Tuy nhiên, thời gian căng ngực có thể khác nhau ở mỗi phụ nữ. Một số phụ nữ có thể chỉ bị căng ngực trong vài tuần đầu tiên, trong khi những người khác có thể bị căng ngực trong suốt thai kỳ tùy thuộc vào sự thay đổi nội tiết tố.
Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Khi mang thai, bà bầu thường cảm thấy kích thước vòng 1 tăng lên rõ rệt. Nhiều mẹ còn thấy ngực căng và cảm giác đau, nhất là khi vận động. Vậy có thai nhưng không đau ngực thì sao? Đây có phải là điều bất thường không? Mời mẹ tìm hiểu bài viết dưới đây.
Nhiều mẹ khẳng định rằng: “Mang bầu phải đau ngực. Do đó, có thai nhưng không đau ngực là không bình thường”.
Tình trạng đau ngực khi mang thai do một số nguyên nhân chính sau:
• Sự thay đổi hormone
Khi mang thai, hormone trong cơ thể mẹ có sự xáo trộn, mất cân bằng. Thay đổi hormone khiến lưu lượng máu tập trung đến bầu ngực tăng lên. Tình trạng này dẫn đến sự căng tức và đau ở vòng 1.
• Ngực sản xuất sữa non
Vào cuối kỳ tam cá nguyệt thứ hai (khoảng tháng thứ 6 của thai kỳ), đau tức ngực có thể do cơ thể mẹ bắt đầu sản xuất sữa non. Quá trình sản xuất sữa này thường được duy trì đến gần cuối thai kỳ. Vì vậy, mẹ bầu có thể cảm thấy ngực căng lên, đi kèm cảm giác tức và hơi đau.
>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Nhận diện dấu hiệu mang thai tuần đầu tiên chuẩn xác 100%
Không phải lúc nào đau ngực khi mang bầu cũng là dấu hiệu tốt. Mẹ cần phân biệt tình trạng đau ngực do ảnh hưởng thai kỳ và đau ngực không bình thường.
Mức độ đau ngực khi mang thai của mỗi mẹ bầu là khác nhau, tùy vào cơ địa và khả năng chịu đựng cơn đau. Có người cảm thấy ngực đau nhói, khó chịu. Ngược lại, có nhiều mẹ chỉ cảm thấy đau thoáng qua, không ảnh hưởng gì nhiều. Dưới đây là một số biểu hiện phổ biến của tình trạng đau ngực khi mang thai:
Tuy nhiên, thời gian căng ngực có thể khác nhau ở mỗi phụ nữ. Một số phụ nữ có thể chỉ bị căng ngực trong vài tuần đầu tiên, trong khi những người khác có thể bị căng ngực trong suốt thai kỳ tùy thuộc vào sự thay đổi nội tiết tố.
Nếu đau ngực trong thai kỳ kèm các triệu chứng dưới đây, mẹ không nên chủ quan mà nên đến ngay bác sĩ để thăm khám.
>> Xem thêm: Thai nhi đạp nhiều có phải là dấu hiệu bất thường?
Mẹ bầu đau ngực là triệu chứng thường gặp. Vậy còn trường hợp có thai nhưng không đau ngực thì sao? Dưới đây là những lý giải cho mẹ.
Đau ngực chỉ là một trong số rất nhiều dấu hiệu mang thai. Một người khi mang thai không nhất thiết phải có đầy đủ tất cả các triệu chứng. Có mẹ bầu xuất hiện triệu chứng này, có người lại biểu hiện những dấu hiệu khác.
Mẹ bầu đau ngực hay có thai nhưng không đau ngực sẽ tùy thuộc vào cơ địa, yếu tố di truyền hay tình trạng sức khỏe của từng người. Vì vậy, nếu rơi vào trường hợp có thai nhưng không đau ngực thì mẹ cũng đừng quá hoang mang nhé.
Mức độ đau và thời gian xuất hiện cơn đau ngực cũng khác nhau ở từng người. Việc mẹ cảm nhận được cơn đau còn phụ thuộc vào giới hạn chịu đựng của cơ thể.
Nhiều mẹ chịu đau giỏi nên khó cảm nhận được những cơn đau ngực thoáng qua. Song thực tế, ngực của mẹ có sự thay đổi nhưng vì các dấu hiệu quá nhỏ nên mẹ không nhận ra được.
