Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Tháng cuối thai nhi tăng cân như thế nào là vấn đề rất nhiều mẹ quan tâm, bởi đây là giai đoạn thai nhi phát triển mạnh mẽ nhất. Bên cạnh đó, cũng là thời điểm để mẹ theo dõi và điều chỉnh lượng cân nặng của thai nhi để tránh tình trạng bé sinh ra bị nhẹ cân.
Thay đổi ở mẹ bầu
Bên cạnh niềm vui mừng, hạnh phúc khi đếm từng ngày để được gặp mặt con yêu là sự khó chịu và kiệt sức của mẹ trong tháng cuối thai kỳ.
Trong những tuần cuối cùng thai nhi sẽ bắt đầu di chuyển xuống vùng khoang chậu. Điều này khiến mẹ cảm giác như phần bụng có thể tụt xuống bất cứ lúc nào hay còn gọi là xuống bụng, một trong những dấu hiệu sắp sinh thường gặp. Kèm theo đó là những cơn đau vùng xương chậu diễn ra liên tục do sự giãn nở và kéo dài của các dây chằng để chuẩn bị cho quá trình “vượt cạn”. Đồng thời, trọng lượng thai nhi tăng đáng kể càng gây áp lực lớn làm cho mẹ thấy khó chịu và bị đau lưng nhiều hơn.
Bên cạnh đó, một số mẹ bầu còn gặp phải hiện tượng phù nề khiến tay chân sưng phù do tăng lưu lượng máu lưu thông. Đa phần tình trạng này chỉ xuất hiện ở mức độ nhẹ nhưng với trường hợp nặng mẹ sẽ gặp khó khăn trong việc đi lại.
Thay đổi ở thai nhi
Tháng cuối thai nhi tăng cân như thế nào? Câu trả lời là bé sẽ “lớn nhanh như thổi” để đền đáp lại những nỗi vất vả mà mẹ đã gánh chịu. Càng về cuối 40 tuần thai cân nặng của bé sẽ tăng nhanh để chuẩn bị cho cuộc sống mới bên ngoài.
Không chỉ phát triển về trọng lượng mà tất cả các cơ quan cũng đã dần hoàn thiện. Đặc biệt, tháng cuối còn là lúc não bộ phát triển nhanh nhất, não bé có thể đạt 25% trọng lượng não của người trưởng thành.
Thông thường vào 4 tuần cuối của thai kỳ, trọng lượng của thai nhi sẽ tăng khoảng:
Tuần tuổi | Chiều dài (cm) | Trọng lượng (gram) |
37 | 48,6 | 2859 |
38 | 49,8 | 3083 |
39 | 50,7 | 3288 |
40 | 51,2 | 3462 |
Tháng cuối là giai đoạn trọng lượng của bé phát triển tối đa vì vậy, dựa vào kết quả siêu âm mẹ có thể biết thai nhi có đạt được chuẩn mức cân nặng hay không. Nếu bé nhẹ cân, mẹ cần tích cực bổ sung nhiều chất dinh dưỡng hơn so với mức bình thường. Trường hợp thai to vượt tuổi (thừa cân), mẹ cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống của mình, tránh trường hợp thai nhi lớn quá gây khó khăn khi sinh cũng như trẻ dễ mắc một số bệnh.
Để đảm bảo cho thai nhi phát triển khỏe mạnh cũng như đáp ứng được mức tăng cân cần thiết mẹ cần có chế độ ăn uống lành mạnh, phong phú đầy đủ 4 nhóm nhất: Nhóm chất đạm, nhón chất béo, nhóm chất bột, khoáng chất và vitamin. Đặc biệt, bổ sung thêm các chất như sắt, can-xi, kẽm, magie, a-xít folic, vitamin B…
Các a-xít béo giúp phát triển mắt, não bộ, hệ mạch và hệ thần kinh của thai nhi. Vì vậy, việc bổ sung chất béo rất quan trọng. Nếu không muốn cơ thể tăng cân quá nhiều mẹ nên bổ sung các chất béo lành mạnh thông qua các nguồn thực phẩm như: Cá hồi, cá thu; Đậu nành, các chế phẩm từ đậu nành; Dùng các loại hạt như hạt bí, hạt hướng dương, hạnh nhân, óc chó… Thay vì dùng mỡ động vật mẹ có thể chọn dầu mè, dầu nành, dầu ôliu…
Với những mẹ bầu thừa cân, chế độ dinh dưỡng khi mang thai 3 tháng cuối nên tập trung về chất lượng. Không cần phải cắt giảm khẩu phần ăn hàng ngày, nhưng mẹ bầu cần lưu ý lựa chọn các món ăn một cách hợp lý và khoa học.
Ăn nhiều các loại rau củ quả, trái cây, ngũ cốc, thịt nạc, sản phẩm ít béo. Tránh xa các món chiên xào nhiều dầu mỡ hoặc các loại thực phẩm chứa nhiều đường như bánh kẹo, các loại nước ngọt có ga… Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, mẹ bầu cũng nên kết hợp vận động thường xuyên như đi bộ, tập thể dục nhẹ nhàng… để giúp kiểm soát cân nặng, hạn chế tình trạng tăng cân quá mức.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.