Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Việc nghe tim thai khi siêu âm trong giai đoạn đầu thai kỳ sẽ giúp cho bác sĩ xác định được thai nhi có đang phát triển bình thường không. Nếu chẳng may bác sĩ không nghe được tim thai thì sao? Điều này cần mẹ bầu tìm hiểu rõ các nguyên nhân không có tim thai. Từ đó, mẹ bầu sẽ tìm được cách xử trí. Bài viết này MarryBaby sẽ giúp mẹ giải đáp những vấn đề này nhé.
Trước khi tìm hiểu nguyên nhân không có tim thai, chúng ta cần biết trái tim thai nhi hình thành thế nào. Theo American Heart Association (Hiệp hội Tim Mỹ) chia sẻ; trái tim của thai nhi bắt đầu hình thành ngay sau khi thụ thai và hoàn thiện khi thai được 8 tuần. Tim bắt đầu như một cấu trúc hình ống xoắn và phân chia để tạo thành tim và van tim.
Khi siêu âm tim thai, bác sĩ sẽ dùng một đầu dò đặt trên bụng của mẹ bầu. Sóng siêu âm phát ra từ đầu do sẽ thu lại các cơ quan của em bé bao gồm cả tim và phát trở lại máy ảnh. Hình ảnh chuyển động của các bộ phận khác nhau của tim sẽ được bác sĩ đánh giá.
Sóng âm thanh cũng có thể phát hiện dòng máu chảy khắp tim của thai nhi. Điều này giúp bác sĩ có thể đánh giá cấu trúc và chức năng của tim thai. Nếu trong giai đoạn này, mẹ bầu siêu âm không thấy tìm thai thì do đâu? Hãy đọc tiếp phần dưới đây để biết nguyên nhân không có tim thai nhé.
>> Bạn có thể xem thêm: Ăn gì để sớm có tim thai và những thực phẩm mẹ cần đưa vào thực đơn
Nguyên nhân không có tim thai hàng đầu chính là việc người mẹ đã bị sảy thai, thai chết lưu nhưng bản thân mẹ lại không biết điều này. Hầu hết, sảy thai xảy ra do những lý do:
Tại sao không có tim thai? Đây là trường hợp ít gặp nhưng không phải không xảy ra, nhịp tim của thai nhi có thể thay đổi thất thường lúc nhanh, lúc chậm hoặc là ngưng đột ngột trong thời gian ngắn. Do đó, trong quá trình siêu âm thai lúc đầu có thể không thấy tim thai. Nhưng mẹ cũng không nên quá lo lắng bởi rất hiếm thai nhi bị tử vong do rối loạn nhịp tim.
Vì sao không có tim thai? Dựa vào chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng để tính toán tuổi thai có thể dẫn đến sự sai lệch. Chẳng hạn, nếu bạn không rụng trứng sau hai tuần khi chu kỳ kinh nguyệt bắt đầu thì quá trình thụ tinh sẽ diễn ra chậm hơn. Có nghĩa bạn sẽ tính tuổi thai sớm hơn hai tuần so với thực tế. Đây chính là nguyên nhân không có tim thai do thai nhi còn quá nhỏ.
Vì sao không có tim thai? Nguyên nhân không có tim thai có thể là do các thiết bị máy siêu âm. Theo đó, siêu âm đầu dò qua ngõ âm đạo sẽ tiếp cận tử cung tốt hơn và đưa ra kết quả chính xác hơn trong thời kỳ đầu mang thai. Siêu âm bụng hoặc ống nghe khó có thể nghe được tim thai khi tuổi thai còn nhỏ. Do đó, bác sĩ có thể sẽ hẹn bạn cho lần tái khám sau để có kết quả chính xác hơn.
>> Bạn có thể xem thêm: Cách nghe tim thai không cần siêu âm mẹ đã biết chưa?
Khi mẹ bầu đã biết những nguyên nhân không có tìm thai; thì cũng cần nhận biết các dấu hiệu không có tim thai do sảy thai. Trường hợp không có tim thai có thể nghi ngờ sảy thai nếu:
Ngoài ra, bạn cũng có thể nghĩ đến sảy thai nếu có những dấu hiệu sau:
>> Bạn có thể xem thêm: Nhịp tim thai nhi bao nhiêu là bình thường và những sự thật thú vị
Kết luận siêu âm không thấy tim thai quả là tin đau lòng, khiến mẹ đứng ngồi không yên, nhất là những mẹ mang thai lần đầu. Nhưng nếu đang ở tuần thai thứ 6, 7 thì mẹ không nên quá lo lắng mà ảnh hưởng đến sức khỏe. Có thể do còn quá nhỏ nên tim thai chưa xuất hiện, mẹ hãy yên tâm và khám lại vào khoảng 2 tuần sau.
