Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Nội dung được tài trợ
Đây là một bài viết được tài trợ. Để biết thêm thông tin về chính sách Quảng cáo và Tài trợ của chúng tôi, vui lòng tìm hiểu thêm tại trang chính sách của MarryBaby.
Từ lúc thành hình đến khi phát triển đầy đủ các cơ quan, hầu hết thai nhi đều nằm hướng mông về phía tử cung của mẹ. Tuy nhiên, để có thể dễ dàng chui ra khỏi bụng mẹ, thai nhi sẽ quay đầu ngược lại. Tùy thuộc vào số lần sinh con, tình trạng sức khỏe cũng mỗi mẹ bầu, thời điểm thai nhi quay đầu cũng sẽ khác nhau. Vậy, thai nhi bao nhiêu tuần thì quay đầu?
Thai nhi bao nhiêu tuần thì quay đầu? Tư thế thuận lợi nhất để thai nhi dễ dàng chui ra khỏi bụng mẹ là đầu hướng xuống phía xương chậu, quay gáy về phía bụng mẹ. Tuy nhiên, đến tuần thứ 30 của thai kỳ, vẫn có khoảng 25% thai nhi “ngoan cố” giữ nguyên tư thế mông hướng về tử cung mẹ. Thậm chí, tới tuần thai 36, vẫn có 6% trường hợp thai nhi không quay đầu và khoảng 3% trường hợp như vậy ở tuần 40.
>>> Bạn có thể tham khảo: Biểu đồ chuyển dạ và những điều mẹ bầu cần biết trước khi sinh
Ngôi thai ngược là những trường hợp thai nhi đưa mông về phía tử cung của mẹ bầu được gọi là ngôi thai ngược. Với những trường hợp ngôi thai ngược, bác sĩ sẽ chỉ định mẹ sinh mổ.
Thai nhi bao nhiêu tuần thì quay đầu? Thời gian thai nhi quay đầu còn tùy thuộc vào số lần mẹ mang thai. Chẳng hạn, với những mẹ mang thai lần đầu, thời gian trung bình để thai nhi quay đầu là tuần thai 34-35. Tuy nhiên, với những mẹ mang thai lần 2, thai nhi có thể chờ đến tuần 36-37 mới chịu quay đầu. Những trường hợp thai nhi quay đầu sớm có thể diễn ra vào tuần thai 28.
Hầu hết mẹ bầu mang thai lần đầu tiên lúng túng với nhiều vấn đề theo dõi và chăm sóc sức khỏe khi mang thai, trong đó có dấu hiệu thai nhi quay đầu. Dưới đây là 1 số dấu hiệu mẹ có thể kiểm tra để xác định quá trình thai nhi quay đầu đã diễn ra hay chưa:
Nếu thai nhi quay đầu hoàn toàn, đầu của trẻ sẽ hướng về phía âm đạo và tạo áp lực trực tiếp cho tử cung mở chuẩn bị sinh. Vì thế nếu ấn nhẹ vùng xương quanh mu và thấy có gì đó cứng, tròn thì khả năng cao đầu của bé đã nằm ổn định đúng vị trí. Với thai nhi chưa quay đầu, phần bạn sờ thấy sẽ là mông của con, thường mềm hơn so với đầu.
Đây cũng là một dấu hiệu thai quay đầu, bởi khi bé quay đầu, vị trí của tim trẻ cũng thay đổi. Trong những tháng thai cuối này hoàn toàn có thể nghe thấy nhịp tim tai khi áp tai vào bụng mẹ. Do đó, bạn có thể nhờ chồng lắng nghe nhịp tim, nếu tiếng nhịp tim phát ra ở vùng bụng dưới thì khả năng cao thai nhi quay đầu xong.
>>>Xem thêm: Làm sao để nhận biết dấu hiệu thai nhi quay đầu?
Ở tư thế thai nhi đã quay đầu, mẹ sẽ cảm thấy sự khác biệt hoàn toàn so với cử động thai lúc trước, đó là tiếng nấc và đập nhẹ ở phần bụng dưới cùng cú đá mạnh ở vùng bụng trên. Tiếng đập này là từ cử động tay của trẻ, còn cú đá là do đầu gối và bàn chân trẻ cử động.
Siêu âm chẩn đoán là cách chính xác nhất để xác định vị trí đầu của thai nhi, từ đó biết được thai nhi quay đầu hay chưa.
Tuần bao nhiêu thai nhi quay đầu đã rõ, nếu bé không quay đầu thì sao? Thật ra, bắt đầu từ tuần 32 – tuần 34 của thai kỳ, bác sĩ sẽ khám thăm dò để xác định tư thế nằm của thai nhi. Tuy nhiên, vị trí này vẫn có thể thay đổi rất nhiều trong thời gian mang thai.
