Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Ăn gì để mẹ không bị tiểu đường thai kỳ, dễ sinh? 3 tháng đầu nên ăn gì? 3 tháng giữa và 3 tháng cuối chế độ dinh dưỡng ra sao? Bài viết này, mẹ Bắp xin chia sẻ với các mẹ chế độ dinh dưỡng chi tiết trong suốt quá trình mang thai để mẹ tròn con vuông.
3 tháng đầu là thời kỳ “vô cùng nhạy cảm” bởi lúc này phôi thai đang hình thành và phát triển, chưa ổn định nên chỉ cần những tác động nhỏ đến tử cung là cũng có thể gây ra sảy thai. Đây cũng là thời kỳ các tế bào phôi đang phân hóa, hình thành các cơ quan chức năng cơ bản của cơ thể cũng như nội tạng. Bởi vậy mà chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong giai đoạn này.
Trong 3 tháng đầu, các mẹ không cần ăn quá nhiều, hầu như chế độ dinh dưỡng không khác gì nhiều so với thời kỳ trước khi mang thai, chỉ nên bổ sung thêm khoảng 300 calo mỗi ngày và chú trọng bổ sung các chất như: Axit folic, sắt, canxi, protein.
Thời kỳ này, để thai nhi được cung cấp đủ dinh dưỡng và tránh bị dị tật bẩm sinh các mẹ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng. Vậy bà bầu 3 tháng đầu nên ăn gì? Dưới đây là một vài gợi ý từ kinh nghiệm của Mẹ Bắp cho các mẹ nên và không nên ăn gì, tránh bị stress, hoang mang, nhất là những mẹ tập đầu.
Súp lơ là loại thực phẩm siêu tốt cho bà bầu không chỉ trong 3 tháng đầu mà còn trong suốt thời kỳ mang thai. Trong súp lơ có chứa nhiều sắt và axit folic tốt cho sự phát triển trí não và cột sống của bé, đồng thời giúp cơ thể mẹ và bé không bị thiếu hụt sắt, mẹ sẽ không bị chán ăn, chóng mặt, mệt mỏi.
Loại rau này rất dễ ăn và dễ chế biến, mẹ có thể luộc, nấu canh, làm salad kết hợp cùng các loại rau củ quả khác, ăn cùng dầu cá hồi, dầu mè hoặc ép lấy nước cùng với những loại quả khác rất tốt cho cơ thể mẹ và bé cũng như phòng tránh táo bón.
Cá hồi được biết đến là loại cá chứa nhiều axit béo omega-3 DHA và EPA giúp hình thành mắt và não bộ của thai nhi tốt hơn, bé sẽ thông minh hơn, nhanh nhạy. Trong loại cá này còn chứa một lượng lớn vitamin D, tốt cho sự phát triển xương cũng như chức năng miễn dịch.
Mặc dù loại cá này rất tốt nhưng mỗi tuần các mẹ chỉ nên ăn từ 2 đến 3 lần. Đối với những mẹ bị ốm nghén, dị ứng với mùi tanh của cá thì có thể ngâm cá hồi với sữa tươi không đường để giảm bớt mùi tanh. Hoặc mẹ có thể biến tấu món cá hồi với sốt chanh leo, áp chảo với tiêu, nướng cùng tỏi… dùng hương thơm của gia vị để át đi mùi tanh của cá.
Khoai lang là thực phẩm chứa nhiều beta-carotene, hợp chất này rất quan trọng, nó giúp cho sự tăng trưởng của hầu hết các tế bào và mô, giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh. Hợp chất này khi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành vitamin A. Ngoài ra, lượng chất xơ lớn có trong khoai lang sẽ giúp các mẹ không bị táo bón, hỗ trợ tiêu hóa rất tốt và bé tăng cân đều mà mẹ sẽ lên cân ít.
Các loại thực phẩm họ nhà đậu như: đậu Hà Lan, đậu nành, đậu lăng, đậu phộng chứa rất nhiều sắt, canxi, vitamin B9, chất xơ. Trong đó vitamin B9 đặc biệt quan trọng cho sự phát triển của thai nhi trong 3 tháng đầu, giảm nguy cơ bé mắc dị tật thần kinh. Khi cơ thể thiếu hợp chất này, bé sinh ra dễ bị nhẹ cân, mắc các bệnh về nhiễm trùng.
Trứng là loại thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn của các bà bầu, nó chứa rất nhiều vitamin D, canxi tốt cho sự phát triển về xương của thai nhi và là nguồn bổ sung protein dồi dào cho mẹ. Mẹ có thể chế biến rất nhiều món ăn với trứng. Trong các loại trứng thì các mẹ nên ưu tiên trứng gà bởi trong lòng đỏ trứng gà có chứa nhiều vitamin D và các loại chất khác hơn cả.
Ngoài ra, các bà bầu nên ăn nhiều bơ, ngũ cốc nguyên hạt, quả mọng, thịt bò, các loại rau xanh, các sản phẩm từ sữa để thai nhi phát triển khỏe mạnh, toàn diện. Mecaibap mách nhỏ, các mẹ nên uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày để không bị mệt mỏi, chuột rút, đau đầu, nhiễm trùng đường tiết niệu và táo bón. Đây cũng là bí quyết mà mẹ Bắp có được làn da đẹp trong suốt thai kỳ.
Nước mía: Chuẩn bị 300g mía tím, 5g gừng tươi. Mía tím nướng cho nóng, bỏ vỏ ép lấy nước. Gừng giã nhỏ cho vào nước mía quấy đều, chắt lấy nước bỏ bã chia 3 lần uống trong ngày, trước khi ăn 30 phút. Uống liên tục 3-5 ngày.
Me, sấu ngâm gừng: 200g quả mẹ, 200g sấu, 10g gừng, 20g đường trắng. Sấu cạo bỏ vỏ ngoài đem đồ chín, quả me bóc bỏ vỏ cứng. Gừng giã nhỏ trộn với đường, cho vào cùng me, sấu trộn đều, đường tan hết là được.
Cháo ý dĩ: Nguyên liệu gồm 15g ý dĩ, 100g gạo, 100g gừng, 200g đường. Ý dĩ, gạo xay thành bột, gừng giã nhỏ cho vào nồi thêm nước đun trên lửa nhỏ cho sôi kỹ đến khi cháo chín nhừ cho đường đỏ vào quấy đều, cháo sôi lại là được. Ăn ngày 2 lần lúc đói, ăn nóng.
Chế độ ăn uống cho bà bầu 3 tháng đầu để tạm biệt ốm nghén dựa theo tình trạng ốm nghén của từng mẹ mà có cách áp dụng hiệu quả.
Trong 3 tháng đầu tiên, điều tối kỵ nhất với thai phụ đó là co thắt dạ con và tử cung mềm bởi nó rất dễ gây sảy thai, đặc biệt là những bà mẹ đã từng nạo thai, thai lưu, tử cung mỏng. Bởi vậy mà trong chế độ dinh dưỡng các mẹ nên hết sức lưu ý. Dưới đây là 3 nhóm thực phẩm khi mang thai 3 tháng đầu không nên ăn:
Gợi ý: Sữa morinaga cho bà bầu là một trong những loại sữa bầu được các bà bầu Việt Nam ưa thích và lựa chọn. Tuy nhiên là dòng sữa ngoại nhập, xách tay về Việt Nam cho nên giá thành cao hơn một số dòng sữa bầu khác.
Bởi vậy các mẹ rất muốn biết liệu morinaga có gì khác so với dòng sữa khác đúng không nào? Cùng MeCaiBap tìm hiểu sữa bà bầu “best seller” này trong bài review này nhé!
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.