Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Tháng thứ 4 đánh dấu nhiều thay đổi với thai nhi. Nếu như ở tháng đầu tiên, con có một cái đầu thật to so với cơ thể, đến bây giờ, phần đầu đã phát triển với tỷ lệ cân xứng hơn. Trong tháng này, cấu trúc bộ não của con được phát triển và cơ quan xúc giác trở nên nhạy cảm hơn. Tháng thứ 4 cũng là tháng mở đường cho tam cá nguyệt thứ hai, khoảng thời gian được xem là hạnh phúc nhất trong thai kỳ, khi mẹ bầu đã tìm lại nguồn năng lượng của mình và có thể khởi hành những chuyến du lịch xa. Ở thời điểm này, nhu cầu dinh dưỡng của con cũng đã bắt đầu tăng lên để phục vụ cho mục đích phát triển cơ thể. Vì thế, mẹ cần nạp nhiều năng lượng hơn lúc trước. Đừng quên tìm hiểu xem bà bầu tháng thứ 4 nên ăn gì để bổ sung dinh dưỡng một cách thật hợp lý, mẹ nhé.
Bà bầu tháng thứ 4 nên ăn gì? Từ tháng này, các bác sĩ khuyên mẹ nên bổ sung thêm chất sắt hàng ngày. Có thể nói, mang thai là giai đoạn mẹ cần nhiều chất sắt nhất trong cuộc đời. Bởi trong thời gian này, lưu lượng máu trong cơ thể tăng lên nhiều lần để vận chuyển dinh dưỡng đến thai nhi. Lúc này, sự thiếu hụt chất sắt sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình tạo máu trong cơ thể.
Để đảm bảo không thiếu máu do thiếu sắt, mẹ cần bổ sung từ 20-30mg hàng ngày. Mẹ có thể hấp thu nhiều nguồn chất sắt khác nhau từ thực phẩm và viên uống bổ sung. Để có một chế độ ăn giàu chất sắt, mẹ nên tăng cường các món như:
Ngoài ra, từ tháng thứ 4, bác sĩ có thể sẽ yêu cầu mẹ uống bổ sung sắt, đảm bảo nhu cầu sắt cho cơ thể ngay cả khi mẹ ăn uống không được ngon miệng.
Sự gia tăng hàm lượng sắt trong cơ thể có thể gây ra một số vấn đề ở đường tiêu hóa bao gồm táo bón, đầy hơi. Để tránh vấn đề này, mẹ nhớ bổ sung nhiều chất xơ bằng cách ăn nhiều rau, trái cây và bên cạnh đó, đừng quên uống đủ nước nhé.
Để giúp con có một hệ xương vững chắc, khỏe mạnh, mẹ đừng quên bổ sung đủ lượng canxi hàng ngày nhé. Nhu cầu canxi ở mẹ bầu ở vào khoảng 1000mg mỗi ngày. Mẹ có thể uống một ly sữa 500ml để mang lại từ 1/2 đến 2/3 lượng cần thiết (tùy theo đó là sữa tươi hay sữa bột được bổ sung thêm canxi). Ngoài ra, nhiều loại thực phẩm khác cũng có thể giúp mẹ bổ sung canxi khi mang thai. Mẹ nhớ thêm tên những món dưới đây vào gợi ý bà bầu tháng thứ 4 nên ăn gì nhé:
Nếu cảm thấy bữa ăn hàng ngày không thể cung cấp đủ lượng canxi cần thiết, bác sĩ sẽ giúp mẹ chọn một hình thức bổ sung canxi phù hợp như dạng ống, dạng viên sủi hay viên uống.
Ngoài ra, để cơ thể hấp thu canxi tốt, mẹ đừng quên tắm nắng khoảng 15 phút mỗi ngày để thúc đẩy quá trình tạo vitamin D trong cơ thể hoặc uống bổ sung vitamin D nếu cần thiết.
Những loại chất béo có lợi như omega-3, 6, 9 rất cần thiết để ngăn chặn nguy cơ sinh non, sinh con nhẹ cân. Do đó, mẹ cần duy trì bổ sung chúng trong toàn bộ thai kỳ. Dưới đây là các nguồn a-xít béo thuần khiết nhất mà mẹ có thể yên tâm sử dụng hàng ngày:
Ngoài ra, các loại cá dưới đây cũng là nguồn cung cấp a-xít béo có lợi cho cơ thể:
Tuy nhiên, với món cá, các bác sĩ khuyên mẹ không nên ăn quá 3 lần/ tuần. Đa số các loại cá biển đều tích tụ ít nhiều các kim loại nặng như chì, thủy ngân… nên việc ăn quá nhiều sẽ không tốt cho cả mẹ và thai nhi.
Mẹ đã có đáp án cho câu hỏi bà bầu tháng thứ 4 nên ăn gì rồi đấy. Tiếp tục hành trình mang thai với một “gia tài” dinh dưỡng cân bằng, lành mạnh để mang lại khởi đầu vững chắc cho bé cưng, mẹ nhé!
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.