Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Huỳnh Lâm Nguyệt Thảo
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Tạ Trung Kiên
Cập nhật 18/01/2024

Buồn ngủ nhiều có phải dấu hiệu mang thai và câu trả lời từ chuyên gia

Buồn ngủ nhiều có phải dấu hiệu mang thai và câu trả lời từ chuyên gia
Trong số các biểu hiện mang thai có thể nhận biết sớm liệu hay buồn ngủ nhiều có phải dấu hiệu mang thai không là vấn đề được nhiều chị em quan tâm.

Đáp án cho thắc mắc buồn ngủ nhiều có phải dấu hiệu mang thai sẽ có trong bài viết này. Cùng MarryBaby theo dõi nhé!

Buồn ngủ nhiều có phải dấu hiệu mang thai?

Nếu bạn đang mong có em bé và gần đây luôn thấy cơ thể mệt mỏi. Mới 9 giờ sáng đến văn phòng mà bạn đã cảm thấy hai mắt díp cả lại và chỉ muốn ngủ một giấc thật thoải mái mà thôi.

Bạn băn khoăn tự hỏi liệu chuyện gì đang xảy ra với mình vậy, phải chăng buồn ngủ nhiều có phải dấu hiệu mang thai và bạn đang nghén ngủ rồi ư?

Khi mang thai rất nhiều mẹ bầu nhận thấy mình không thể tỉnh táo và tập trung vào bất cứ việc gì. Cơ thể trở nên nhạy cảm hơn bao giờ hết và rất nhanh bị mệt mỏi, kiệt sức.

buồn ngủ nhiều có phải dấu hiệu mang thai
Buồn ngủ nhiều có phải dấu hiệu mang thai là thắc mắc của nhiều chị em

Sự linh hoạt, tràn đầy sức sống dường như biến mất không còn dấu vết biến bạn thành một con người khác: bạn hay ngáp ngủ, thèm ngủ bất cứ lúc nào, thậm chí mải ngủ đến mức quên ăn. Hiện tượng này trong dân gian gọi là nghén ngủ.

Vì thế câu trả lời cho thắc mắc buồn ngủ nhiều có phải dấu hiệu mang thai đó là: Có thể mẹ nhé!

Lý giải cho hiện tượng hay buồn ngủ có phải dấu hiệu mang thai, các chuyên gia sản khoa cho rằng, vào giai đoạn đầu khi chị em mới có bầu (1-6 tuần đầu tiên của thai kỳ), lượng hormone progesterone trong cơ thể tăng cao khiến mất cân bằng năng lượng làm người phụ nữ luôn uể oải, buồn ngủ nên nhu cầu nghỉ ngơi, dưỡng sức nhiều hơn.

Ngoài ra, lúc này cơ thể mẹ bầu, đặc biệt là tim đã bắt đầu phải tập trung sản xuất lượng máu lớn để đem dinh dưỡng nuôi thai nhi nên gây ra cảm giác mệt mỏi là điều khó tránh.

Nguyên nhân gây ra buồn ngủ, mệt mỏi khi mang thai?

Buồn ngủ nhiều có phải dấu hiệu mang thai và vì sao? Mang thai giống như cuộc chạy marathon trong khi mang ba lô mang trên mình nặng hơn một chút mỗi ngày. Nói cách khác, đó là công việc khó khăn.

Mặc dù bản thân không biết cơ thể của mình đang làm gì, nhưng cơ thể đang làm việc chăm chỉ hơn bao giờ hết, ngay cả khi đang nghỉ ngơi.

Trong tam cá nguyệt đầu tiên, một số yếu tố có thể khiến thai phụ mệt mỏi, trả lời cho buồn ngủ nhiều có phải có thai bao gồm:

  • Nội tiết tố: Mệt mỏi khi mang thai phần lớn là do sản xuất hormone progesterone tăng mạnh, hỗ trợ thai kỳ và tăng sản xuất các tuyến sữa cần thiết cho việc cho con bú sau này. Những thay đổi về hormone cũng có thể gây ra sự bất ổn về tâm trạng và gây mệt mỏi, buồn ngủ kéo dài.
  • Tăng cung cấp máu: Nhu cầu tạo và bơm thêm máu để cung cấp chất dinh dưỡng và oxy cho em bé cũng có thể khiến sản phụ cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ không ngừng.
  • Các thay đổi thể chất khác: Sự trao đổi chất đang hoạt động cao độ, nhịp tim tăng lên trong khi lượng đường trong máu và huyết áp giảm xuống, đồng thời cơ thể đang sử dụng nhiều chất dinh dưỡng và nước hơn – tất cả đều có thể khiến sản phụ kiệt sức.
  • Suy nhược cơ thể : việc có thai, kèm các triệu chứng nghén, căng thẳng ,lo âu, ăn uống kém, thiếu sắt làm cho việc bạn sẽ uể oải, gây kiệt sức và luôn có cảm giác buồn ngủ

Vào cuối tam cá nguyệt đầu tiên, cơ thể làm quen hơn với những thay đổi về nội tiết và cảm xúc đã xảy ra, có nghĩa là tam cá nguyệt thứ hai thường là thời điểm năng lượng được tái tạo, tình trạng mệt mỏi và buồn ngủ cũng sẽ vơi dần.

