Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Nội dung được tài trợ
Đây là một bài viết được tài trợ. Để biết thêm thông tin về chính sách Quảng cáo và Tài trợ của chúng tôi, vui lòng tìm hiểu thêm tại trang chính sách của MarryBaby.
Chiều dài xương mũi thai nhi 22 tuần là một trong những chỉ số quan trọng trong thai kỳ. Để đánh giá xem thai nhi phát triển tốt hay không, các bác sĩ có thể căn cứ qua một số dấu hiệu hoặc các chỉ số thai nhi như tim thai, kích thước, cân nặng… hay chiều dài xương mũi.
Dựa vào những chỉ số tiêu chuẩn của thai nhi, mẹ có thể biết rằng bé đang khỏe mạnh hay chậm phát triển. Và chiều dài xương mũi cũng là một trong những chỉ số quan trọng khi thực hiện các xét nghiệm sàng lọc trước khi sinh.
Để biết chỉ số chiều dài xương mũi thai nhi 22 tuần bao nhiêu là chuẩn, chúng ta cần biết siêu âm đo chiều dài xương mũi thai nhi để làm gì? Mẹ bầu cần biết xương mũi đóng vai trò quan trọng như thế nào trong sàng lọc dị tật bẩm sinh cho bé. Bên cạnh theo dõi những chỉ số thai nhi theo từng tuần; siêu âm đo chiều dài xương mũi là một trong những bước cực kỳ quan trọng trước khi sinh. Đo chiều dài xương mũi của thai nhi còn được gọi là kiểm tra bất sản xương mũi.
Kết hợp với đo chu vi vòng đầu, vòng bụng và xương đùi thai nhi nhằm đánh giá tăng trưởng của thai nhi, đánh giá hình thái các cơ quan nhằm phát hiện sớm các dị tật bất thường hoặc đánh giá nguy cơ mắc các hội chứng liên quan tới nhiễm sắc thể như hội chứng Down. Việc phát hiện dấu hiệu bất thường càng sớm, bác sĩ sẽ có những biện pháp xử lý kịp thời, tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra.
Bất sản xương mũi có nghĩa là không quan sát thấy xương mũi của thai nhi. Đây là chỉ dấu cho trường hợp bé bị hội chứng Down, tuy nhiên không phải bé nào không có xương mũi cũng đều bị hội chứng Down, sẽ cần làm thêm các xét nghiệm khi trên siêu âm không quan sát thấy xương mũi thai nhi để đưa ra chẩn đoán, từ đó đưa ra phương án quản lý thai kỳ cho các mẹ bầu.
Khi thai được 21 tuần tuổi, xương mũi ngắn hơn 3mm là dấu chứng của bất sản xương mũi.
Một số trường hợp, thai nhi có chiều dài xương mũi dưới chuẩn, đừng vội nghĩ đến hội chứng Down, có thể bé giống bố hoặc giống mẹ về hình dáng cũng như chiều dài của mũi. Bởi vì đặc điểm của người Việt Nam là mũi tẹt, da vàng. Nếu là con lai mũi cao thì chiều dài xương mũi thai nhi sẽ dài hơn bình thường.
>> Bạn có thể xem thêm: Các chỉ số thai nhi theo tuần: Chỉ số chiều dài xương đùi thai nhi
Thông thường, mũi bé bắt đầu hình thành vào tuần thứ 4 của thai kỳ. Đây được xem như một phần đường thở của bào thai. Đến cuối tam cá nguyệt đầu tiên, tức tuần thai thứ 11, về cơ bản các bộ phận của mũi đã hoàn thành. Cho nên, thời điểm này khi siêu âm đánh giá độ mờ da gáy và khảo sát các bất thường của các hệ cơ quan, bác sĩ sẽ đánh giá cả chiều dài xương mũi.
Các mốc có thể đo chiều dài xương mũi chính là tuần thai thứ 17, 18, 21, 23, 25 hay 27. Hay mẹ cũng có thể tiến hành siêu âm đo chiều dài xương mũi thai nhi 22 tuần; tức là vào các tuần thai của 3 tháng giữa thai kỳ (tam cá nguyệt thứ 2).
Nếu thai nhi bị bất sản xương mũi thì bé có tăng nguy cơ mắc hội chứng Down – một rối loạn di truyền do nhiễm sắc thể 21 bị thừa một phần hoặc toàn bộ. Do đó, mẹ cần tiếp tục theo dõi ở các mốc siêu âm tiếp theo. Nếu nguy cơ cao bé bị Down thì bác sĩ sẽ yêu cầu làm xét nghiệm chọc ối để có kết quả chẩn đoán chính xác nhất. Nhiều mẹ bầu thắc mắc chiều dài xương mũi thai nhi 22 tuần là bao nhiêu vì các cột mốc siêu âm thai không rơi vào tuần thứ 22. Hãy tham khảo phần tiếp theo để có câu trả lời nhé.