Cơn đau ngực không phải diễn ra liên tục trong suốt quá trình mang thai. Thông thường, hiện tượng đau tức ngực xuất hiện khá sớm (khoảng tuần thứ 4 – 6 của thai kỳ). Đau ngực có thể kéo dài hết tam cá nguyệt thứ nhất, giảm dần trong các tháng giữa thai kỳ.
Khi bước vào ba tháng cuối, cơn đau ngực có thể quay trở lại. Như vậy, có những thời điểm mẹ sẽ rơi vào tình trạng có thai nhưng không đau ngực.
Vì vậy, nếu có bầu nhưng ngực không căng đau, mẹ hãy bình tĩnh theo dõi các biểu hiện khác của cơ thể. Nếu mẹ vẫn xuất hiện các triệu chứng của thai kỳ như người mệt mỏi, dị ứng mùi, thay đổi khẩu vị, buồn nôn, trễ kinh thì mẹ không nên lo lắng.
>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Lông mày dựng như thế nào là có thai, bạn đã từng nghe kinh nghiệm này chưa?
Trong một số trường hợp, tình trạng có thai nhưng không đau ngực cũng là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm ở mẹ bầu. Đó là khi mẹ có thai nhưng ngực không căng tức đi kèm với các triệu chứng như:
Các triệu chứng trên có khả năng cảnh báo thai nhi đang gặp nguy hiểm, có nguy cơ của một thai kỳ không khỏe mạnh. Mẹ cần đi khám bác sĩ sớm nhất có thể để kịp thời xử lý.
Như đã đề cập, có thai không nhất thiết bạn sẽ đau ngực. Song, để biết thai bạn có đang phát triển khỏe mạnh không thì bạn hãy để ý xem mình có một trong những dấu hiệu dưới đây không nhé.
Đây là những dấu hiệu thai nghén phổ biến nhất, thường xuất hiện từ tuần thứ 6 của thai kỳ. Tuy nhiên, một số phụ nữ có thể bắt đầu cảm thấy buồn nôn và mệt mỏi ngay từ tuần thứ 5.
Sự gia tăng nội tiết tố cũng có thể khiến tâm trạng của mẹ bầu trở nên dễ bị ảnh hưởng, hay thay đổi. Bạn có thể cảm thấy vui vẻ, háo hức, nhưng cũng có thể dễ cáu kỉnh, lo lắng.
Cơ thể mẹ bầu đang phải làm việc nhiều hơn để cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi, vì vậy mẹ bầu có thể cảm thấy dễ bị kiệt sức và mệt mỏi hơn bình thường.
Đây là dấu hiệu thai nghén rõ ràng nhất. Nếu đã quan hệ tình dục không an toàn và bị chậm kinh hơn 1 tuần, bạn nên đi khám thai để xác định mình có mang thai hay không.
Trong tuần thứ 5 của thai kỳ, bạn thường sẽ thấy túi noãn hoàng, số ít có thể thấy được nhịp tim thai. Để yên tâm hơn, bạn có thể chờ đến tuần 6-8 thai kỳ để theo dõi nhịp tim thai. Nhịp tim thai bình thường sẽ dao động từ 110 – 160 nhịp/phút.
Lưu ý:
Có thai nhưng không đau ngực có thể là biểu hiện bất thường hoặc không. Khi gặp tình huống này, mẹ hãy bình tĩnh theo dõi các dấu hiệu khác của cơ thể. Nếu phát hiện thấy bất cứ triệu chứng nào cảnh báo nguy hiểm, mẹ hãy đi bệnh viện ngay nhé.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
5 Reasons of Chest Pain During Pregnancy That You Didn’t Know
https://www.sitarambhartia.org/blog/maternity/chest-pain-during-pregnancy/
Ngày truy cập: 23/08/2022
Ngực đau như thế nào là có thai?
https://benhvienthucuc.vn/nguc-dau-nhu-the-nao-la-co-thai/
Ngày truy cập: 23/08/2022
12 Severe Causes Of Chest Pain & Infection During Pregnancy
http://www.momjunction.com/articles/serious-causes-chest-pain-infection-pregnancy_0085567/
Ngày truy cập: 23/08/2022
Chest Pressure During Pregnancy
http://www.livestrong.com/article/346195-chest-pressure-during-pregnancy/
Ngày truy cập: 23/08/2022
What’s Causing My Chest Pain?
http://www.webmd.com/pain-management/guide/whats-causing-my-chest-pain#1
Ngày truy cập: 23/08/2022