Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Thụy Ngọc Quỳnh
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Văn Thuận
Cập nhật 4 tuần trước

Mẹ bầu mất ngủ 3 tháng đầu có ảnh hưởng đến thai kỳ không?

Mẹ bầu mất ngủ 3 tháng đầu có ảnh hưởng đến thai kỳ không?
Khi mang thai, phụ nữ thường phải đối diện với nhiều sự thay đổi từ thể chất đến tâm lý. Một trong những vấn đề khiến nhiều thai phụ bị ảnh hưởng đến cuộc sống nhất chính là chứng mất ngủ trong 3 tháng đầu.

Mẹ bầu mất ngủ 3 tháng đầu là một tình trạng khá phổ biến khiến nhiều người cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức. Vậy mẹ bầu bị mất ngủ có nguy hiểm không? Và cách chữa mất ngủ cho bà bầu 3 tháng đầu là gì?

Phụ nữ mới mang thai có bị mất ngủ không?

Mẹ bầu mới mang thai có bị mất ngủ không? Hầu hết các thai phụ đều gặp phải tình trạng mất ngủ trong 3 tháng đầu vì ốm nghén, đi tiểu nhiều, khó chịu trong thai kỳ…

Mất ngủ luôn là tình trạng “đáng báo động” đối với sức khỏe. Khi mang thai, bạn lại cần phải ngủ nhiều hơn bình thường để nạp lại năng lượng cho cơ thể. Nếu bình thường, bạn cần ngủ từ 7-9 tiếng. Thì lúc mang thai, bạn cần ngủ từ 8-10 tiếng.

>> Bạn có thể xem thêm: Nghén mùi khi mang thai là trai hay gái? Cách ông bà đoán giới tính em bé

Biểu hiện khi mẹ bầu mất ngủ 3 tháng đầu

Mẹ bầu 3 tháng đầu bị mất ngủ sẽ dễ cáu gắt vào hôm sau
Mẹ bầu 3 tháng đầu bị mất ngủ sẽ dễ cáu gắt vào hôm sau

Khi mẹ bầu bị mất ngủ 3 tháng đầu sẽ cảm thấy rất khó để có một giấc ngủ ngon. Bạn có thể thường xuyên thức giấc lúc giữa đêm, ngủ chập chờn hoặc thức dậy quá sớm vào ngày hôm sau.

Do đó, điều này có thể gây ảnh hưởng đến tâm lý của bạn vào ban ngày như:

  • Cáu gắt
  • Phản ứng chậm
  • “Chứng não sương mù” khiến đầu óc không thể ghi nhớ, phân tích nhạy bén hoặc thiếu tập trung khi làm việc.

Lúc đó, bạn có thể cảm thấy như tâm trí và cơ thể đang “chống lại” bản thân khi cố gắng hết sức để thực hiện mọi sinh hoạt trong ngày để giúp cho thai kỳ được khỏe mạnh.

Nếu những biểu hiện trên trở nên trầm trọng hơn, bạn nên đi khám sức khỏe nhé. Bác sĩ sẽ giúp bạn kiểm tra, chẩn đoán nguyên nhân chính xác và tư vấn cách cải thiện giấc ngủ tốt hơn.

Những nguyên nhân khiến bà bầu bị mất ngủ

Tình trạng mẹ bầu mất ngủ 3 tháng đầu là do sự thay đổi hormone và cơ thể đang tập thích nghi với việc thai nhi đang phát triển trong tử cung. Điều này gây ra những cơn đau và khó chịu trong giai đoạn mới mang thai; trong đó có cả chứng mất ngủ thai kỳ.

Ngoài ra, sự gia tăng hormone estrogen và progesteron chính là nguyên nhân chính khiến mẹ bầu trong 3 tháng đầu mất ngủ. Và điều này có thể kéo dài trong thai kỳ khi thai nhi ngày càng phát triển gây áp lực lên các khớp, lưng và bàng quang khiến mẹ bầu mắc đi tiểu đêm liên tục dẫn đến mất ngủ.

Bên cạnh những nguyên nhân khiến mẹ bầu 3 tháng đầu bị mất ngủ kể trên thì còn các yếu tố khác như:

Những cách chữa mất ngủ cho bà bầu 3 tháng đầu

Mẹ bầu mất ngủ phải làm sao? Tập thể dục sẽ giúp mẹ bầu 3 tháng đầu không mất ngủ nữa
Mẹ bầu mất ngủ phải làm sao? Tập thể dục sẽ giúp mẹ bầu 3 tháng đầu không mất ngủ

Mẹ bầu mất ngủ phải làm sao? Khi hiểu những nguyên nhân khiến mẹ bầu 3 tháng đầu bị mất ngủ; chúng ta sẽ dễ dàng tìm được những cách khắc phục. Mẹo giúp mẹ bầu ngủ ngon hơn chính là thay đổi lối sống lành mạnh hơn với các mẹo sau:

