Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Thụy Ngọc Quỳnh
Thông tin kiểm chứng bởi Vũ Thị Tuyết Hoa
Cập nhật 24/04/2023

Thai giáo tháng thứ 2: Mẹ phải làm sao để trẻ phát triển toàn diện?

Thai giáo tháng thứ 2: Mẹ phải làm sao để trẻ phát triển toàn diện?
Thai giáo là một phương pháp giáo dục thai nhi từ trong bụng mẹ. Phương pháp khoa học này được rất nhiều ba mẹ trẻ áp dụng sớm để thai nhi phát triển toàn diện từ thể chất lẫn trí tuệ.

Khi vào tháng thứ 2 mẹ phải thai giáo cho thai nhi như thế nào để phát triển tốt? Vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu phương pháp thai giáo tháng thứ 2 như thế nào cho khoa học trong bài viết dưới đây nhé.

Phương pháp thai giáo tháng thứ 2 chuẩn khoa học

Trong giai đoạn này, bạn nên thai giáo tháng thứ 2 như thế nào? Khi thai được 2 tháng tuổi, bạn chỉ có thể áp dụng phương pháp thai giáo gián tiếp như tập thể dục, tắm nắng mỗi ngày và bổ sung thêm vitamin D trong chế độ ăn uống. Bởi vì lúc này, thai nhi chưa phát triển toàn diện.

1. Tập thể dục

Khi bạn tập thể dục để thai giáo cho con sẽ giúp cải thiện lưu thông máu quanh cơ thể và trong bụng bạn. Điều này sẽ làm tăng sự phát triển của tế bào thần kinh trong vùng hải mã của thai nhi. Việc này sẽ kích hoạt học tập và phát triển trí nhớ lên 40% sau khi bé chào đời.

2. Tắm nắng và bổ sung vitamin D

Nếu bạn muốn con mình có xương chắc khỏe, tránh bệnh tự kỷ và sở hữu một trái tim khỏe mạnh; thì hãy ra ngoài đi bộ và tắm nắng trong khoảng thời gian ngắn mỗi ngày vào buổi sáng (từ 6-9 giờ là nắng tốt). Ngoài ra, bạn cũng cần bổ sung thực phẩm giàu vitamin D trong chế độ ăn uống nữa nhé.

Bên cạnh việc tìm hiểu phương pháp thai giáo tháng thứ 2 thai kỳ; bạn cũng cần tham khảo thêm cách thai giáo cho con 3 tháng đầu kích thích trí thông minh từ trong bụng mẹ để có phương pháp thai giáo cho con cách toàn diện.

>> Bạn có thể xem thêm: Thai giáo là gì? Cách nuôi con khoa học từ trong bụng mẹ

3. Để ý chế độ dinh dưỡng

Dinh dưỡng trong 3 tháng đầu rất quan trọng vì sẽ ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của thai nhi.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo mẹ bầu cần bổ sung thêm khoảng 300 calo mỗi ngày để cơ thể tăng thêm từ 1-2,5kg trong thời gian 3 tháng đầu. Đặc biệt, mẹ bầu đừng quên bổ sung những dưỡng chất quan trọng như axit folic, sắt, protein và canxi.

Có chế độ dinh dưỡng lành mạnh cũng là một cách thai giáo tháng thứ 2

>> Xem thêm: 6 loại vitamin tổng hợp cho bà bầu 3 tháng đầu tốt cho sự phát triển của thai nhi

Thai nhi 2 tháng tuổi phát triển như thế nào?

Bên cạnh tìm hiểu cách thai giáo tháng 2 cho con, bạn cũng cần biết về sự phát triển của con lúc này. Thai nhi 2 tháng tuổi có thể nặng dưới 280g và dài 3cm, gần bằng với kích thước của một quả mâm xôi. Khi bạn đi siêu âm, sẽ thấy thai nhi có đặc điểm như:

  • Bộ phận sinh dục bắt đầu phát triển nhưng không phân biệt được.
  • Các cơ quan bao gồm tai, dây thần kinh thị giác, lưỡi và đầu mũi tiếp tục phát triển.
  • Cánh tay uốn cong. Các ngón tay và ngón chân phát triển nhưng vẫn có màng.
  • Các cơ đầu tiên cho phép chuyển động của thai nhi hình thành. Và tim cũng đã có có hai ngăn.
  • Thai nhi có thể vẫn chưa có hình dáng giống như con người nhưng mắt, tai ngoài, mí mắt và môi trên đã bắt đầu hình thành.
  • Các cơ quan hô hấp như phổi, dây thần kinh, dạ dày, tuyến tụy và gan đang phát triển nhanh chóng. Cột sống và thận cũng đã bắt đầu hình thành.

