Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Không tăng cường quá nhiều năng lượng, chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu chủ yếu bổ sung các loại vitamin và khoáng chất hỗ trợ cho quá trình hình thành và phát triển của thai nhi. Hoa quả và rau xanh chứa ít calories nhưng lại giàu vitamin là lựa chọn hoàn hảo cho sức khỏe mẹ bầu trong giai đoạn này.
Bà bầu có thể ăn được tất cả các loại trái cây vì thể trạng mỗi người mỗi khác nên lượng quả nạp vào cơ thể vì thế cũng khác biệt. Đây là lời khuyên của bác sĩ hiện đại, còn theo quan niệm dân gian phụ nữ mang thai phải kiêng mít, đào, vải… vì những loại quả này có tính nóng.
Mẹ bầu nên hạn chế những loại hoa quả quá ngọt vì khiến cơ thể tăng cân không kiểm soát, dẫn đến béo phì, ảnh hưởng sự phát triển của thai nhi. Thay vào đó mẹ bầu có thể chon ăn những loại quả không ngọt lắm như cam, bưởi, thanh long… vừa ít ngọt lại giàu chất xơ giảm nguy cơ bà bầu bị táo bón.
Nếu không bị tăng cân quá nhiều – có cân nặng phù hợp với thể trạng, chị em có thể ăn tất cả các loại hoa quả mà mình thích. Tuy nhiên, các mẹ cũng lưu ý: “Cái gì quá cũng không tốt”, hoa quả cũng như các nhóm thực phẩm khác, chỉ nên ăn ở mức vừa phải.
Trong chế độ dinh dưỡng khi mang thai trái cây không chỉ giúp bổ sung các loại vitamin và khoáng chất cho mẹ bầu mà còn là món ăn vặt an toàn mà không sợ tăng cân.
Lựu
Bà bầu ăn lựu có tốt không? Câu trả lời là có mẹ nhé! Không chỉ chứa dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi, bà bầu ăn lựu còn giúp ngăn ngừa rạn da hiệu quả. So với việt quất và trà xanh, hàm lượng chất chống ôxy hóa trong lựu vượt trội hơn hẳn. Rất nhiều sản phẩm dưỡng da, trị mụn, giúp da sáng mịn đều được chiết xuất từ lựu.
Bên cạnh đó, lựu chứa nhiều vitamin C, giúp tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, nhất là trong giai đoạn 3 tháng đầu nhạy cảm. Không chỉ vậy, ăn lựu khi mang thai 3 tháng cuối cũng có tác dụng ngăn ngừa tiền sản giật – “kẻ thù” đáng sợ của mẹ và bé.
Kiwi
Trung bình 100gr kiwi chứa khoảng 90mg vitamin C, vượt trội hơn hẳn so với lượng vitamin C trong cam. Bổ sung vitamin C không chỉ tốt cho hệ miễn dịch mà còn giúp sản xuất collagen, hỗ trợ phát triển xương, sụn và mạch máu cho thai nhi.
Kiwi cũng được xếp vào hàng top những loại thực phẩm giàu a-xít folic, dưỡng chất đặc biệt quan trọng trong giai đoạn đầu thai kỳ. Bổ sung 600 mcg a-xít folic mỗi ngày có thể giúp giảm 70% nguy cơ dị tật ống thần kinh.
Bên cạnh đó, kiwi cũng là nguồn cung cấp rất nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng cần thiết cho một thai kỳ khỏe mạnh như: vitamin E, canxi, sắt, magie, kali… Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy bà bầu ăn kiwi hàng ngày còn có tác dụng giảm nguy cơ hình thành bệnh hen suyễn và eczema ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Nho
Mang thai 3 tháng đầu nên ăn hoa quả gì? Chắc chắn không thể thiếu nho đâu bầu nhé! Nho có vị chua ngọt tự nhiên, là món ăn vặt dinh dưỡng cho những mẹ bầu bị ốm nghén. Hơn nữa, ăn nho khi mang thai cũng là cách bổ sung chất lỏng cho cơ thể, bởi 85% nho là nước.
Về hàm lượng a-xít folic, tuy không bằng kiwi, nhưng lượng folic nho cung cấp cũng khá lớn. Chưa kể đến lượng vitamin B, vitamin C, vitamin A và hàng loạt chất chống ôxy hóa chứa trong nho.
Cherry
Cherry có hàm lượng chất sắt khá cao, thậm chí gấp 20 lần so với cam, táo. Hơn nữa, cherry cũng chứa melatonin, một chất kích thích tố ôxy hóa mạnh giúp kích thích sự phát triển của tế bào. Bà bầu ăn cherry thường xuyên vừa giúp tăng cường tuần hoàn máu, vừa giúp cải thiện chức năng tiêu hóa. Đặc biệt, với những mẹ bầu ốm nghén nặng, biếng ăn, cherry là lựa chọn hoàn hảo cho thực đơn hàng ngày.
Nguồn gốc xuất xứ là điều mẹ bầu nên lưu ý khi ăn cherry. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều nguồn hàng với chất lượng khác nhau. Để tránh những tác dụng phụ không đáng có, tốt nhất mẹ nên lựa nguồn hàng uy tín, chất lượng.
Táo
Cam là một trong những nguồn vitamin C dồi dào. Hẳn mẹ bầu nào cũng “nằm lòng” điều này. Tuy nhiên, bầu có biết lượng vitamin C trong táo thậm chí có thể gấp 7 lần so với cam?
Ngoài lượng vitamin C “khủng”, giống như tất cả các loại hoa quả khác, táo cũng chứa chất xơ, các loại vitamin và khoáng chất cần thiết khác như vitamin A, B, kali, a-xít folic… Đặc biệt hơn, nghiên cứu còn cho thấy bà bầu ăn táo mỗi ngày còn giúp ngăn ngừa nguy cơ phát triển dị ứng và hen suyễn ở trẻ trong tương lai.
Bơ
Nằm trong danh sách những thực phẩm bà bầu nên ăn, bơ chứa nhiều vitamin A, B, C, kali và folate, cần thiết cho sự phát triển hệ thần kinh của bé. Hàm lượng chất béo trong bơ cũng giúp cơ thể nâng cao khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng khác.
Đu đủ chín
Trong đu đủ chứa nhiều vitamin A, C, canxi, sắt… nhưng lại không chứa nhiều tinh bột, giúp cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi nhưng lại không làm mẹ lên cân nhanh.
Chuối chín
Ăn chuối khi mang thai giúp mẹ bầu hạn chế những khó chịu do ốm nghén mang lại. Ngoài ra, hàm lượng kali cao trong chuối giúp ngăn ngừa và hạn chế tình trạng phù nề, chuột rút khi mang thai. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên ăn chuối khi đói vì có thể làm phá vỡ sự cân bằng magie và canxi trong máu.
Xoài
Đây là loại quả nhiệt đới, có nhiều trong mùa hè. Nó không chỉ ngon mà còn đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nó hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn và có chứa vitamin A, vitamin C rất có lợi cho phụ nữ mang thai.
Hy vọng với những gợi ý trên đây mẹ bầu sẽ không còn “đau đầu” với vấn đề mang thai 3 tháng đầu nên ăn hoa quả gì. Với hàm lượng dinh dưỡng phong phú những loại quả trên là “siêu phẩm” dinh dưỡng cho bà bầu, không chỉ trong 3 tháng đầu mà còn trong suốt thai kỳ.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.