Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyên Hà
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 29/06/2021

5 bí kíp chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu giúp mẹ có thai kỳ khỏe mạnh

5 bí kíp chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu giúp mẹ có thai kỳ khỏe mạnh
Mang thai 3 tháng đầu được xem là giai đoạn “kinh khủng” đối với nhiều chị em, nhất là những người lần đầu làm mẹ. Vừa phải tìm cách vượt qua những triệu chứng khó chịu trong thai kỳ vừa phải học cách chăm sóc cho bản thân và cục cưng trong bụng. MarryBaby mách mẹ cách chăm sóc sức khỏe bà bầu 3 tháng đầu sao cho hiệu quả nhất nhé!
Xét nghiệm khi mang thai
Bí quyết chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu

1/ Cách chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu: Không để bác sĩ “leo cây”

3 tháng đầu thai kỳ là giai đoạn tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhất trong suốt 9 tháng “mang nặng” của mẹ. Đặc biệt, đây là giai đoạn thai nhi bắt đầu hình thành và phát triển giác quan cùng các cơ quan trong cơ thể. Nếu không được kiểm tra đầy đủ, thai nhi có thể bị các dị tật bẩm sinh nguy hiểm. Ngoài ra, thực hiện các buổi thăm khám đầy đủ cũng là cơ hội để mẹ biết thêm về tình trạng sức khỏe của mình để chăm sóc theo hướng tốt nhất.

Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên trang bị cho mình kỹ năng nhận biết dấu hiệu nguy hiểm trong thai kỳ. Nếu bị ra máu hoặc cảm thấy đau nhẹ, co thắt ở vùng bụng dưới, mẹ bầu nên nhờ bác sĩ kiểm tra liệu những triệu chứng này có bình thường không. 30% phụ nữ mang thai bị ra máu trong 3 tháng đầu nhưng không phải tình trạng nào cũng nguy hiểm. Bác sĩ có thể tiến hành siêu âm và thực hiện một số xét nghiệm trước khi đưa ra hướng điều trị hợp lý.

2/ Chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu: Cải thiện tình trạng ốm nghén

Ốm nghén là một trong những điều khó chịu nhất mẹ bầu phải đối mặt trong những tháng đầu thai kỳ. Có mẹ thậm chí không thể ăn được gì vì cơn ốm nghén. Không có cách nào trị dứt điểm cơn ốm nghén, nhưng với những cách sau đây, mẹ bầu có thể hạn chế sự khó chịu chúng mang lại:

– Nhấm nháp một ít đồ ăn vặt như bánh quy, nho khô ngay khi thức dậy. Nếu được, mẹ bầu nên nằm nghỉ 20 -30 phút trước khi rời khỏi giường và bắt đầu ngày mới.

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan: Ra máu khi thai được 6 tuần

– Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, thay vì 3 bữa chính, mẹ bầu có thể ăn 5, 6 bữa nhỏ. Đặc biệt, mẹ nên “thủ” sẵn những món ăn vặt trong túi phòng khi cơn thèm ăn “ghé thăm” bất ngờ.

– Kết thân với những thực phẩm như gừng, vỏ cam, củ cải…

3/ Chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu: Bảo vệ giấc ngủ của mẹ

chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu
Cách chăm sóc mẹ bầu 3 tháng đầu

Sự thay đổi hormone khi mang thai cùng với cảm giác lo lắng có thể khiến mẹ bầu cảm thấy khó ngủ trong 3 tháng đầu. Ngoài ra, ốm nghén cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng giấc ngủ của mẹ bầu trong giai đoạn này. Để tránh tình trạng mất ngủ khi mang thai, bạn nên tránh những món chiên, rán đầy dầu mỡ trước khi đi ngủ. Thay vào đó, một ly sữa nóng sẽ giúp mẹ bầu có một giấc ngủ ngon hơn.

Hạn chế uống quá nhiều nước vào buổi tối. Điều này sẽ làm tần suất ghé thăm nhà vệ sinh của bạn tăng lên, và sẽ làm gián đoạn giấc ngủ của bạn.

