Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyên Hà
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 30/09/2020

Bổ sung dinh dưỡng trong 3 tháng đầu thai kỳ

Bổ sung dinh dưỡng trong 3 tháng đầu thai kỳ
Dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu có thể gây những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của thai nhi. Đặc biệt, nếu bạn không bổ sung đủ axit folic cho cơ thể, bé cưng rất có thể sẽ bị dị tật ống thần kinh.

Tháng thứ 1

3 tháng đầu thai kỳ là khoảng thời gian cơ thể bạn đang dần thích nghi với bé cưng trong bụng. Trong 3 tháng này, bạn không cần tăng quá nhiều kg nhưng nhất định phải chú ý bổ sung đầu đủ dưỡng chất cho cơ thể. Đối với những phụ nữ có cân nặng bình thường, bạn cần bổ sung thêm khoảng 200- 300 calo trong thực đơn hàng ngày để bảo đảm tăng từ 0,9 kg đến 2,3 kg trong suốt 3 tháng này.

Tuy nhiên, đối với những phụ nữ thừa cân béo phì, bạn không cần tăng thêm cân nặng trong khoảng thời gian này mà chỉ nên chú trọng đến việc bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho thai nhi.

3 tháng đầu thai kỳ
Tăng cường bổ sung thêm các sản phẩm giàu chất sắt trong thực đơn hàng ngày

Tháng thứ 2

Ốm nghén là một trong những nỗi lo lắng của các mẹ trong khoảng thời gian này. Có người còn nghén đến nỗi chẳng thể ăn được gì và cân nặng từ đó cứ “thả dốc không phanh”.

Bạn Thảo, một thành viên của MarryBaby chia sẻ: “Em bị nghén từ khi mang thai tuần 4 ấy ạ…đến bây giờ là sắp sang tuần thứ 7 rồi mà bị nghén dữ quá”. Thảo thường xuyên nôn mửa, cảm thấy mệt mỏi và sợ ăn tất cả mọi thứ.

Hầu hết các mẹ đều sẽ trải qua giai đoạn này trong khi mang thai, thậm chí có người còn nghén tới tận tháng thứ 9 của thai kỳ. Để giảm bớt tình trạng này, bạn nên chia những bữa ăn hằng ngày thành 5-6 bữa nhỏ.

Tham khảo thêm bài viết Ăn như thế nào để giảm nghén khi mang thai nếu muốn biết thêm vài cách đơn giản trị ốm nghén.

Tháng thứ 3

Tiếp tục bổ sung thêm các dưỡng chất cho cơ thể, đặc biệt là axit folic, chất không thể thiếu trong suốt 3 tháng đầu thai kỳ của bạn. Mỗi ngày bổ sung khoảng 400 microgram axit folic (vitamin B9) để giúp ngăn ngừa các nguy cơ dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Tùy tình trạng sức khỏe của bạn, bác sĩ có thể kê toa uống viên thuốc bổ sung hoặc bổ sung trực tiếp thông qua các thực phẩm hàng ngày.

Sắt, đạm, canxi, vitamin D, C cũng là những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển bình thường của bé cưng. Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý bổ sung thêm các thực phẩm giàu chất xơ và ít nhất 2 lít nước mỗi ngày nhé!

MarryBaby

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x