Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Thai 7 tuần phát triển như thế nào và cơ thể mẹ thay đổi ra sao?
Khi thai 7 tuần tuổi thì những ngón tay, ngón chân có màng của bé đã bắt đầu xuất hiện và “đuôi” dần dần biến mất. Mẹ cũng đã có những thay đổi đáng kể do sự gia tăng nội tiết tố đột ngột.
Thai 7 tuần là thời điểm rất quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển. Điều mẹ cần chú trọng nhất là xây dựng một chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý để bảo vệ sức khỏe. Bài viết này của MarryBaby sẽ giúp cho các mẹ thêm thông tin về sự phát triển của thai nhi 7 tuần và sự thay đổi của cơ thể mẹ. Các mẹ bầu hãy cùng tham khảo nhé!
Sự phát triển của thai nhi 7 tuần tuổi
Mẹ thắc mắc thai nhi 7 tuần tuổi phát triển như thế nào? Sau đây là thông tin dành cho mẹ!
1. Hình ảnh thai 7 tuần
Mẹ đã chính thức bước vào những tuần giữa trong tam cá nguyệt thứ nhất; so với tuần đầu tiên, tuần này bé có sự phát triển có thể nói là rõ ràng nhất.
Phần đuôi đang dần co lại và cái đuôi của bé sẽ sớm biến mất.
Bộ phận sinh dục của bé vẫn chưa phát triển đầy đủ để bộc lộ giới tính là trai hay gái.
Bắt đầu xuất hiện những ngón chân và tay có màng phát triển từ bàn tay và bàn chân.
Các tế bào thần kinh đang phân nhánh ra để kết nối với nhau, tạo thành hệ thần kinh sơ khai.
Bé có kích thước bằng hạt đậu Hà Lan và đang liên tục phát triển mặc dù mẹ vẫn chưa cảm nhận được nhiều.
Các cơ quan nội tạng đang phát triển với tốc độ nhanh chóng. Bé có mí mắt, thanh khí – phế quản kéo dài từ cổ họng đến các nhánh của phổi đang phát triển.
2. Thai nhi 7 tuần có kích thước bao nhiêu?
Theo bảng đo cân nặng và chiều cao chuẩn của thai nhi qua các tuần thì thai 7 tuần chỉ mới dài khoảng 10mm, cân nặng chỉ vài gam. Vì kích thước thai nhi 7 tuần như hạt đậu Hà Lan nên bụng của mẹ vẫn chưa thấy sự biến đổi quá nhiều ở bên ngoài. Trong khi đó, kích thước túi ối sẽ giao động ở mức 20mm. Trong giai đoạn này, thai nhi có nhịp tim bình thường vào thời điểm này là 90 – 110 nhịp mỗi phút.
Bắt đầu bước vào giai đoạn giữa trong tháng thứ 2 của thai kỳ, mẹ sẽ thường xuyên đi tiểu. Cảm giác như chỉ vừa mới vào thăm nhà vệ sinh thôi nhưng đã muốn đứng dậy đi tiếp. Lúc này lượng máu trong cơ thể tăng 10% (đến hết 40 tuần thai có thể tăng 40% để bù cho bé). Điều này tạo ra rất nhiều chất lỏng dư thừa và thải ra ngoài chủ yếu qua đường tiểu của mẹ.
Trong giai đoạn này ngoài việc đi tiểu nhiều hơn, mẹ bắt đầu cảm thấy áo ngực của mình bị chật khít. Do sự gia tăng nội tiết tố sẽ khiến ngực phát triển để chuẩn bị cho con bú. Ngực của mẹ sẽ tiếp tục lớn hơn một đến 2 cỡ trong thời gian mang thai; nhất là khi mẹ bầu mang thai bé đầu tiên.
Ngoài ra, mẹ cũng cảm thấy mệt mỏi do sự thay đổi hormone, nhất là sự tăng progesterone đột ngột. Tình trạng nôn ói thường xuyên cũng khiến mẹ mất năng lượng. Thỉnh thoảng, mẹ cũng có thể bị khó ngủ vào ban đêm. Nếu chưa khám thai ở tuần 5 và 6 thì đây là thời điểm thích hợp mẹ bầu có kỳ kiểm tra sức khỏe đầu tiên với bác sĩ sản khoa.
Khi đó, mẹ sẽ có một cuộc thảo luận nhỏ về tiền sử bệnh tật; các bệnh rối loạn di truyền và bắt đầu lập biểu đồ tăng cân cho mẹ. Lúc này mẹ cũng cần xét nghiệm máu để xem có bị thiếu máu hay không; khám phụ khoa hay siêu âm đầu dò âm đạo để kiểm tra phôi thai.
Lời khuyên của bác sĩ để thai 7 tuần phát triển tốt
1. Đi bộ để chống mệt mỏi
Mẹ nên dành ra 15 phút vận động nhẹ nhàng mỗi ngày để giảm bớt cảm giác mệt mỏi trong 3 tháng đầu thai kỳ. Ngoài ra, mẹ cũng có thể tham gia thêm các lớp yoga dành cho bà bầu để cơ thể thoải mái hơn khi bị ốm nghén.
2. Giảm cảm giác ốm nghén
Để xoa dịu cảm giác buồn nôn, mẹ có thể nghỉ ngơi và nhờ bố giúp đỡ việc nhà trong khi bầu bì. Nếu tình trạng ốm nghén trở nên gay gắt hơn thì mẹ cần tới gặp bác sĩ ngay. Những lớp học tiền sản sẽ hỗ trợ rất lớn cho các mẹ mới sinh con lần đầu. Vì thế, mẹ nên tham gia học để hiểu rõ cơ với những sự thay trong thai kỳ nhé.
