Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Huyền Nguyễn
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Bùi Nguyễn Ngọc Vy
Cập nhật 26/06/2023

Hướng dẫn cách chọc thai nhi đạp giúp con phản xạ và phát triển trí não toàn diện

Hướng dẫn cách chọc thai nhi đạp giúp con phản xạ và phát triển trí não toàn diện
Đôi lúc, bé không chuyển động hay hay chuyển động rất ít khiến nhiều mẹ bầu lo lắng. Vậy hãy thử một số cách chọc thai nhi đạp dưới đây để biết con khoẻ mạnh như thế nào nhé!

Nhưng trước khi biết cách chọc thai nhi đạp, mẹ bầu cần biết một số thông tin liên quan đến việc bé đạp tần suất như thế nào, mẹ cảm nhận rõ trong thời điểm nào nhé.

Bao nhiêu tuần thai nhi bắt đầu có dấu hiệu đạp?

Thai nhi bắt đầu đạp từ tuần thứ mấy còn phụ thuộc vào số lần mang thai của mẹ bầu. Nếu là con đầu lòng, thai nhi sẽ bắt đầu đạp vào tuần thứ 15 đến tuần thứ 22.

Nhưng phần lớn chị em phụ nữ sẽ cảm nhận con đạp vào tuần thứ 18 đến 20. Còn nếu mẹ mang thai con thứ 2 thì sẽ cảm nhận được con đạp sớm hơn một chút.

Bình thường tần suất đạp của thai nhi là bao nhiêu lần/1 ngày?

Chuyện bình thường nếu mẹ cảm thấy con đạp 10 cú đạp trong 2 giờ. Tuy nhiên, các mẹ cũng đừng quá coi trọng vào số lần đạp mà còn phải chú ý vào thói quen chuyển động của bé.

Khi mẹ thấy thói quen của thai nhi thay đổi thì cần đến phòng khám sản khoa để kiểm tra. Các mẹ bầu cũng không nên so sánh số lần đạp của con mình với những phụ nữ mang thai khác.

Điều này cũng giống như việc so sánh kích thước bụng của mỗi người. Đây không phải là tiêu chí để cạnh tranh nhau.

cách chọc thai nhi đạp
Thai nhi bắt đầu đạp từ tuần thứ 15

Mẹ cảm nhận được bé đạp ở đâu?

Mẹ cần biết thai nhi sẽ đạp nhiều hay ít vào những thời điểm khác nhau. Theo nghiên cứu, thai nhi đạp nhiều vào ban đêm và buổi chiều nhưng cũng trường hợp bé đạp nhiều vào buổi sáng.

Bạn sẽ cảm nhận được thai nhi đạp nhiều ở phía trước hoặc bên hông bụng. Nếu xét nghiệm ở tuần 20 cho thấy nhau thai ở phía trước, bạn nên tập trung cảm nhận ở phần dưới bụng và 2 bên hông.

cách chọc thai nhi đạp
Bé thường đạp ở vị trí bên hông mẹ bầu

Mẹ sẽ gặp hiện tượng thai nhi đạp gần cửa mình ở những tháng cuối thai kỳ. Nguyên nhân có thể là do bé càng lớn thì càng tung ra những cú đạp mạnh, gây đau nhức cửa mình.

Từ 32 tuần của thai kỳ, mẹ sẽ bắt đầu nhận biết được thời gian ngủ của bé thông qua những cú đạp. Thời gian này có thể không tương thích với thời gian ngủ của mẹ bầu nhưng có thể có một sự tương quan với thời gian ngủ của bé sau khi chào đời.

Cách chọc thai nhi đạp để bé năng động và phát triển trí não

Mẹ cảm nhận thai nhi đạp ít hay không đạp thì chớ vội lo lắng, hãy tham khảo ngay cách chọc thai nhi đạp dưới đây.

1. Mẹ uống một ly nước mát

Nếu mẹ thấy thai nhi đạp yếu hay không đạp thì uống ngay ly nước mát để đánh thức bé. Vì nước mát có thể khiến bé cựa quậy để tìm đến sự ấm áp hơn.

