Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Mẹ bầu khóc trong 3 tháng đầu có sao không? Phụ nữ khi mang thai thường được khuyên nên giữ tâm trạng vui vẻ, hạn chế buồn bực, suy nghĩ tiêu cực. Nhiều người cho rằng nếu mẹ bầu buồn bã, hay khóc thì em bé sinh ra sẽ dễ ốm yếu và quấy khóc.
Đặc biệt, nếu mẹ bầu khóc trong 3 tháng đầu kèm với tâm trạng nặng nề thường xuyên thì có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của em bé. Cụ thể khi mẹ bầu khóc trong 3 tháng đầu thì thai nhi sẽ gặp phải những vấn đề gì? Mẹ cùng MarryBaby tìm hiểu nhé.
Mang thai đem đến cho mẹ rất nhiều thay đổi, từ thể chất cho đến tâm tính. Giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên, nhiều mẹ trở nên cực kỳ nhạy cảm, tâm trạng thay đổi thất thường, rất dễ buồn và muốn khóc. Mẹ bầu khóc trong 3 tháng đầu có thể do một số nguyên nhân sau:
Nếu mẹ bầu 3 tháng đầu chỉ thỉnh thoảng cảm thấy buồn và khóc một chút, sau đó tâm trạng có thể trở lại bình thường thì trường hợp này không nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu khóc trong 3 tháng đầu với tần suất dày đặc, kèm theo những dấu hiệu sau thì mẹ nên lưu ý.
Tình trạng mẹ bầu khóc không chỉ tác động không tốt đến sức khỏe của mẹ mà còn gây ảnh hưởng đến thai nhi. Em bé có thể gặp một vài nguy cơ dưới đây.
Giữa mẹ bầu và thai nhi luôn có sự liên kết chặt chẽ. Tâm trạng của mẹ bầu có thể ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tính cách của bé sau này.
Khi mẹ thường xuyên buồn bã và khóc nhiều, em bé sinh ra có nguy cơ dễ quấy khóc, ngủ kém, rối loạn tiêu hóa, khó thích ứng với sự thay đổi môi trường sống. Đồng thời, sức khỏe mẹ giảm sút, khó bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho thai nhi phát triển nên em bé có nguy cơ còi cọc, suy dinh dưỡng.
Mẹ bầu khóc trong 3 tháng đầu kèm theo tâm lý căng thẳng kéo dài sẽ sản sinh ra nhiều hormone cortisol. Khi lượng hormone này tăng cao, trẻ có nguy cơ giảm chỉ số IQ, chậm nói, thậm chí có khả năng bị tự kỷ hoặc tăng động.
Theo tiến sĩ Elysia Davis từ Đại học Denver, Mỹ, mức hormone cortisol cao ở bà bầu mang thai 3 tháng đầu có thể khiến trẻ bị căng thẳng ngay từ khi sinh ra. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trầm cảm cũng có thể tồn tại ở trẻ nhỏ và trở thành bệnh mãn tính.
Mẹ bầu khóc trong 3 tháng đầu là hiện tượng phổ biến nếu xảy ra ở mức độ nhẹ và không thường xuyên. Để hạn chế những suy nghĩ tiêu cực, lo lắng thái quá dẫn đến những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và em bé, mẹ có thể thử một số cách dưới đây.
Một giấc ngủ chất lượng sẽ giúp mẹ cải thiện tâm trạng rất nhiều. Ngủ đủ và ngủ sâu sẽ làm giảm căng thẳng, mệt mỏi, tăng cường lượng máu lưu thông lên não, khiến mẹ thấy hưng phấn hơn.
Mẹ nên có lịch sinh hoạt điều độ, xây dựng thói quen ngủ sớm dậy sớm vào giờ cố định. Trước giờ đi ngủ, mẹ nên vận động nhẹ nhàng, uống một ly sữa ấm, đọc một vài trang sách hoặc nghe những bài hát nhẹ nhàng, du dương. Mẹ tuyệt đối tránh xa các thiết bị điện tử để có một giấc ngủ ngon nhé.
Nhiều chị em khi mang thai thường dồn hết tâm trí vào đứa con mà quên mất chăm sóc cho chính mình. Việc dành thời gian cho bản thân, yêu thương và chiều chuộng những sở thích cá nhân sẽ khiến mẹ thoát khỏi những suy nghĩ tiêu cực, trở nên yêu đời và lạc quan hơn rất nhiều. Mẹ có thể đi spa, đi dạo phố, mua sắm, hẹn hò cùng bạn bè hoặc làm bất cứ việc gì mình yêu thích.
Cho dù tâm trạng có căng thẳng cỡ nào, mẹ cũng đừng nên sử dụng các chất kích thích để giải quyết vấn đề. Rượu, bia, thuốc lá hay các chất kích thích nói chung không những khiến tâm trạng mẹ trở nên nặng nề hơn mà còn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.
Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đã giúp mẹ giải đáp được thắc mắc mẹ bầu khóc trong 3 tháng đầu thì em bé có làm sao không. Yếu tố tinh thần ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe trong thai kỳ. Vì vậy, mẹ hãy cố gắng duy trì những suy nghĩ tích cực, mặc kệ những nỗi buồn và chỉ nghĩ về những điều tốt đẹp thôi nhé.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Crying during Pregnancy: How It Affects Your Baby
https://parenting.firstcry.com/articles/crying-during-pregnancy-how-it-affects-your-baby/
Truy cập ngày 20/1/2022
Emotions during pregnancy
https://www.nct.org.uk/pregnancy/how-you-might-be-feeling/emotions-during-pregnancy
Truy cập ngày 20/1/2022
Why You Have Mood Swings During Pregnancy and How to Cope
https://www.verywellfamily.com/mood-swings-during-pregnancy-4159590
Truy cập ngày 20/1/2022
Mood swings & mommy brain: The emotional challenges of pregnancy
https://www.livescience.com/51043-pregnancy-emotions.html
Truy cập ngày 20/1/2022
10 Things That Might Surprise You About Being Pregnant
https://kidshealth.org/Nemours/en/parents/pregnancy.html
Truy cập ngày 20/1/2022