Khi mẹ mang thai ở tuần thứ 8 nghĩa là bé đang ở tháng thứ 2 của thai kỳ.
>> Mẹ đọc thêm: Thai 8 tuần có phôi mà chưa có tim thai có nguy hiểm không?
3. Thai 8 tuần có yolksac chưa có phôi có sao không?
Yolksac hay còn gọi là túi noãn hoàng. Khi túi thai trống rỗng (nghĩa là không có túi noãn hoàng hoặc phôi thai vào thời điểm thai nhi 8 tuần tuổi thì đây được gọi là túi thai trống. Túi thai trống là một dạng thai nghén thất bại sớm.
Tầm quan trọng của siêu âm thai 8 tuần
Mặc dù bạn có thể nhận được kết quả thử thai dương tính khoảng 2 tuần sau khi thụ thai, nhưng có thể phải mất một thời gian cho đến khi thai nhi có những thay đổi về thể chất giúp xác nhận bé đang phát triển khỏe mạnh. Siêu âm lúc này, bác sĩ muốn biết chính xác thai nhi đã có nhịp tim hay không – một dấu hiệu rõ ràng cho thấy thai nhi phát triển tốt trong bụng của bạn.
Trong một số trường hợp, nhịp tim có thể được phát hiện sớm nhất ở tuần thứ 6, song kết quả sẽ rõ ràng hơn khi thai ở tuần 8.
Một trong hai phương pháp siêu âm bác sĩ có thể chỉ định bạn thực hiện là siêu âm đầu dò âm đạo và siêu âm bụng. Thông thường, siêu âm đầu dò âm đạo sẽ được sử dụng phổ biến hơn trong thời kỳ đầu mang thai để bác sĩ có cái nhìn cận cảnh hơn về thai nhi.
Ngoài nhịp tim, bác sĩ có thể xác định được các đặc điểm chính khác như túi thai, túi noãn hoàng, phôi thai và chiều dài đầu mông của thai nhi. Những điều này có thể giúp xác định tuổi thai và xác định ngày dự sinh của bạn.
Sự thay đổi của cơ thể mẹ khi thai nhi 8 tuần tuổi
Vâng, chính lúc này đây, thỉnh thoảng mẹ sẽ phải hứng chịu những bản hòa ca chẳng thú vị chút nào khi thai nhi 8 tuần tuổi. Đó chính là tổ hợp của rắm, xì hơi… Tình trạng thừa hơi là chuyện thường tình của bà bầu. Có thể thức ăn chính là thủ phạm nhưng không sao hết, trừ những lúc chúng xuất hiện vào thời điểm khiến mẹ muối mặt.
Dạ thai nhi 8 tuần tuổi lúc này sẽ lớn hơn với đường kính khoảng 16cm. Vòng eo con kiến của mẹ bắt đầu đầy đặn hơn. Nếu muốn sắm váy bầu, đây là thời điểm thích hợp rồi mẹ nhé! Ốm nghén lúc này sẽ khiến mẹ cảm thấy kiệt sức và mệt mỏi. Chính điều này dẫn đến tâm trạng buồn chán. Cố gắng lên mẹ nhé!
Thời kỳ mang thai, thay đổi tâm trạng thường xuyên là điều hoàn toàn bình thường khi mẹ thấy phấn khởi xen lẫn sợ hãi về việc sắp “lên chức”. Hãy cố gắng tránh cảm giác uể oải. Hầu hết phụ nữ thấy ủ rũ trong khoảng 6 đến 10 tuần đầu tiên, sau đó giảm bớt trong tam cá nguyệt thứ hai và lại xuất hiện khi thai kỳ sắp kết thúc.
Khi thai nhi 8 tuần tuổi, mẹ nên đi khám thai lần 2 với các xét nghiệm quan trọng sau:
- Siêu âm 2D (kiểm tra tim thai)
- Khám thai, kiểm tra nội tiết
- Uống thuốc vi chất dinh dưỡng
- Uống (tiêm) thuốc nội tiết (nếu cần)