinh ngay lập tức nếu chúng có vẻ giảm. Con bạn nên duy trì hoạt động cho đến khi sinh và nếu bé cử động ít đi có thể là dấu hiệu không tốt.

5. Tại sao các hormone căng thẳng của thai nhi lại tốt?

Hệ thống nội tiết của thai nhi chịu trách nhiệm sản xuất hormone chuẩn bị cho ngày chào đời. Các nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng thai nhi thực sự gửi một số tín hiệu hóa học (hay còn gọi là hormone) đến nhau thai để giúp kích hoạt quá trình chuyển dạ bắt đầu, kiểu như: “Con muốn ra khỏi đây!”.

Các hormone khác cũng đang chờ đợi. Trong quá trình sinh nở, con bạn sẽ sản sinh ra nhiều hormone căng thẳng hơn bất kỳ thời điểm nào khác trong cuộc đời. Những hormone đó sẽ giúp con bạn thích nghi nhanh chóng với cuộc sống bên ngoài bụng mẹ và giúp tất cả những bản năng sinh tồn đó phát huy khi con bị tách rời khỏi nhau thai đã hỗ trợ trong chín tháng qua.

6. Hơi thở đầu tiên của bé

Một cột mốc quan trọng khác con bạn sắp đối mặt là phải hít thở không khí. Hơi thở đầu tiên khi mới sinh đòi hỏi con phải nỗ lực hơn bất kỳ nhịp thở nào. Đó là bởi vì các túi khí nhỏ trong phổi cần được thổi phồng lần đầu tiên để chúng nở ra nhằm thực hiện công việc thở trong suốt cuộc đời.

Sự thay đổi của cơ thể của mẹ

Cơ thể của mẹ thay đổi ra sao khi thai 41 tuần?
Ảnh: BabyCenter

1. Các triệu chứng khi thai nhi 41 tuần

Các triệu chứng khi thai nhi 41 tuần

  • Các cơn co thắt không đau xung quanh tử cung, được gọi là cơn co thắt Braxton Hicks
  • Mệt mỏi và khó ngủ
  • Vết rạn da
  • Sưng và chảy máu nướu răng
  • Đau một bên bụng do tử cung mở rộng (đau dây chằng tròn)
  • Đau đầu
  • Đau lưng
  • Khó tiêu và ợ chua
  • Đầy hơi và táo bón
  • Chuột rút chân
  • Cảm thấy nóng
  • Chóng mặt
  • Sưng bàn tay và bàn chân sưng
  • Nhiễm trùng đường tiểu
  • Nhiễm nấm âm đạo
  • Nám da, còn gọi là mặt nạ thai kỳ
  • Da nhờn hơn, lốm đốm
  • Tóc dày và bóng hơn
  • Các triệu chứng từ những tuần trước, do hormone thai kỳ gây ra, chẳng hạn như thay đổi tâm trạng, ốm nghén, cảm giác thèm ăn kỳ lạ khi mang thai, khứu giác khó chịu, ngực đau hoặc chảy nước, dịch mang thai màu trắng sữa từ âm đạo…

2. Sẵn sàng cho việc sinh nở

Cơ thể của bạn đã sẵn sàng cho việc sinh nở. Khi bạn mang thai được 41 tuần, bác sĩ có thể thảo luận với bạn về việc khởi phát chuyển dạ (chẳng hạn dùng bóng giục sinh), nhưng điều đó không có nghĩa là bạn không tự mình chuyển dạ được. Lý do là một số bé cần nhiều thời gian hơn mới chịu chào đời.

3. Các cơn co thắt chuyển dạ

Liệu bạn có thể nhận biết các dấu hiệu chuyển dạ không? Hoàn toàn có thể. Bạn sẽ vỡ ối và nhận thấy niêm mạc màu hồng hoặc đỏ, hay còn gọi là máu, ngay trước khi bắt đầu chuyển dạ.

Sau đó, bạn sẽ cảm thấy các cơn co thắt chuyển dạ xảy ra nhanh chóng và đột ngột (đối với một số phụ nữ) hoặc từ từ và đều đặn (đối với những người khác). Thông thường, cơn chuyển dạ lúc đầu cách xa nhau, sau đó ngày càng gần. Quá trình chuyển dạ sẽ làm mềm tử cung để xương chậu giãn ra, giúp thai nhi dễ chui ra ngoài.

Những cơn co thắt đầu tiên có thể giống như đau bụng kinh hoặc đau thắt lưng. Bụng bạn cực kỳ đau, đau không thể thở nổi, sau đó lại hết và tiếp tục cơn đau. Có những lúc cơn đau sẽ bắt đầu ở lưng và lan ra phía trước. Khi đó, hãy đến bệnh viện ngay lập tức.