Tư thế ngủ khi mang thai cũng có một phần ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của mẹ bầu. Theo các chuyên gia, tư thế nằm ngủ nghiêng sang bên trái và đặt một chiếc gối mềm mại ở giữa sẽ giúp mẹ bầu cảm thấy thoải mái hơn. Đặc biệt, nằm nghiêng bên trái khi mang thai cũng là tư thế tốt cho sự phát triển của thai nhi.

Trong trường hợp tình trạng mất ngủ kéo dài, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị sớm. Không nên tự ý mua thuốc ngủ hoặc thuốc an thần, một số loại thuốc có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe cục cưng của bạn.

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan: Mẹo trị ốm nghén mà không ảnh hưởng đến bé

4/ Chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu: Nâng niu làn da

Với đợt “ra quân” đầu tiên của những hormone trong thai kỳ, da mặt bạn có thể sẽ bị “xâm chiếm” bởi những đốm mụn xấu xí. Trong trường hợp này, mẹ không nên dùng tay nặn hay sờ lên mặt vì những vi khuẩn trên tay có thể khiến tình trạng trở nên tồi tệ hơn. Mẹ bầu nên sử dụng sửa rữa mặt có chiết xuất tự nhiên, làm sạch da mỗi ngày 2 lần. Bổ sung thêm các thực phẩm tốt cho da như các loại trái cây giàu vitamin A, C…

Bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu
Mang thai 3 tháng đầu, mẹ nên bổ sung những nhóm thực phẩm sau để bảo đảm sức khỏe

Đây cũng là thời điểm bạn nên quan tâm đến vấn đề rạn da khi mang thai. 90% phụ nữ mang thai gặp phải tình trạng này, và khi những vết rạn da xuất hiện, bạn khó có thể làm gì để “đuổi” chúng đi một cách hiệu quả. MarryBaby mách bạn những mẹo ngăn ngừa rạn da: Kiểm soát cân nặng, tránh tăng cân quá nhiều khi mang thai, bổ sung những thực phẩm giàu vitamin C, sử dụng kem dưỡng da hoặc dầu dừa giúp tăng độ ẩm và độ đàn hồi cho da.

5/ Chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu: Bắt đầu những bài tập nhẹ nhàng

Không chỉ 3 tháng đầu tiên mà trong suốt 9 tháng mang thai, mẹ bầu nên duy trì một chế độ tập luyện liên tục để tăng cường sức khỏe và hạn chế những biến chứng có thể xảy ra trong thai kỳ. Theo nghiên cứu, những mẹ bầu thường xuyên vận động khi mang thai sẽ vượt cạn dễ dàng và nhanh chóng hơn những mẹ bầu “lười” tập thể dục.

Đi bộ nhẹ nhàng là hoạt động lý tưởng cho mẹ bầu trong giai đoạn này. Đi bộ sẽ không làm bạn quá mệt mỏi và có thể thích hợp với hầu hết tình trạng sức khỏe của mẹ bầu. Bạn cũng nên nói chuyện với bác sĩ chuyên khoa để nhận được những lời khuyên hợp lý.

Nhật Lãm

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo
1. You and your pregnancy at 1 to 3 weeks https://www.nhs.uk/pregnancy/week-by-week/1-to-12/1-2-3-weeks/ Truy cập ngày 22/06/2021 2. Fetal development: The 1st trimester https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/in-depth/prenatal-care/art-20045302 Truy cập ngày 22/06/2021 3. Pregnancy - week by week https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/healthyliving/pregnancy-week-by-week Truy cập ngày 22/06/2021 4. How Your Fetus Grows During Pregnancy https://www.acog.org/womens-health/faqs/how-your-fetus-grows-during-pregnancy Truy cập ngày 22/06/2021 5. A Week-by-Week Pregnancy Calendar https://kidshealth.org/en/parents/pregnancy-calendar-intro.html Truy cập ngày 22/06/2021
x