Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Hầu hết mọi người sẽ không nhận thấy sự thay đổi về hình dáng cơ thể của người mẹ trong tam cá nguyệt đầu tiên nhưng về mặt tâm lý lại có sự biến đổi rất lớn. Hiểu về tâm lý mẹ bầu 3 tháng đầu như thế nào thì đúng cách? Cùng MarryBaby tìm hiểu thêm, mẹ nhé!
Phụ nữ mang thai đều có những thay đổi ít nhiều về mặt tâm lý. Điều này được lý giải do sự thay đổi đột ngột của các hormone trong cơ thể cụ thể là hai hormone nữ estrogen và progesterone. Kết hợp với cơ địa và hoàn cảnh sống nên diễn biến tâm lý của mỗi người mẹ sẽ khác nhau.
Trong giai đoạn đầu, có mẹ trải qua một cách nhẹ nhàng và thoải mái nhưng cũng có mẹ lại khá chật vật, khó khăn lắm mới vượt qua được. Đa phần, thai phụ đều bị ảnh hưởng bởi tác dụng phụ của thai nghén, điển hình là tình trạng ốm nghén trong 3 tháng đầu.
Về cơ bản, điều này hoàn toàn không thể tránh khỏi. Theo đó mẹ bầu luôn cảm thấy chán ăn, buồn nôn hoặc thèm ăn đến nổi không thể kiểm soát. Ngoài ra những cơn đau bụng khi thai nhi bắt đầu làm tổ càng khiến tâm lý bà bầu bị ảnh hưởng: Hay cáu ghắt, giận dỗi, dễ nổi nóng và cũng rất nhạy cảm.
>>> Bạn có thể tham khảo: 7 dấu hiệu nguy hiểm trong 3 tháng đầu mang thai
Trước khi mang thai nếu bạn đã chuẩn bị tâm lý sẵn sàng, luôn cảm thấy hạnh phúc và vui mừng vì điều đó, tình hình tài chính ổn định thì mẹ sẽ vượt qua được giai đoạn khó chịu này một cách dễ dàng.
Đương nhiên, tâm trạng mẹ bầu 3 tháng đầu vẫn chịu sự tác động một phần nào đó của quá trình thai nghén và nó cũng ảnh hưởng đến tâm lý. Nếu bạn không bị những cơn ốm nghén hành hạ sẽ là một điều hết sức tuyệt vời.
Người mẹ bị hiếm muộn, khó có con thì sau khi mang thai tâm lý luôn trong trạng thái lo lắng, căng thẳng vì sợ bị sảy thai, mất con. Mặc dù không có cơ sở để xảy ra tình huống này nhưng nó vẫn đeo bám vào suy nghĩ của mẹ.
Trường hợp mang thai ngoài ý muốn, người mẹ còn quá trẻ, không mong muốn có con, điều kiện khó khăn càng khiến mẹ rơi vào cảnh tuyệt vọng và trầm cảm.
Tóm lại, tâm lý bà bầu 3 tháng đầu thường diễn biến khá phức tạp, có thể nói lúc này trong mẹ tồn tại nhiều nhân cách khác nhau: Lúc hiền lành, dịu dàng nhưng cũng có lúc nổi nóng, giận dữ. Đang vui vẻ hạnh phúc lại bất chợt buồn tủi, khóc lóc. Đôi lúc lo lắng thất thần nhưng lại nhanh chóng vượt qua…
Trong tam cá nguyệt đầu tiên, nếu tâm lý mẹ bầu 3 tháng đầu luôn trong trạng thái bất ổn, thay đổi thất thường, stress liên tục sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và làm tăng nguy cơ bị sảy thai.
Theo các nhà khoa học, mức độ tâm lý căng thẳng của người mẹ trong khi mang thai có thể ảnh hưởng đến chức năng não bộ và hành vi ở trẻ sau này. Ngoài ra, sự phát triển của bé sẽ có chiều hướng đi xuống, trong đó có việc giảm chỉ số IQ ở một số trẻ.
Mức độ của sự thay đổi tính cách, cảm xúc đột ngột ở tâm lý bà bầu 3 tháng đầu phụ thuộc vào cá tính, các loại căng thẳng mà mẹ đang trải qua và sự hỗ trợ tinh thần từ người thân cũng như hormone trong cơ thể. Theo đó, để giúp mẹ vượt qua được thử thách khó khăn này, bạn nên thực hiện những biện pháp sau:
>>> Bạn có thể tham khảo: Bà bầu nên ăn quả gì trong 3 tháng đầu để bổ sung vitamin?
Cảm xúc, tâm lý khi mang thai 3 tháng đầu có nhiều sự thay đổi thậm chí ngay chính bản thân của người mẹ cũng không làm chủ được điều đó. Chính lúc này, sự quan tâm, động viên của ông xã là liều thuốc tốt cho mẹ ổn định tâm lý.
Nhật Lãm
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.