Tuy nhiên, sau 12 tuần mà vẫn không thấy tim thai thì khả năng cao là thai đã bị chết lưu. Trong trường hợp này mẹ nên nhờ bác sĩ cho thực hiện thêm xét nghiệm hCG để biết thai có chết lưu hay không. Nếu chẳng may thai chết lưu mẹ cần có phương pháp điều trị gấp lấy thai ra ngoài, để không ảnh hưởng xấu đe dọa đến tính mạng người mẹ.
Bên cạnh vấn đề nguyên nhân không có tim thai; thì vấn đề túi thai vẫn phát triển nhưng không có tim thai cũng được mẹ bầu thắc mắc. Đó có thể do mẹ bầu đang bị chửa trứng (hay còn gọi là chửa ngoài dạ con). Đây là một dạng sẩy thai sớm xảy ra khi trứng đã thụ tinh làm tổ vào tử cung nhưng không phát triển thành phôi thai; bệnh viện Cleveland tại Mỹ cho biết.
Phôi thai sẽ ngừng phát triển, nhưng túi thai (nơi phôi thai sẽ phát triển) vẫn tiếp tục phát triển. Nhau thai và túi thai rỗng sẽ tiết ra các hormone thai kỳ – ngay cả khi không có phôi thai. Điều này khiến bạn có các triệu chứng mang thai sớm; hoặc thậm chí kết quả thử thai dương tính. Như vậy mẹ đã hiểu vì sao túi thai vẫn phát triển nhưng không có tim thai rồi phải không?
Ngoài những nguyên nhân không có tim thai; thì không có tim thai có bị nghén không? Nếu mẹ bầu không có triệu chứng bất thường và nồng độ hCG bình thường; thì rất có thể nguyên nhân chưa có tim thai là do bạn siêu âm quá sớm hoặc tính sai tuổi thai. Trường hợp này, các triệu chứng thai kỳ, kể cả ốm nghén vẫn tiếp diễn bình thường. Nếu mẹ bầu đang bị nghén mà các dấu hiệu giảm dần thì có thể là dấu hiệu sảy thai. Còn nếu ngay từ đầu bạn đã không nghén thì cũng không cần quá lo.
Tuy nhiên, cũng có trường hợp siêu âm có phôi thai, không có tim thai nhưng vẫn bị nghén. Nguyên nhân của tình trạng này là do bào thai vẫn tiết ra một lượng hormone thai kỳ nhất định. Vì vậy, dù thai đã ngừng phát triển thì mẹ vẫn có thể bị nghén.
Khi mẹ bầu đã hiểu những nguyên nhân không có tim thai sẽ giúp mẹ biết cách bình tĩnh và ổn định tâm lý để xử lý mọi việc. Sẽ không quá lo lắng khi siêu âm sớm chưa có tim thai hay có những biện pháp phòng ngừa, dưỡng thai an toàn hơn cho lần mang thai sau.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Fetal echocardiography
https://medlineplus.gov/ency/article/007340.htm
Truy cập ngày 02/06/2021
2. Fetal ultrasound
https://www.mayoclinic.org/tests-procedures/fetal-ultrasound/about/pac-20394149
Truy cập ngày 02/06/2021
3. Role of ultrasound in the evaluation of first-trimester pregnancies in the acute setting
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7065984/
Truy cập ngày 02/06/2021
4. Fetal Echocardiogram
https://kidshealth.org/en/parents/fetal-echocardiogram.html
Truy cập ngày 02/06/2021
5. Understanding Miscarriage
https://kidshealth.org/MainLine/en/parents/miscarriage.html
Truy cập ngày 02/06/2021
6. Fetal Echocardiography / Your Unborn Baby’s Heart
Truy cập ngày 25/07/2022
7. Blighted Ovum
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/21924-blighted-ovum
Truy cập ngày 25/07/2022