Nếu mẹ muốn cảm nhận sự kích thích mạnh hơn thì đặt một túi nước mát chườm lên bụng bầu. Mẹ bầu sẽ thấy điều kỳ diệu là em bé sẽ tung những cú đạp mạnh mẽ.

cách chọc thai nhi đạp
1 ly nước mát có thể giúp bé thức tỉnh

2. Uống nước mía

Nước mía rất tốt cho lượng nước ối đang có trong tử cung của mẹ. Bên cạnh đó, nó còn làm thức tỉnh thai nhi đang ngủ trong bụng mẹ nhờ vào lượng đường cung cấp vào máu.

Vì vậy, khi mẹ cảm thấy thai nhi máy ít thì hãy uống 1 cốc nhỏ nước mía thật chậm rãi.

3. Uống nước ép trái cây

Mẹ uống 1 ly nước ép trái cây mát cũng có tác dụng tương tự như nước lọc và nước mía. Gợi ý tốt nhất cho các mẹ bầu là uống nước sữa chua hay sữa trái cây và nhớ nói không với loại nước đóng hộp.

4. Mẹ dùng ngón tay ấn nhẹ vào bụng

Không dùng cả bàn tay mà chỉ dùng ngón tay ấn nhẹ vào bụng thôi nhé các mẹ. Nhớ là ấn ngón tay nhẹ nhàng để không gây tổn thương tới em bé.

Một trong những kỹ thuật mà các mẹ thấy bác sĩ hay thực hiện mỗi lần khám thai định kỳ. Sau khi, thai nhi cảm nhận được sự tiếp xúc sẽ đáp lại với những đầu ngón lò dò của mẹ và sẽ chuyển động thôi.

5. Nằm nghiêng sang bên trái

Mẹ nằm nghiêng bên trái sẽ cảm nhận được thai nhi đạp nhiều hơn. Bởi khi mẹ nằm nghiêng sang bên trái, lượng máu trong cơ thể mẹ sẽ tăng lên và nguồn dinh dưỡng cung cấp cho thai nhi cũng được tăng cường. Theo đó, thai nhi phải cử động nhiều hơn để kịp thích nghi với sự trao đổi này.

Theo nhiều nghiên cứu, Do đó, mẹ bầu nằm nghiêng sang bên trái là tư thế tốt nhất cho thai nhi nhằm tránh chèn ép tử cung vào tĩnh mạch chủ dưới, làm giảm lượng máu về tim, gây giảm lưu lượng tim, đồng thời cũng làm giảm hiện tượng phù tay, chân cho mẹ.

Chú ý, mẹ không vì thế mà cứ nằm mãi một tư thế sang bên trái. Mẹ có thể thay đổi tư thế nằm nghiêng sang bên phải cho thoải mái. Còn khi mẹ muốn kiểm tra khả năng quẫy đạp của con thì nên nằm nghiêng sang bên trái.

6. Hát cho bé nghe

Một cách nhanh nhạy nhất có thể kích thích bé đạp mạnh là lời ru của mẹ hay giọng nói quen thuộc của bố. Khi thấy thai không đạp, máy yếu thì mẹ thử chọn một nơi yên tĩnh, ngồi thư giãn và hát cho bé nghe.

Hoặc bố trò chuyện với với con hay để tay lên bụng bầu của mẹ. Bố mẹ nên nhớ là âm thanh không quá lớn và phải trực tiếp áp vào tai bụng để tránh làm tổn thương đến thính giác của thai nhi.

7. Chiếu đèn pin vào bụng bé

Thai nhi rất nhạy cảm với ánh sáng bên ngoài bụng mẹ từ tuần thứ 28. Do đó, khi mẹ chiếu đèn pin vào bụng ở một khoảng cách an toàn.

Thai nhi sẽ hướng về phía có ánh sáng và có những cử động. Bố mẹ cần chiếu ánh sáng với cường độ vừa phải để tránh ảnh hưởng đến thị giác của con sau này.