Bà bầu nghén ngủ thường sinh con trai hay con gái?

Buồn ngủ nhiều có phải dấu hiệu mang thai con gái hay không? Một số người cho rằng việc mẹ bầu nghén ngủ thì sẽ sinh con gái. Nguyên nhân bởi hormone tương đồng giữa mẹ và con, bầu bé gái làm tăng sinh hormone và giúp mẹ có thời gian nghỉ ngơi.

Tuy nhiên vẫn có nhiều quan điểm trái chiều cho rằng thai nhi là con trai nên khiến mẹ bầu thấy mệt mỏi và ngủ không ngon vào đêm, do đó ban ngày gây ra tình trạng nghén ngủ.

buồn ngủ nhiều có phải dấu hiệu mang thai
Nghén ngủ không liên quan đến giới tính thai nhi

Thực tế đến nay chưa có bằng chứng nào chứng minh việc nghén ngủ trong thai kỳ quyết định tới giới tính của trẻ khi ra đời. Giới tính của thai nhi phụ thuộc vào loại nhiễm sắc thể nhận từ bố mẹ và hình thành từ ngay khi trứng gặp tinh trùng.

Để xác định giới tính thai nhi, mẹ bầu siêu âm ở tuần thứ 12 có thể cho kết quả chính xác đến 70%. Thai nhi càng lớn thì độ chính xác càng cao, từ tuần thứ 16 có thể xác định chính xác tới 100% giới tính của con.

Giải pháp giúp mẹ bầu khắc phục tình trạng nghén ngủ

Buồn ngủ nhiều có phải dấu hiệu mang thai? Mặc dù triệu chứng nghén ngủ chỉ là phản ứng tạm thời để nhắc mẹ bầu chú ý thời gian nghỉ ngơi và thường diễn ra trong 3 tháng đầu thai kỳ, tuy nhiên lại có thể ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày.

Để thoát khỏi tình trạng này, các mẹ bầu cần chú ý tạo cho mình những thói quen tốt.

  • Thời gian nghỉ ngơi hợp lý: Ngủ đủ 8 tiếng vào đêm và thêm 30 phút ngủ trưa mỗi ngày cung cấp đủ năng lượng cho bà bầu, giúp tăng sự tỉnh táo và tránh mất ngủ về đêm.
  • Thực hiện các bài thể dục, thể thao nhẹ: Các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga…vừa giúp các mẹ bầu thư giãn, vừa tăng cường sức khỏe cho mẹ và thai nhi.
  • Chế độ dinh dưỡng đầy đủ, phù hợp: Thiếu ngủ, mệt mỏi có thể do cơ thể bà bầu không được cung cấp đủ các vitamin và chất khoáng cần thiết. Do đó các mẹ bầu nên chú ý tới chế độ dinh dưỡng của mình và nên bổ sung thêm các loại vitamin tổng hợp để giúp các mẹ khỏe mạnh hơn.

Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể áp dụng một số mẹo sau để giúp giảm bớt triệu chứng nghén ngủ:

  • Uống nước chanh hoặc nước cam: Nước chanh và nước cam có chứa vitamin C, giúp tăng cường sức khỏe và giảm mệt mỏi.
  • Ăn các loại quả mọng: Các loại quả mọng, chẳng hạn như việt quất, dâu tây,… có chứa chất chống oxy hóa, giúp tăng cường sức khỏe và giảm mệt mỏi.
  • Tắm nước ấm: Tắm nước ấm giúp thư giãn cơ thể và tinh thần, giúp mẹ bầu ngủ ngon hơn.
Mẹ bị nghén ngủ nên dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý

Các mẹ bầu nên chú ý xây dựng một chế độ sinh hoạt khoa học, hợp lý theo nhu cầu của mẹ và bé. Những thông tin trên hy vọng đã cung cấp tới các mẹ bầu thêm kiến thức về vấn đề buồn ngủ nhiều có phải dấu hiệu mang thai . Chúc các mẹ bầu thật nhiều sức khỏe và luôn giữ tâm lý thật tốt để chuẩn bị chào đón thiên thần của mình.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

Early pregnancy symptom: tiredness

https://www.kidspot.com.au/pregnancy/early-pregnancy-symptom-tiredness/news-story/25b7d51c4208af80c75244bae0fb14a9

Ngày truy cập 21/2/2022

Pregnancy: Am I Pregnant?

https://my.clevelandclinic.org/health/articles/9709-pregnancy-am-i-pregnant

Ngày truy cập 21/2/2022

Tiredness and sleep problems

https://www.nhs.uk/pregnancy/related-conditions/common-symptoms/tiredness/

Ngày truy cập 21/2/2022

Sleep and Pregnancy

Sleep and Pregnancy

Ngày truy cập 21/2/2022

Early pregnancy symptom: tiredness

Early pregnancy symptom: tiredness

Ngày truy cập 21/2/2022

Early Signs of Pregnancy

Early Signs of Pregnancy

Ngày truy cập 21/2/2022

x