Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Không ít mẹ bầu từng trải qua cơn căng tức bụng khi mang thai 3 tháng giữa, điều này khiến mẹ vô cùng lo lắng. Liệu đây chỉ là cơn đau tức bình thường hay dấu hiệu chuyển dạ sinh sớm? Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Bước qua giai đoạn ốm nghén mệt mỏi của 3 tháng đầu thai kỳ, cơ thể mẹ 3 tháng giữa đang thích nghi dần với quá trình mang thai. Đây là lúc mẹ hay bị căng tức bụng, thậm chí là những cơn đau dây chằng tròn.
Dưới đây là một số nguyên nhân có thể gây ra căng tức bụng khi mang thai 3 tháng giữa cho mẹ bầu:
3 tháng giữa của thai kỳ được tính từ tuần thứ 13 đến 27 của thai kỳ. Thai nhi lúc này đã phát triển về hình thể, não bộ và các cử động của bé. Vì thai nhi đang phát triển to lên nên tử cung của mẹ đè ép lên phần bụng, khiến mẹ bị căng tức bụng.
Nếu chưa đến kỳ sinh nở, việc mất nước cũng có thể dẫn đến tăng các cơn co thắt và căng tức bụng khi mang thai 3 tháng giữa.
Căng tức bụng khi mang thai 3 tháng giữa cũng có thể liên quan tới cơn co thắt tử cung Braxton-Hicks (cơn gò chuyển dạ giả) thường rơi vào tháng thứ 4 của thai kỳ. Các cơn gò chuyển dạ giả này là những bước đầu tiên để tử cung luyện tập co thắt cho ngày sinh, đồng thời cũng trau dồi khả năng chịu đựng của mẹ nữa đấy.
Tóm lại, nguyên nhân gây ra căng tức bụng khi mang thai 3 tháng giữa là vì sự phát triển về kích thước của thai nhi, do mất nước hoặc có thể do ảnh hưởng của cơn co thắt tử cung Braxton-Hicks.
>>Bạn có thể quan tâm: Bụng gò cứng khi mang thai tháng thứ 6 là dấu hiệu nguy hiểm chăng?
Các cơn đau tức bụng hay đau nhói 2 bên bẹn được xem là hoàn toàn bình thường ở tam cá nguyệt thứ 2. Mẹ cũng lưu ý phân biệt các căng tức bụng khi mang thai 3 tháng giữa do cơn gò chuyển dạ giả với chuyển dạ thật. Các dấu hiệu chuyển dạ sẽ có các dấu hiệu phổ biến sau:
Các cơn gò chuyển dạ giả không gây đau đớn như những cơn co thắt chuyển dạ thông thường. Chúng chỉ xuất hiện khi mẹ hoạt động mạnh như tập thể dục hoặc quan hệ tình dục.
>>Bạn có thể quan tâm: Cách chuyển dạ nhanh: phương pháp kích thích tự nhiên mẹ bầu nên biết!
Vì vậy, căng tức bụng khi mang thai 3 tháng giữa là một hiện tượng bình thường và nó xảy ra với gần như tất cả các thai phụ nên không đáng lo. Nếu gặp tình trạng này, mẹ chú ý phân biệt mức độ cơn đau.
Đối với căng tức bụng do cơn gò chuyển dạ giả, mẹ chỉ cần thay đổi tư thế, hoặc đi lại nhẹ nhàng thì cơn đau sẽ thuyên giảm. Tuy nhiên, nếu những điều chỉnh trên không làm giảm cơn căng tức bụng, thậm chí còn nặng hơn thì mẹ nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và can thiệp kịp thời.
>>Bạn có thể quan tâm: Thai 16 tuần gò cứng bụng phải làm sao? Cách giảm đau hiệu quả cho mẹ bầu
Căng tức bụng khi mang thai 3 tháng giữa thường không ảnh hưởng đến sự giãn nở của cổ tử cung. Chúng cũng diễn ra không đều đặn và không có thời gian bắt đầu và kết thúc cụ thể cho mẹ xác định. Vậy, mẹ nên làm gì để đối mặt với tình trạng này?
>>Bạn có thể quan tâm: Đau bụng khi mang thai tháng thứ 5, dấu hiệu mẹ không nên chủ quan
Nếu mẹ rơi vào trường hợp tử cung dễ bị kích thích: Cơn căng tức bụng này sẽ có cảm giác như cơn gò chuyển dạ giả. Kiệt sức và thiếu nước có thể là nguyên nhân gây ra cảm giác này.
Tuy nhiên, nếu cơn căng tức ngày càng nặng hơn, kéo dài hơn hoặc xảy ra gần nhau hơn, đây có thể là dấu hiệu chuyển dạ sinh non hoặc sảy thai. Mẹ nên đến gặp bác sĩ để được siêu âm, chẩn đoán và đưa ra phương án để ngăn ngừa sinh non.
Trường hợp cơn căng tức của mẹ diễn ra không đều và nhẹ, mẹ có thể:
MarryBaby khuyên mẹ nên kiểm tra với bác sĩ để xem thể trạng của bản thân phù hợp với cách làm nào và làm ở chừng mực nào. Nếu các biện pháp tại nhà này vẫn không làm giảm cơn đau, hãy đến gặp bác sĩ để được can thiệp sớm.
>>Bạn có thể quan tâm: Biểu đồ chuyển dạ và những điều mẹ bầu cần biết trước khi sinh
Mẹ bầu không nên làm việc nặng và hạn chế tối đa “chuyện chăn gối” với chồng khi cảm thấy căng tức bụng. Nếu mẹ gặp bất cứ dấu hiệu nào đi kèm với căng tức bụng như đau đầu, chuột rút, chảy máu vùng dưới,… thì hãy đến ngay bệnh viện để được kiểm tra nhé.
>>Bạn có thể quan tâm: Dấu hiệu bất thường khi mang thai 3 tháng giữa mẹ bầu tuyệt đối không nên lơ là
Trên đây là những giải đáp của MarryBaby về tình trạng căng tức bụng khi mang thai 3 tháng giữa. Hy vọng những thông tin trên đã giúp mẹ nắm rõ bản chất của tình trạng này, từ đó, đưa ra quyết định phù hợp để giữ an toàn cho mẹ và bé.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Body changes and discomforts
https://www.womenshealth.gov/pregnancy/youre-pregnant-now-what/body-changes-and-discomforts
Truy cập ngày 30/09/2022
2. Labor and birth
https://www.womenshealth.gov/pregnancy/childbirth-and-beyond/labor-and-birth
Truy cập ngày 30/09/2022
3. Miscarriage
Truy cập ngày 30/09/2022
4. Pregnancy week by week
Truy cập ngày 30/09/2022
5. Pregnancy Discomforts: Back Pain, Round Ligament Pain, Nausea
https://my.clevelandclinic.org/health/articles/5186-pregnancy-having-a-healthy-pregnancy
Truy cập ngày 30/09/2022