Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Những tháng đầu tiên của thai kỳ là giai đoạn nhạy cảm, bởi vì lúc này thai nhi chưa ổn định. Thai có thể chưa vào (hoặc không vào) tử cung, không có tim thai… Vậy nên, mẹ bầu thường đối mặt với nhiều nguy cơ nguy hiểm khác nhau. Thai 8 tuần có phôi mà chưa có tim thai khiến mẹ bầu lo sợ. Hãy đọc bài để biết điều này có nguy hiểm hay không nhé!
Để biết hiện tượng thai 8 tuần mà chưa có tim thai là bình thường hay bất thường, mẹ cần hiểu quá trình phát triển của phôi và sự hình thành tim thai.
Sau khi trứng được thụ tinh bám vào tử cung, trong khi một số tế bào phát triển thành nhau thai, thì một số khác tiến triển thành phôi. Phôi thai là giai đoạn sơ khai để hình thành cấu tạo đầy đủ của thai nhi. Theo thời gian, phôi lớn dần lên và hình thành bào thai. Như vậy, phôi thai là dấu hiệu của sự sống đang bắt đầu của thai nhi. Từ đó có thể khẳng định, thai 8 tuần có phôi là dấu hiệu tốt, đáng mừng.
Tính từ thời điểm thụ tinh, phôi thai sẽ phát triển từ tuần 5 của thai kỳ đến tuần thứ 10. Tuần thứ 6 tính từ 4 tuần sau khi thụ thai, ống thần kinh của phôi thai đóng lại và tim bắt đầu hoạt động bơm máu cùng với sự phát triển khác của các chi, tai, cung hàm… Ở tuần thứ 8, phôi tiếp tục phát triển, dài khoảng 1.5cm và là giai đoạn chuyển thành thai nhi. Lúc này phôi đã bắt đầu có sự hoàn thiện các cơ quan.
>>> Bạn có thể tham khảo: Ra máu khi mang thai tháng đầu, nguy hiểm cận kề bạn phải biết ngay!
Một số mẹ bầu gặp trường hợp thai 8 tuần chưa có phôi và tim thai. Các bác sĩ gọi đây là hiện tượng thai trống. Cụ thể, đây là hiện tượng trứng đã được thụ tinh di chuyển vào tử cung nhưng không tiếp tục phát triển thành phôi thai như bình thường. Mặc dù vậy, một bộ phận trứng vẫn phát triển thành nhau thai, nên lượng hCG của mẹ tăng.
Gặp trường hợp này, mẹ vẫn có dấu hiệu mang thai như thường gặp: chậm kinh, ốm nghén, căng ngực… Khi mẹ thử thai, que thử lên 2 vạch và xét nghiệm máu cũng cho kết quả có thai mặc dù phôi thai không tồn tại.
Tim thai xuất hiện khi nào? Mẹ đã biết về sự phát triển của phôi thai nhưng chưa biết giai đoạn nào tim thai xuất hiện.
Mẹ mang thai tới cuối tuần thứ 5 và đầu tuần thứ 6, khi đi siêu âm sẽ nghe được âm vang của thai nhi (âm vang rất nhỏ). Và thông thường, tới tuần thứ 6, 7 của thai kỳ, thai nhi xuất hiện tim thai, lúc này siêu âm mới có thể nghe được nhịp tim chính xác.
Thế nhưng có một số thai nhi sẽ phát triển chậm hơn, tức là đến giai đoạn này chưa có tim thai.
Vậy, thai 8 tuần có phôi mà chưa có tim thai là bất thường, là nguy hiểm chăng? Mẹ chớ vội lo lắng, bởi vì sự phát triển của thai nhi ở mỗi cơ thể người mẹ là khác nhau, không phải ai cũng giống ai. Điều này có nghĩa là một số mẹ bầu có sự phát triển của thai nhi chậm hơn bình thường, và em bé tới tuần thứ 8 chưa có tim thai.