>> Bạn có thể xem thêm: Hình ảnh sự phát triển của thai nhi trong 3 tháng đầu

Những thay đổi của cơ thể khi mang thai tháng thứ 2

Khi bạn bắt đầu thai giáo tháng thứ 2 cho con, cơ thể bạn cũng có những thay đổi dưới đây:

  • Các dấu hiệu mang thai xuất hiện: Ốm nghén hoặc buồn nôn dai dẳng, đầy bụng, thường xuyên đi tiểu, táo bón và căng tức ngực… sẽ xuất hiện.
  • Dịch tiết âm đạo tăng: Lúc này dịch tiết âm đạo có màu trắng nhẹ, đặc hơn bình thường. Chúng có thể có mùi lạ nhưng những thay đổi này là bình thường.
  • Vú đau và nhạy cảm khi chạm vào: Khi các hormone tăng sẽ dự trữ chất béo trong cơ thể. Vì thế, ngực cũng tăng kích thước. Núm vú và quầng vú cũng trở nên sẫm màu hơn.
  • Làn da bị nổi mụn trứng cá: Do nồng độ hormone ngày càng tăng nên gây nổi mụn khi mang thai. Nhưng cũng có một số phụ nữ sở hữu làn da trắng sáng vào cuối tháng tháng thứ 2 thai kỳ.
  • Giãn tĩnh mạch khi mang thai: Nồng độ nội tiết tố tăng cao và lượng máu tăng lên làm các tĩnh mạch sưng khiến chúng có thể dễ nhìn thấy Hơn. Các mạch máu có màu đỏ hoặc xanh lam và xoắn lại được gọi là giãn tĩnh mạch.

Lưu ý khi thai giáo trong tháng thứ 2

Lưu ý khi thai giáo trong tháng thứ 2

Khi thai giáo tháng thứ 2 cho con, bạn nên lưu ý những điều nên và không nên làm sau đây:

1. Nên làm khi thai giáo tháng thứ 2

  • Uống nhiều nước nước.
  • Hãy thư giãn và nghỉ ngơi hợp lý.
  • Đi bộ khi cơ thể thấy khỏe mạnh, không mệt mỏi.
  • Duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh để dưỡng thai
  • Bổ sung vitamin cho bầu nếu cần theo sự chỉ dẫn của bác sĩ
  • Khi ngực có dấu hiệu khó chịu hãy sử dụng áo ngực cho bà bầu.
  • Rửa kỹ trái cây và rau quả trước khi ăn. Nếu cần gọt vỏ để tránh ăn phải thuốc trừ sâu.
  • Chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày để tiêu hóa dễ hơn và hình thành thói quen ăn uống cho thai nhi.

>> Xem thêm: Cách giữ thai trong 3 tháng đầu: Mẹ dọa sảy thai nên lưu ý!

2. Không nên làm khi thai giáo tháng thứ 2

  • Tránh thức khuya
  • Tránh căng thẳng
  • Không hút thuốc lá và uống rượu bia.
  • Tránh đi du lịch đường dài sẽ gây áp lên cơ thể.
  • Đừng để dạ dày trống rỗng để tránh gây buồn nôn.
  • Tránh ăn thức ăn nhiều dầu mỡ và đồ ăn vặt để không tăng cân.
  • Cắt giảm caffein để tránh gây chứng ợ nóng, mất ngủ và lo lắng.
  • Không mặc quần áo bó sát làm hạn chế không gian thở cho cơ thể.
  • Tránh tắm bồn nước nóng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
  • Không uốn cong hoặc nâng tạ nặng sẽ ảnh hưởng thai nhi đang phát triển trong bụng.
  • Không dùng bất kỳ loại thuốc giảm đau hoặc kháng sinh nào mà không có chỉ định của ​​bác sĩ.

Như vậy bạn đã biết thai giáo tháng thứ 2 cho con là thực hiện những phương pháp gián tiếp như tập thể dục, tắm nắng và bổ sung vitamin D. Bên cạnh đó, bạn cũng cần duy trì một lối sống lành mạnh và chế độ ăn uống khoa học để thai nhi được phát triển tốt hơn nhé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. How to Teach Your Baby During Pregnancy
https://parenting.firstcry.com/articles/how-to-teach-baby-during-pregnancy/
Truy cập ngày 24/04/2023

2. 2 Months Pregnant : Symptoms, Baby Development And Diet Tips
https://www.momjunction.com/articles/2nd-month-pregnancy_00359987/#bodily-changes-during-the-second-month-of-pregnancy
Truy cập ngày 24/04/2023

3. What happens in the second month of pregnancy?
https://www.plannedparenthood.org/learn/pregnancy/pregnancy-month-by-month/what-happens-second-month-pregnancy
Truy cập ngày 24/04/2023

4. Bonding with your baby during pregnancy
https://www.pregnancybirthbaby.org.au/bonding-with-your-baby-during-pregnancy
Truy cập ngày 24/04/2023

5. Baby Development Month By Month
https://americanpregnancy.org/healthy-pregnancy/week-by-week/baby-development-month-by-month/
Truy cập ngày 24/04/2023

x