Khoảng tuần 34 – tuần 36, thai nhi có xu hướng tiến về một vị trí cố định, đây cũng là câu trả lời cho thắc mắc ngôi thai cố định ở tuần bao nhiêu. Càng gần cuối thai kỳ, khả năng thai nhi quay đầu sẽ càng thấp.
Mẹ đã an tâm khi biết thai nhi bao nhiêu tuần thì quay đầu. Vậy nếu thai nhi không quay đầu, hoặc quay đầu nhưng phần gáy lại quay về cột sống của mẹ (bé ngửa mặt), còn gọi là ngôi chẩm sau, mẹ đều có nguy cơ gặp phải các rắc rối như: thời gian chuyển dạ kéo dài, nguy cơ sinh mổ cao, cảm giác đau lưng dữ dội không liên quan đến các cơn gò tử cung, có thể phải sử dụng các thủ thuật lấy thai.
>>>Xem thêm: Sinh mổ lần 2 có nên chờ chuyển dạ hay không?
Nguyên nhân dẫn đến ngôi thai ngượcCó nhiều nguyên nhân dẫn đến ngôi thai ngược: Người mẹ có khung chậu hẹp, nhau thai nằm không đúng vị trí, dị dạng tử cung. Những hiện tượng bất thường cũng có thể xảy ra khi thai nhi quá nhỏ và có thể di chuyển tự do trong tử cung, hoặc dây rốn quá ngắn cản trở sự di chuyển của thai nhi. Ngoài ra, ngôi thai ngược cũng xảy ra khá thường xuyên trong những trường hợp sinh non. |
Bên cạnh trăn trở thai nhi bao nhiêu tuần thì quay đầu, nhiều mẹ bầu “rỉ tai” nhau về những phương pháp giúp em bé quay đầu hoặc ở đúng vị trí ngôi trước thay vì ngôi sau. Tuy chưa được kiểm chứng cụ thể, nhưng đa phần những phương pháp này cũng không gây ảnh hưởng tiêu cực đến mẹ và bé. Bầu có thể tham khảo thử.
Một nghiên cứu cho thấy, những mẹ bầu sử dụng cả tay và chân để tập các bài thể dục hông từ tuần thai 37 trở đi sẽ dễ sinh hơn. Với những mẹ bầu ngôi thai không thuận, tập những bài thể dục này 2 lần/tuần cũng có tác dụng giúp ngôi thai xoay chuyển.
Biết thai nhi bao nhiêu tuần thì quay đầu chưa đủ, mẹ cần phải nằm đúng tư thế. Các chuyên gia khuyến khích mẹ nên nằm nghiêng bên trái để tăng tuần hoàn máu đến thai nhi.
Nhiều người cho rằng, khi mẹ bầu nằm ngửa, thai nhi khó có thể quay đầu về phía hông. Chỉ khi mẹ nằm nghiêng, bé mới có thể xoay người. Chưa có nghiên cứu chính thức về vấn đề này, nhưng so với nằm ngửa, nằm nghiêng cũng mang lại lợi ích nhiều hơn, bầu nhỉ?
Thai quay đầu bao lâu thì sinh cũng là băn khoăn của mẹ bầu bên cạnh thai nhi bao nhiêu tuần thì quay đầu. Nếu bé đã quay đầu theo ngôi thuận, mẹ sẽ sinh vào khoảng tuần 39 hoặc tuần 40. Như vậy, thai nhi quay đầu khoảng bao lâu thì sinh, câu trả lời là sau 11 – 12 tuần nữa, nếu như em bé đã chuyển ngôi thuận ở tuần 28 – tuần 29.
Qua đây, hy vọng mẹ bầu đã biết thai nhi bao nhiêu tuần thì quay đầu và ngôi thai ngược là như thế nào rồi. Nếu phát hiện ngôi thai bất thường, các bác sĩ có thể chỉ định bạn sinh mổ. Nhưng tốt nhất, bầu nên đi khám thai đúng lịch để được các bác sĩ tư vấn nhé.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Fetal Positions for Birth
https://my.clevelandclinic.org/health/articles/9677-fetal-positions-for-birth
Truy cập ngày 20/12/2022
2. External Cephalic Version
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK482475/
Truy cập ngày 20/12/2022
3. Slide show: Fetal presentation before birth
https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/multimedia/fetal-positions/sls-20076615
Truy cập ngày 20/12/2022
4. If Your Baby Is Breech
https://www.acog.org/womens-health/faqs/if-your-baby-is-breech?utm_source=redirect&utm_medium=web&utm_campaign=int
Truy cập ngày 20/12/2022
5. Baby positions in the womb before birth
https://www.nct.org.uk/labour-birth/getting-ready-for-birth/baby-positions-womb-birth
Truy cập ngày 20/12/2022