Nếu gặp trường hợp này mẹ cần phải làm gì? Mẹ không nên lo sợ để ảnh hưởng xấu đến thai kỳ mà hãy đến bệnh viện thăm khám. Nếu không thấy cơ thể có các dấu hiệu bất thường xảy ra như đau bụng, chảy máu, ra dịch bất thường, thì các bác sĩ sẽ hẹn mẹ ở tuần thứ 9, thứ 10 để siêu âm kiểm tra tim thai. Hoặc, bác sĩ cũng có thể chỉ định mẹ thử máu để kiểm tra nồng độ hCG. Nếu nồng độ hCG trong máu cao tức là em bé khỏe mạnh, chỉ có tim thai xuất hiện muộn hơn một chút so với bình thường mà thôi.
Tại sao lại có sự chậm trễ như vậy? Mẹ cần biết rằng sự phát triển của thai nhi trong bụng phụ thuộc nhiều vào thể trạng của người mẹ. Thai nhi chưa có tim thai 2 tháng đầu, có thể là do một số nguyên nhân sau:
– Cơ địa mẹ gầy yếu, không cung cấp đủ dinh dưỡng cho bào thai, khiến em bé chậm phát triển
– Mẹ tính tuổi thai nhi sai do nhớ nhầm ngày kinh của chu kỳ cuối
– Có sự nhầm lẫn trong siêu âm
Như vậy, thai 8 tuần có phôi mà chưa có tim thai không hẳn là do thai nhi ngừng phát triển trong bụng mẹ. Vậy nên mẹ không cần phải lo sợ.
Thai 8 tuần mà chưa có tim thai thì tuyệt đối mẹ đừng nên lo lắng, hoảng sợ. Việc mẹ cần làm là theo dõi sát sao những biểu hiện của cơ thể và tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ. Bởi vì mọi sự thay đổi của thai nhi, dù là nhỏ nhất mẹ cũng có thể cảm nhận được. Mẹ cũng cần bình tĩnh để tránh ảnh hưởng xấu đến mẹ và bé.
Gặp trường hợp thai 8 tuần không có tim thai, mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:
– Bụng bầu có to thêm hằng ngày hay không?
– Ngực mẹ có còn căng tức?
– Những biểu hiện của việc mẹ bầu ốm nghén còn hay đã chấm dứt?
– Mẹ có các biểu hiện như tiết dịch âm đạo bất thường hay không hoặc mẹ có bị đau bung, ra máu gì không?
>>> Bạn có thể tham khảo: Dịch nhầy khi mới mang thai và những điều mẹ cần biết
Đây là những biểu hiện của việc thai lưu, nếu mẹ nhận thấy rằng cơ thể có những vấn đề trên thì cần phải lo lắng và ngay lập tức tới bệnh viện để được kiểm tra. Mẹ tuyệt đối không chờ đợi đến mốc 9, hoặc 10 tuần nếu thấy cơ thể có những vấn đề bất thường như thế này nhé. Bởi vì thai lưu cần được có những biện pháp can thiệp kịp thời để lấy thai ra sớm, tránh gây biến chứng cho mẹ. Gặp trường hợp không may này, mẹ cũng đừng buồn phiền để ảnh hưởng tới những lần mang thai sau.
Ngược lại, nếu cơ thể người mẹ hoàn toàn bình thường và khỏe mạnh, thì việc mẹ cần làm là kiên nhẫn đợi đến khi em bé được 9 – 10 tuần tuổi để siêu âm nghe nhịp tim thai của bé.
Như vậy, thai 8 tuần có phôi mà chưa có tim thai không phải là dấu hiệu bất thường của việc em bé ngừng phát triển. Vậy nên, nếu rơi vào trường hợp này, mẹ đừng buồn phiền và lo lắng gì nhé. Để đảm bảo cho giai đoạn đầu thai kỳ diễn ra suôn sẻ, mẹ hãy chú ý áp dụng chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý và đi khám thai theo lịch định kỳ.
Dương Trang
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.