Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Theo các nhà nghiên cứu, lượng bức xạ trong tia X cực kỳ thấp, do đó việc phơi nhiễm bức xạ của trẻ em hoặc người lớn không nghiêm trọng. Tuy nhiên, đối với phụ nữ mang thai thì sao, chụp X-quang khi mang thai 2 tuần có ảnh hưởng xấu tới em bé không? Nếu bạn đã chụp X-quang khi không biết mình đang có thai và hết sức lo lắng về điều đó, hãy xem các chuyên gia sức khỏe nói gì nhé!
Để hiểu vấn đề chụp X-quang khi mang thai 2 tuần, đầu tiên, chúng ta cùng tìm hiểu tác động của chụp X-quang đối với thai nhi.
♦ Sẩy thai: Trong trường hợp tiếp xúc với tia X trong vòng 1-2 tuần sau khi thụ tinh, phôi sẽ phục hồi hoàn toàn hoặc chết.
♦ Dị dạng hoặc bất thường về phát triển: 3-8 tuần là giai đoạn hình thành các cơ quan, vì vậy nguy cơ dị tật cao do nhiễm phóng xạ trong giai đoạn này.
♦ Suy thoái trí tuệ: 10-17 tuần là giai đoạn hình thành hệ thần kinh trung ương, ảnh hưởng đến sự hình thành và chức năng của não bộ. Nếu trên 100mGy (đơn vị đo lượng hấp thụ bức xạ ion hóa), trí thông minh bị sụt giảm và 1Gy gây chậm phát triển trí tuệ nghiêm trọng.
♦ Gây ung thư: Người ta dự đoán rằng ung thư và bệnh bạch cầu ở trẻ em sẽ tăng lên trong trường hợp tiếp xúc với bức xạ trong ba tháng đầu. Tuy nhiên, liều tối thiểu vẫn chưa được thiết lập. Theo các nghiên cứu, rất khó để ước tính nguy cơ tiềm ẩn ung thư do tiếp xúc với bức xạ trong thai kỳ.
>>> Bạn có thể tham khảo: Khám thai lần đầu vào tuần thứ mấy? Ai làm mẹ lần đầu nhất định phải rõ
Trên đây là 4 nguy cơ có thể xảy ra đối với việc chụp X-quang khi mang thai. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn không phải lo lắng, vì theo các nhà nghiên cứu, ảnh hưởng của bức xạ đối với thai nhi để gây ra những vấn đề nghiêm trọng đó còn phụ thuộc vào 3 yếu tố: liều lượng bức xạ, vùng cơ thể mẹ khi được chụp X-quang, tuổi thai. Cụ thể:
– Liều lượng bức xạ: Với một liều bức xạ rất lớn – trên 100mGy mới ảnh hưởng đến thai nhi.
– Vùng cơ thể chụp X-quang: X-quang cánh tay, chân, đầu, răng hoặc ngực không ảnh hưởng đến em bé trong bụng mẹ, trong khi đó chụp phần thân dưới như bụng, xương chậu hoặc vùng lưng dưới có thể gây ảnh hưởng tới thai nhi cao hơn.
– Tuổi thai của em bé: Chụp X-quang khi mới mang thai (tam cá nguyệt thứ nhất) của thai kỳ có khả năng ảnh hưởng tới thai nhi nhiều hơn trong những giai đoạn sau.
Như đã nói, một liều tia bức xạ lớn có thể gây hại cho em bé trong bụng mẹ. Thế nhưng, thông thường, một liều kiểm tra tia X chung duy nhất là <4mGy và một liều CT duy nhất <50mGy. Hầu hết các trường hợp phơi nhiễm bức xạ của thai nhi xảy ra khi chụp CT vùng chậu chứa tử cung.
Trong trường hợp kiểm tra bằng tia X nói chung, chỉ có khoảng 4mGy bức xạ được sử dụng ngay cả khi chiếu xạ vùng chậu. Do đó, để đạt được 100mGy, cần thực hiện khoảng 25 lần kiểm tra bằng tia X. Vậy nên, bạn không cần phải lo lắng về một lần tình cờ kiểm tra bằng tia X khi đang mang thai.
Khả năng tia X trong thời kỳ mang thai gây hại cho thai nhi là rất nhỏ. Nói chung, lợi ích của thông tin chẩn đoán từ tia X lớn hơn nguy cơ có thể xảy ra đối với em bé. Tuy nhiên, nếu bạn hấp thụ lượng lớn X-quang vùng bụng trong một thời gian ngắn trước khi bạn biết mình mang thai, thai nhi có thể bị ảnh hưởng.
Hầu hết các lần kiểm tra X-quang – bao gồm cả chân, đầu, răng hoặc ngực – sẽ không để các cơ quan sinh sản tiếp xúc trực tiếp với chùm tia X và có thể mặc áo chì không cổ hay còn gọi là tạp dề chì để bảo vệ khỏi tán xạ bức xạ.
Theo Học viện Sản phụ khoa Hoa Kỳ, việc tiếp xúc với tia X chẩn đoán đơn lẻ không gây hại cho thai nhi, và thậm chí dưới 50mGy, nó không liên quan đến dị tật thai nhi hoặc sẩy thai. Điều này là do liều của thai nhi hiếm khi vượt quá 25mGy trong các cuộc kiểm tra tổng quát bằng bức xạ (ngay cả ở bụng hoặc khung chậu).
Trong trường hợp chụp X-quang bụng, để lộ bụng và thai nhi với chùm tia X trực tiếp thì nguy cơ gây hại cho bào thai sẽ phụ thuộc vào tuổi thai của bé và mức độ tiếp xúc với bức xạ. Tiếp xúc với bức xạ liều cực cao trong hai tuần đầu sau khi thụ thai có thể dẫn đến sảy thai. Tuy nhiên, mẹ có thể hoàn toàn yên tâm vì các mức liều này không được sử dụng trong chẩn đoán hình ảnh.
Như vậy, với câu hỏi có thai 2 tuần chụp X-quang có sao không, tốt nhất là không nên tiếp xúc với bức xạ, nhưng chụp X-quang hoặc chụp CT đơn lẻ sẽ không đạt đến lượng bức xạ nguy hiểm. Mẹ đừng lo lắng về điều này nếu cần thiết phải chụp X-quang khi bác sĩ yêu cầu nhé. Bởi các bác sĩ có chuyên môn đã xem xét và cân nhắc việc phải tiếp xúc với bức xạ.
>>> Bạn có thể tham khảo: Sau chọc ối nên ăn gì để mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh?
Trước khi chụp X-quang, hãy cho bác sĩ biết nếu bạn đang mang thai hoặc có khả năng mang thai. Tùy thuộc vào từng trường hợp, các nhân viên kỹ thuật có thể hoãn chụp X-quang hoặc sửa đổi để giảm lượng bức xạ. Ngoài ra, nếu bạn có con cần chụp X-quang, đừng ôm con trong khi chụp nếu bạn mang thai.
Nếu không có vấn đề gì gấp gáp và nghiêm trọng, mẹ hãy đợi cho đến sau tuần 20 của thai kỳ hoặc cho đến khi em bé được sinh ra rồi hãy chụp X-quang.
Chụp X-quang khi mang thai 2 tuần, mẹ đừng lo lắng quá! Việc kiểm tra đơn lẻ ít ảnh hưởng đến thai nhi. Nếu bạn cần chụp X-quang khi đang mang thai, hãy báo với bác sĩ biết để giảm bức xạ nhé!
Hương Hoa
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.