>> Bạn có thể xem thêm: Bất sản chiều dài xương mũi thai nhi nguy hiểm thế nào?
Tuần thứ 22 là giữa tháng thứ 5 và tháng thứ 6 của thai kỳ. Cho nên, việc siêu âm đo chiều dài xương mũi thai nhi 22 tuần sẽ rơi vào khoảng thời gian này. Như MarryBaby đã đề cập ở trên, chiều dài xương mũi thai nhi bị chi phối bởi yếu tố di truyền từ bố mẹ. Ví dụ bố mẹ có sống mũi ngắn và di truyền cho bé thì không thể kết luận bé có xương mũi ngắn vì có thể mắc hội chứng Down hoặc bị thiểu năng trí tuệ. Những con số đo được chỉ mang tính chất tham khảo mà thôi.
Mẹ nên siêu âm xương mũi thai nhi sớm ở tuần thứ 11 đến tuần thứ 14. Và tiếp tục siêu âm vào các tuần 17, 18, 21, 23, 25 hay 27. Vì chiều dài xương mũi tăng lên tuyến tính với tuổi thai tiến triển (GA) và chiều dài đầu mông (CRL). Nên việc phát hiện bất thường càng sớm, bác sĩ sẽ có biện pháp xử lý phù hợp và có thể giảm thiểu rủi ro.
Vậy chiều dài xương mũi thai nhi 22 tuần là bao nhiêu? Vào tuần thứ 20, chiều dài xương mũi ở mức bình thường là 4.5mm, thể hiện thai nhi phát triển khỏe mạnh. Nhưng khi chiều dài xương mũi thai nhi 22 tuần chỉ ở mức dưới 3.5mm thì mẹ cần được siêu âm hình thái thai nhi chi tiết.
>> Bạn có thể xem thêm: Chiều dài xương mũi thai nhi ‘hé lộ’ gì về sức khỏe bé cưng?
Nhiều bố mẹ thường tìm kiếm bảng chiều dài xương mũi thai nhi theo tuần để tiện việc theo dõi sự phát triển của bé yêu.
Chiều dài trung bình của xương mũi tăng theo tuổi thai từ 3.3 – 4.2 mm ở thời điểm từ 16 tới tuần 18 của thai kỳ và 4.6 5.7 mm kể từ tuần 19 tới tuần 22, 6.0 – 6.65 mm kể từ tuần 23 tới tuần 26. Chiều dài xương mũi bình thường (bách phân vị thứ 50) cụ thể như sau:
Tuổi thai (tuần) | Chiều dài xương mũi (mm) |
---|---|
16 | 3.3 |
17 | 3.7 |
18 | 4.2 |
19 | 4.6 |
20 | 4.9 |
21 | 5.3 |
22 | 5.7 |
23 | 6.0 |
24 | 6.4 |
25 | 6.6 |
26 | 6.65 |
* Lưu ý: Những số liệu này chỉ mang tính chất tham khảo chứ không chính xác tuyệt đối.
Từ tuần thứ 20 của thai kỳ trở đi, nếu xương mũi thai nhi dài hơn 4.5mm chứng tỏ em bé phát triển bình thường, khỏe mạnh.
>> Bạn có thể xem thêm: Bảng chỉ số nước ối theo tuần: Mẹ bầu phải theo dõi để thai nhi luôn khỏe mạnh!
Để chiều dài xương mũi thai nhi 22 tuần không rơi vào tình trạng xương mũi ngắn thì ngay khi biết mình mang thai bố mẹ cần làm những việc sau đây:
Chiều dài xương mũi thai nhi 22 tuần nằm ở mức 4.5mm là an toàn. Nhưng nếu thấp hơn 3.5mm mẹ cần gặp bác sĩ ngay để được tư vấn và xử lý kịp thời. Chúc bạn có thai kỳ khỏe mạnh nhé!
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Triple Screen Test
https://americanpregnancy.org/prenatal-testing/triple-screen-test/ Truy cập ngày 13/9/2021
2. Nasal bone length throughout gestation: normal ranges based on 3537 fetal ultrasound measurements
https://obgyn.onlinelibrary.wiley.com/doi/10.1002/uog.41 Truy cập ngày 13/9/2021
3. Likelihood ratios for fetal trisomy 21 based on nasal bone length in the second trimester: how best to define hypoplasia?
https://obgyn.onlinelibrary.wiley.com/doi/full/10.1002/uog.4091 Truy cập ngày 13/9/2021
4. 5 things to do when you find out you’re pregnant
https://www.tommys.org/pregnancy-information/im-pregnant/early-pregnancy/5-things-do-when-you-find-out-youre-pregnant Truy cập ngày 13/9/2021
5. Hypoplastic nasal bone
https://radiopaedia.org/articles/hypoplastic-nasal-bone Truy cập ngày 13/9/2021