1. Trước khi đi ngủ

  • Chọn các hoạt động hàng ngày giúp bạn dễ ngủ hơn: Bạn có thể tập thể dục nhẹ vào đầu ngày để khỏe mạnh và dễ ngủ vào ban đêm.
  • Chợp mắt không quá 30 phút: Những giấc ngủ ngắn có thể giúp bạn đỡ mệt nếu bị thiếu ngủ. Bạn có thể chợp mắt vào buổi trưa, buổi chiều muộn hoặc buổi tối.
  • Giảm những lo lắng: Bạn hãy tâm sự với chồng, bạn bè hoặc bác sĩ về những nỗi lo lắng trong lòng. Bạn cũng có thể viết những ưu tư của mình vào sổ nhật ký để giải tỏa căng thẳng.
  • Tránh các tác nhân gây ảnh hưởng đến giấc ngủ: Bạn nên tránh dùng các thức uống có caffein trước khi đi ngủ trong vòng 8 tiếng. Bạn cũng nên tránh sử dụng các thiết bị điện tử trước khi ngủ như xem TV, lướt mạng xã hội,…
  • Tránh uống nước trước khi ngủ: Để giảm bớt việc đi vệ sinh vào ban đêm, bạn hãy cố gắng tránh uống nước trước khi đi ngủ. Nếu miệng bạn bị khô hoặc khát nước chỉ uống không quá một ly nước trong 2 giờ trước khi đi ngủ hoặc uống từng ngụm nhỏ.
  • Khắc phục chứng ợ nóng vào ban đêm: Bạn hãy thay đổi từ việc ăn ba bữa lớn sang ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày. Ngoài ra, bạn cần tránh tiêu thụ các thực phẩm dễ gây ợ nóng như thức ăn cay hoặc nhiều dầu mỡ. Và bạn tuyệt đối đừng đi ngủ trong vòng hai giờ sau khi ăn.
  • Tiêu thụ các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe: Bạn có thể dùng một số thực phẩm có thể giúp giảm triệu chứng của các biến chứng thai kỳ. Ví dụ, nếu bị chuột rút ở chân, hãy tăng cường canxi và magiê trong chế độ ăn uống với ngũ cốc nguyên hạt, đậu, trái cây sấy khô, các loại hạt,…

2. Khi đến giờ đi ngủ

  • Thử nghiệm các liệu pháp thư giãn: Bạn có thể chọn thực hiện các điều sau như các bài tập thở, tập giãn cơ, thiền, yoga, tắm nước ấm hoặc massage.
  • Đừng nghĩ ngợi nhiều: Cần tránh nằm thao thức khi lên giường ngủ khiến mẹ bầu bị mất ngủ 3 tháng đầu. Nếu bạn bị thức giấc lúc giữa đêm, hãy thử đứng dậy và thực hiện một số hoạt động thư giãn như thiền hoặc đọc sách (hãy dùng ánh sáng dịu khi thực hiện các hoạt động này).
  • Rèn luyện chu kỳ giấc ngủ: Bạn hãy cố gắng duy trì bản thân đi ngủ và thức dậy vào một giờ nhất định trong ngày. Ngoài ra, bạn hãy giữ phòng ngủ luôn mát mẻ, tối và yên tĩnh. Bạn có thể đầu tư thêm một tấm nệm êm ái và một chiếc gối dành cho bà bầu để giấc ngủ được ngon hơn.
  • Nằm ngủ với tư thế thoải mái nhất: Bạn hãy thử ngủ nghiêng về bên trái rồi ôm một chiếc gối và dùng một chiếc gối để đỡ bụng. Điều này sẽ giúp tốt cho việc tuần hoàn máu của cơ thể được tốt hơn. Nếu điều này không thoải mái, bạn hãy thử nghiệm với các tư thế ngủ khác nhau nhé.

Như vậy, mẹ bầu 3 tháng đầu bị mất ngủ là tình trạng phổ biến trong thai kỳ. Thậm chí, điều này còn có thể gia tăng hơn khi vào những tháng thai kỳ tiếp theo. Để có giấc ngủ ngon hơn, mẹ nên áp dụng các cách chữa mất ngủ cho bà bầu 3 tháng đầu đã đề cập ở trên. Nếu đã áp dụng các cách trên nhưng vẫn không cải thiện được giấc ngủ thì bạn hãy đi khám sức khỏe để được bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân chính xác hơn nhé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Pregnancy Insomnia
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/pregnancy-insomnia
Truy cập ngày 12/03/2024

2. Get a Good Night’s Sleep During Pregnancy
https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/staying-healthy-during-pregnancy/get-a-good-nights-sleep-during-pregnancy
Truy cập ngày 12/03/2024

3. Sleeping During Pregnancy
https://kidshealth.org/en/parents/sleep-during-pregnancy.html
Truy cập ngày 12/03/2024

4. Tiredness and sleep problems
https://www.nhs.uk/pregnancy/related-conditions/common-symptoms/tiredness/
Truy cập ngày 12/03/2024

5. Pregnancy Insomnia: Snooze Or Lose!
https://americanpregnancy.org/healthy-pregnancy/pregnancy-health-wellness/insomnia-during-pregnancy/
Truy cập ngày 12/03/2024

x