Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Khi thai nhi 3 tháng tuổi, mẹ sẽ kết thúc kỳ tam cá nguyệt thứ nhất, các triệu chứng ốm nghén, buồn nôn hầu như đã bắt đầu giảm. Cùng tìm hiểu sự phát triển của thai nhi 3 tháng tuổi cũng như những điều mẹ bầu cần lưu ý trong giai đoạn nhạy cảm này, mẹ nhé.
Giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ, thai nhi sẽ từng bước chuyển từ phôi thai thành một cơ thể em bé hoàn chỉnh. Thai nhi 3 tháng tuổi sẽ có những bước phát triển cơ bản sau:
– Thai nhi 3 tháng tuổi sẽ có mức cân nặng trung bình khoảng 14 gram, chiều dài khoảng 5,4cm.
– Cơ thể em bé đã trở nên cứng cáp hơn, các ngón tay ngón chân đã phát triển rõ rệt.
– Cơ quan sinh dục của thai nhi đã bắt đầu hình thành.
– Một số cơ quan như hệ tuần hoàn, tiết niệu dần dần hoàn thành.
– Thai nhi 3 tháng tuổi sẽ xuất hiện mí mắt và bắt đầu mọc tóc.
– Các bộ phận như cổ, cằm, đôi tai dần hoàn thiện rõ rệt.
– Em bé đã có những cử động đầu tiên, hay còn được gọi là thai máy. Tuy nhiên những cử động này vẫn còn rất nhẹ nhàng nên mẹ vẫn rất khó để nhận ra được.
>>> Bạn có thể tham khảo: Thai 12 tuần đã biết trai hay gái chưa?
Khi em bé trong bụng mẹ được 3 tháng tuổi, ngón tay và ngón chân đã phát triển rõ ràng. Lúc này, khuỷu chân, cổ chân, khuỷu tay và cổ tay đã bắt đầu có sự phân chia và bắt đầu hoạt động. Nếu tinh ý, mẹ có thể cảm nhận được những cử động của bé. Thai nhi 3 tháng tuổi đã biết đạp chưa? Thực tế, những cử động của em bé không chỉ có động tác đạp mà còn có những chuyển động như nấc, huơ tay, quay qua quay lại, nháy mắt, cựa quậy, di chuyển nhẹ nhàng. Tuy nhiên, những cử động này tạo ra cảm nhận khá giống nhau nên mẹ khó phân biệt được.
Như vậy, thai nhi 3 tháng tuổi đã bắt đầu có những động tác co duỗi, đá chân khiến mẹ cảm thấy bé đang đạp. Những cử động này còn rất nhẹ nhàng, chỉ thoảng nhẹ qua như cơn gió nên nhiều mẹ có thai lần đầu đã bỏ lỡ khoảnh khắc này. Thông thường đến tuần thứ 18, những cú đạp của bé sẽ trở nên rõ ràng hơn và đến tuần 24, mẹ sẽ thường xuyên cảm nhận được những cử động mạnh mẽ này.
Một trong những sự phát triển quan trọng của thai nhi 3 tháng tuổi đó là bộ phận sinh dục của bé đã phân chia theo giới tính. Cụ thể:
– Đối với bé trai: Bộ phận sinh dục của bé trai đã bắt đầu xuất hiện rãnh sinh dục từ tuần thứ 9. Từ tuần thứ 10, chồi sinh dục sẽ phát triển thành tuyến tiền liệt. Lúc này, bộ phận sinh dục thai nhi 12 tuần của bé trai sẽ có dương vật, nếp niệu đạo và hậu môn. Trong tuần thứ 14, hệ tiết niệu của bé trai sẽ hoàn chỉnh.
– Đối với bé gái: Vào tuần thứ 12, bộ phận sinh dục của bé gái sẽ xuất hiện buồng trứng và bắt đầu sản xuất trứng. Trung bình một bé gái khi đến 20 tuần tuổi trong bụng mẹ sẽ có 7 triệu quả trứng trong buồng trứng.
Việc phát triển bộ phận sinh dục của thai nhi ở thời điểm 12 tuần có thể giúp mẹ nhận diện được giới tính của em bé thông qua siêu âm. Các bác sĩ có thể thấy được hình ảnh dương vật và âm vật, từ đó có dự đoán sơ bộ về giới tính. Tuy nhiên, tùy vào từng cơ địa của mẹ, tình hình phát triển của thai nhi và kỹ thuật siêu âm, kết quả này chỉ có tỷ lệ chính xác khoảng 50% – 80%.