Nếu bố mẹ đã áp dụng hết các cách chọc thai nhi quẫy đạp ở trên mà không thấy phản ứng của thai nhi. Mẹ nên đến ngay bệnh viện để kiểm tra để bác sĩ có những

Những cú đạp của thai nhi sẽ thay đổi như thế nào vậy các mẹ?

Từ những cú đạp nhẹ đầu tiên, bé sẽ ngày càng có những cú đạp mạnh hơn. Khi siêu âm ở tuần thứ 12, bạn sẽ nhìn thấy như bé đang nhào lộn trong bụng.

  • Từ tuần 14 – 24 tuần: Mẹ cảm nhận được những cú đạp đầu tiên của bé. Nhiều mẹ cũng thắc thai nhi 19 tuần tuổi ít đạp có sao không, cử động của thai nhi 5 tháng như thế nào? Thực ra thời điểm này thai nhi đạp nhưng mẹ chưa cảm nhận rõ nét nên các mẹ có thể yên tâm. Nếu sau 24 tuần mà bạn vẫn không thấy gì, hãy đi bệnh viện khám.
  • Thai nhi 28 tuần: Bé phản ứng lại bạn và đạp nhiều hơn khi nghe thấy tiếng ồn. Lúc này, thính giác của bé đang phát triển. Vì vậy, bé có thể đáp lại những tiếng ồn lớn và thậm chí có thể nhảy lên nữa đấy.
  • Từ 29 tuần: Bạn có thể nhìn thấy chân tay của bé từ bên ngoài, có thể là gót chân hoặc bàn chân. Khi bé thay đổi vị trí, bạn sẽ có cảm nhận như thể mình đang trải qua “một trận động đất nhỏ”.
  • Bắt đầu từ 32 tuần: Thai nhi đạp nhiều hơn với cùng cường độ. Nếu mẹ bầu cảm nhận thai nhi 32 tuần đạp ít và tuần 33 thai nhi ít đạp thì hãy áp dụng một trong những cách chọc thai nhi ở trên để xem phản ứng của con nhé!
  • 36 tuần: Thai nhi đạp ít lại do không gian trong bụng mẹ ngày càng hạn chế. Bé có thể xoay đầu lên hoặc xuống và những cú đạp của bé có thể cho bạn biết điều đó. Nếu là ngôi mông thì mông của bé sẽ hướng về phía xương chậu và bạn có thể cảm thấy thai nhi đạp vào xương sườn hay bên hông. Do đó, trường hợp mẹ bầu thấy thai 37 tuần ít đạp hơn, thai nhi 39 tuần ít đạp thì không nên quá lo lắng.
  • Thai nhi 40 tuần: Bé sẽ tiếp tục di chuyển và đạp khi vẫn còn ở trong bụng.

Với một số cách chọc thai nhi đạp ở trên, mẹ sẽ biết con còn khoẻ mạnh hay không. Bên cạnh đó, nó cũng giúp con năng động và phát triển trí não tốt hơn.

Do đó, các mẹ nếu có chút lo lắng về sự cử động của thai nhi thì hãy áp dụng ngay để có những tác động kịp thời. Chúc các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh và mẹ tròn con vuông.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

Your baby’s movements https://www.nhs.uk/pregnancy/keeping-well/your-babys-movements/ Ngày truy cập 7/11/2021

Your Baby’s Movements During Pregnancy https://www.healthlinkbc.ca/health-topics/aby3689 Ngày truy cập 7/11/2021

WHAT DO THE KICKS SAY ABOUT WELL-BEING? https://www.mombaby.org/wp-content/uploads/2016/03/Kick-Counts.pdf Ngày truy cập 7/11/2021

Fetal movements in utero: nature, assessment, prognostic value, timing of delivery https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/876522/ Ngày truy cập 7/11/2021

Your Baby’s Movements During Pregnancy https://www.healthlinkbc.ca/health-topics/aby3689 Ngày truy cập 7/11/2021

x