Lời khuyên của bác sĩ

1. Thai 41 tuần chưa sinh phải làm sao?

Bạn lo lắng vì thai 41 tuần chưa sinh phải làm sao? Đừng lo gì cả. Bạn đã qua 40 tuần, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn đã quá ngày sinh. Trên thực tế, ước tính khoảng 70% trường hợp mang thai đủ tháng không phải sinh trễ mà là do tính toán sai ngày thụ thai, dẫn tới sai ngày dự sinh. Do đó, thai 41 tuần chưa có dấu hiệu chuyển dạ là hoàn toàn bình thường.

Song khoảng 10 hoặc 12 ngày sau ngày dự sinh, nhau thai của bạn bắt đầu hoạt động kém hơn và nguy cơ thai chết lưu tăng lên. Tuy nhiên, trước lúc đó, bác sĩ đã có thể tính toán kích sinh cho bạn. Thế nên đừng lo lắng nếu thai 41 tuần chưa có dấu hiệu chuyển dạ.

2. Bạn có thể giảm cân

Thay vì tăng cân, ở tuần thai thứ 41, có thể bạn sẽ giảm cân. Đây là điều hoàn toàn bình thường. Cơ thể bạn đã sẵn sàng cho quá trình chuyển dạ và mọi cơ quan cũng đều đang sẵn sàng cho “sự kiện” này.

Lúc này, cơ thể bạn đang bận rộn loại bỏ chất lỏng mà nó sẽ không cần khi “nhà máy sản xuất em bé” ngừng hoạt động. Chất lỏng đó bao gồm giảm nước ối cũng như tiểu nhiều hơn, đi tiêu.

Bạn cũng có thể đổ mồ hôi nhiều hơn. Bạn càng đổ nhiều mồ hôi, bạn càng giảm được nhiều cân. Đặc biệt, tuần đầu tiên sau sinh bạn sẽ cảm thấy nhớp nháp, ẩm ướt khi cơ thể tăng tiết mồ hôi để đào thải những chất lỏng tích tụ trong chín tháng qua.

3. Kích thích chuyển dạ với thai 41 tuần

Bạn có thể được sử dụng thuốc để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ. Bác sĩ sẽ đeo găng tay, và đưa một ngón tay vào tử cung để từ từ tách màng ối ra khỏi tử cung. Cách này nhằm kích thích các hormone có thể gây ra các cơn co thắt chuyển dạ. Thủ thuật này khiến bạn vô cùng khó chịu song nó không gây hại cho bạn và thai nhi.

Tiếp đến, bác sĩ đưa một loại thuốc dạng gel hoặc viên nén gọi là prostaglandin vào tử cung để mở cổ tử cung và giúp các cơn co thắt diễn ra. Bạn cũng có thể được dùng một loại thuốc khác gọi là syntocinon nếu quá trình chuyển dạ cho thai 41 tuần cần được đẩy nhanh hơn.

Bí quyết cho mẹ bầu khi thai nhi 41 tuần

bà bầu mang thai 41 tuần

1. Điều gì sẽ xảy ra khi chuyển dạ?

Cố gắng giữ tinh thần thoải mái và dễ chịu. Hãy nhờ chồng xoa lưng hay dùng khăn lạnh để lau mặt vì bạn sẽ ra rất nhiều mồ hôi. Đừng ngại yêu cầu chồng giúp cái nọ, cái kia vì anh ấy sẽ chẳng có kinh nghiệm gì về việc này.

Khi chuyển dạ, bạn sẽ rất đau và không thở nổi. Vì thế, các bài tập hít sâu, thở chậm cực kỳ quan trọng. Cách này sẽ giúp bạn đỡ đau hơn và không bị hụt hơi nếu cần nói chuyện.

Giữa các cơn co thắt, bạn hãy đi lại một chút nếu có thể hoặc thay đổi vị trí. Bạn cũng cần đi tiểu thường xuyên.

Y tá sẽ đo huyết áp, đo thời gian các cơn co thắt của bạn và theo dõi vị trí cũng như tiến triển của thai nhi bằng Doppler hoặc theo dõi thai nhi điện tử.

Nếu bạn chọn gây tê ngoài màng cứng, bạn sẽ được truyền tĩnh mạch để duy trì chất lỏng. Bạn cũng có thể được kết nối với máy theo dõi thai nhi.

2. Cố gắng thư giãn

Trong khi đếm ngược từng giờ chờ con chào đời, bạn hãy tìm cách thả lỏng các cơ đang căng thẳng.

Hãy thử bài tập thư giãn sau: Căng cơ mặt của bạn trong 5 giây, sau đó thả lỏng chúng. Thực hiện tương tự với cơ cổ, sau đó đến vai và cơ thể. Và hãy nhớ thở chậm rãi.

Hoàng An

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo
x