>>> Bạn có thể tham khảo: Bài tập thể dục cho bà bầu 3 tháng cuối để dễ sinh con
Thời điểm thai nhi 3 tháng tuổi, mẹ bầu sẽ được chỉ định làm một số xét nghiệm sau để đánh giá tình hình sức khỏe của thai nhi và tầm soát các dấu hiệu bất thường:
– Đo độ mờ da gáy: Vùng da dưới gáy của thai nhi thường sẽ tích tụ chất dịch, tạo nên một khoảng sáng ở khu vực này, gọi là độ mờ da gáy. Đo độ mờ da gáy là một xét nghiệm được thực hiện vào khoảng tuần thứ 11 – 13 của thai kỳ. Kết quả đo độ mờ da gáy sẽ cảnh báo về sự bất thường của nhiễm sắc thể và hình thái thai nhi. Độ mờ da gáy càng cao, thai nhi có nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh, chậm phát triển hoặc bị hội chứng Down (hội chứng gây ra khuyết tật về thể chất và tinh thần của trẻ).
– Xét nghiệm Double test: Đây là xét nghiệm có tác dụng phát hiện nguy cơ mắc các bệnh Edward, Down hoặc Patau.
– Xét nghiệm máu: Thiếu máu, thiếu sắt là một trong những tình trạng thường gặp ở các mẹ bầu. Các xét nghiệm máu trong thai kỳ sẽ giúp mẹ biết được nguy cơ thiếu chất, từ đó có kế hoạch bổ sung kịp thời.
– Xét nghiệm chỉ số MCH và MCV: Đây là hai chỉ số có tác dụng tầm soát bệnh Thalassemia, một loại bệnh tan máu bẩm sinh khá phổ biến. Do căn bệnh này có tính di truyền nên mẹ bầu cần phải xét nghiệm để xem mẹ có phải là người mang gen bệnh không và có kế hoạch quản lí tiếp theo.
Thời điểm này, hầu hết các mẹ bầu vừa trải qua giai đoạn ốm nghén với nhiều triệu chứng khó chịu, cơ thể mệt mỏi. Khi các triệu chứng này kết thúc, mẹ nên tăng cường bồi bổ bản thân, phục hồi sức khỏe.
– Mẹ cần có một chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất cần thiết, ăn nhiều bữa trong ngày và hạn chế để cơ thể bị đói. Ngoài những bữa ăn chính, hãy chuẩn bị nhiều món ăn vặt vừa ngon miệng vừa bổ dưỡng để có thể nhâm nhi trong bữa phụ, mẹ nhé.
– Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, mẹ nên tăng cường nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc, giữ cho tinh thần vui vẻ, thư giãn, tuyệt đối tránh xa lo âu, căng thẳng quá mức.
>>> Bạn có thể tham khảo: Ho khi mang thai 3 tháng đầu có nguy hiểm không?
– Mẹ có thể tập những bài thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, yoga cho bà bầu để cơ thể được vận động, tăng cường sức đề kháng.
– Từ giai đoạn này, mẹ bầu dần có sự thay đổi lớn về ngoại hình, bụng sẽ dần to ra rõ rệt. Mẹ có thể mua sắm quần áo mới với size số lớn hơn hoặc trang phục dành cho bà bầu.
Làm mẹ là một hành trình ngọt ngào và nhiều trải nghiệm. Mỗi thời điểm phát triển của thai nhi luôn là mối quan tâm của mọi mẹ bầu. Sự phát triển của thai nhi 3 tháng tuổi chắc chắn sẽ đem đến cho chị em nhiều bất ngờ và trải nghiệm mới mẻ trong hành trình làm mẹ của mình.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Fetal development: The 1st trimester
https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/in-depth/prenatal-care/art-20045302
Truy cập ngày 10/4/2022
2. First trimester
https://www.nhs.uk/start4life/pregnancy/week-by-week/1st-trimester/week-12/
Truy cập ngày 10/4/2022
3. How Your Fetus Grows During Pregnancy
https://www.acog.org/womens-health/faqs/how-your-fetus-grows-during-pregnancy
Truy cập ngày 10/4/2022
4. Your Baby’s Hearing, Vision, and Other Senses: 3 Months
https://kidshealth.org/en/parents/senses-3mos.html
Truy cập ngày 10/4/2022
5. Pregnancy – week by week
https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/healthyliving/pregnancy-week-by-week
Truy cập ngày 10/4/2022