3. Chế độ ăn của bà bầu
Khi thai 7 tuần tuổi, mẹ nên đảm bảo chế độ ăn đầy đủ 4 nhóm chất: Tinh bột, đạm, sữa, vitamin và các chất xơ. Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày hoặc nhiều hơn. Ngoài ra, mẹ nhớ bổ sung axit folic; canxi và sắt để cân bằng thêm các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi và duy trì sức khỏe nhé. Nhất là, mẹ cần phải bổ sung các thực phẩm giàu sắt để tránh tình trạng thiếu máu trong thai kỳ.
Bị chuột rút ở bụng khi mang thai 7 tuần là bình thường. Song nếu nó xảy ra kèm theo đau vai; cổ và kèm theo các cơn co thắt; chóng mặt hoặc tiết dịch âm đạo thì mẹ nên đi khám bệnh ngay.
Bên cạnh đó, khi ngồi làm việc quá lâu mẹ hãy nhớ đứng lên đi lại một chút để hệ tuần hoàn máu được lưu thông. Từ đó, mẹ sẽ tránh được những cơn đau nhức do chuột rút hoặc mệt mỏi do ngồi nhiều.
5. Tránh xa khói thuốc và chất kích thích
Khói thuốc chính là tác nhân chính gây ra các ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai 7 tuần như giảm trọng lượng và IQ thấp. Bên cạnh đó, các chất kích thích như rượu bia; ma túy; thuốc lá… nếu mẹ lạm dụng sẽ dẫn đến việc ngộ độc thai kỳ. Từ đó gây ảnh hưởng xấu đến sự hình thành và phát triển của thai 7 tuần ngay từ trong bụng mẹ.
6. Quan hệ tình dục an toàn
Ngoài ra khi có thai, mẹ vẫn có thế quan hệ tình dục bình thường nếu có nhu cầu. Nhưng bố mẹ cũng cần để ý đến những cách quan hệ an toàn để tránh bị ra máu khi quan hệ; âm đạo xuất huyết hoặc vùng kín bị viêm nhiễm… gây ảnh hưởng đến thai nhi 7 tuần tuổi. Tốt nhất, bố mẹ nên hạn chế chuyện ấy trong giai đoạn này vì thai nhi chưa phát triển ổn định.
7. Giữ vệ sinh vùng kín
Mắc bệnh phụ khoa trong thai kỳ sẽ có nguy cơ nhiễm trùng nước ối; vỡ màng ối; thậm chí là sảy thai và sinh non. Vì thế, trong giai đoạn mang thai mẹ nhớ giữ vệ sinh vùng kín thật cẩn thận để bảo vệ thai nhi. Nếu bố mẹ có quan hệ thì nên dùng bao cao su để tránh lây bệnh tình dục nếu bố vô tình không biết nhé.
Bí quyết cho mẹ bầu khỏe mạnh khi thai 7 tuần tuổi
1. Chụp ảnh bầu
Bố mẹ có thể ghi lại những khoảnh khắc đáng nhớ cùng con mỗi ngày để tạo nên cuốn album đặc biệt tặng bé sau này. Việc chụp ảnh bầu cũng giúp mẹ thêm vui vẻ, thoải mái tránh bị stress trong giai đoạn mang thai thường gặp nữa đấy.
2. Chất dịch màu trắng
Sự gia tăng hormone và lưu lượng máu khi mang thai làm tăng sản xuất chất nhầy cổ tử cung, được gọi là huyết trắng. Mẹ bầu có thể nhận thấy nó như một chất dịch loãng, màu trắng sữa, không mùi. Do đó, giai đoạn này hãy chịu khó thay quần lót để vùng kín không bị ẩm ướt, dễ gây viêm nhiễm.
3. Táo bón khi mang thai 7 tuần
Mẹ sẽ bị đầy hơi, chướng bụng và táo bón trong thai kỳ. Do hormone progesterone gia tăng làm giãn các tế bào cơ trơn; khiến ruột non và ruột già di chuyển chậm hơn dẫn đến hấp thụ nhiều nước hơn và phân rắn chắc hơn. Do đó, mẹ cần bổ sung nhiều trái cây và rau xanh trong giai đoạn này. Các loại thực phẩm như chuối; khoai lang; đu đủ; bưởi; rau lang; rau mồng tơi; đậu bắp… sẽ giúp mẹ tránh khỏi tình trạng táo bón.
Mẹ cần phải khám thai lần đầu đúng thời điểm để chăm sóc sức khỏe của bản thân và thai nhi.
Mẹ cũng đừng quên sàng lọc bệnh lý tuyến giáp trong 3 tháng đầu thai kỳ để tránh những rủi ro nguy hiểm nữa nhé.
Ngoài ra, mẹ cần mẹ cần nhận biết các trường hợp ra máu âm đạo bất thường để kịp thời đến bệnh viện khám chữa sớm nhất.
Đặc biệt, vào tuần thứ 12 mẹ nhớ khám sàn lọc dị tật thai nhi để có thể can thiệp kịp thời nếu có các vấn đề nguy hiểm. Ghi nhớ ngày dự kiến sinh theo siêu âm ở mốc 12 tuần cũng rất quan trọng cho quá trình khám thai sau này nữa mẹ nhé.
Như vậy mẹ đã có thể mường tượng được sự phát triển của thai 7 tuần như thế nào rồi đấy. Dù cảm giác buồn nôn của các cơn nghén hành thế nào. Nhưng mẹ cũng nên nhớ bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để giúp thai nhi lớn lên khỏe mạnh nhé.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.