Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Lưu Nguyễn
Thông tin kiểm chứng bởi Vũ Thị Tuyết Hoa
Cập nhật 16/10/2023

Dấu hiệu thai nhi khỏe mạnh 3 tháng giữa theo từng tuần

Dấu hiệu thai nhi khỏe mạnh 3 tháng giữa theo từng tuần
Quan sát các dấu hiệu thai nhi khỏe mạnh 3 tháng giữa đóng vai trò quan trọng để mẹ biết con yêu có phát triển bình thường không.

Ngoài phương pháp siêu âm thông thường để theo dõi sức khỏe thai nhi, cũng có một số các dấu hiệu thai nhi khỏe mạnh 3 tháng giữa giúp mẹ đánh giá tình trạng của bé.

Giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ là gì?

Thời kỳ mang thai điển hình kéo dài khoảng 40 tuần và được chia thành ba giai đoạn, gọi là tam cá nguyệt. Mỗi tam cá nguyệt dài khoảng 3 tháng. Khi bước vào tam cá nguyệt thứ hai, tức là mẹ đã mang thai được khoảng 13 tuần. Trung bình, thời kỳ này sẽ kéo dài từ tuần 13 đến hết tuần 26.

>> Mẹ có thể tham khảo: Soi các giai đoạn phát triển của thai nhi theo tam cá nguyệt

Đâu là dấu hiệu thai nhi khỏe mạnh 3 tháng giữa? Đối với giai đoạn này, cơ thể mẹ sẽ trải qua một số thay đổi lớn. Tử cung sẽ phát triển và có thể khiến mẹ khó chịu hoặc đau nhức khi các dây chằng tử cung căng ra.

Một số mẹ sẽ bắt đầu cảm thấy vùng da căng xung quanh bụng và ngực gây ngứa. Tình trạng rạn da ở những vùng này cũng xảy ra, nhưng có xu hướng mờ dần theo thời gian.

Thai nhi 3 tháng giữa khỏe mạnh có dấu hiệu gì?

Dấu hiệu cho thấy thai nhi khỏe mạnh trong 3 tháng giữa của thai kỳ bao gồm:

Nhịp tim thai ổn định: Nhịp tim thai dao động từ 110 – 160 nhịp/phút là một dấu hiệu của sự phát triển bình thường và khỏe mạnh.

Sự cử động của thai nhi: Thai nhi có thể cảm nhận âm thanh bên ngoài và phản hồi lại, thể hiện sự phát triển tốt.

Chỉ số siêu âm bình thường: Khi các chỉ số siêu âm như chiều dài đầu mông, đường kính lưỡng đỉnh, độ dài xương đùi và số cân nặng của thai nhi đạt chuẩn, đây là dấu hiệu rõ ràng của thai nhi khỏe mạnh.

Mẹ tăng cân: Sự tăng cân đều đặn của mẹ cho thấy thai nhi đang phát triển khỏe mạnh.

Bầu ngực căng và to ra: Thay đổi này xuất phát từ việc chuẩn bị cho việc tiết sữa sau khi sinh.

Kích thước bụng của mẹ tăng dần: Tăng kích thước của bụng mẹ cũng là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy thai nhi phát triển khỏe mạnh.

Tuy nhiên, việc đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh còn bao gồm việc khám thai định kỳ, duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ. Nếu có bất kỳ vấn đề hoặc lo lắng nào, tốt nhất là luôn thảo luận với bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất cho thai kỳ của bạn.

Dấu hiệu thai nhi khỏe mạnh 3 tháng giữa theo tuần

Cơ thể mẹ bầu và thai nhi có sự thay đổi trong thời gian này. Nhìn chung, bé sẽ phát triển từ khoảng 7,366cm và nặng 28g vào tuần 13, tăng lên khoảng 35,56cm nếu duỗi chân và 770g vào tuần 26.

Thai nhi ở tam cá nguyệt thứ 2 bắt đầu trông giống một đứa trẻ hơn, với các đặc điểm khá rõ ràng trên khuôn mặt, bộ phận sinh dục, tay chân,… Cùng điểm qua những dấu hiệu thai nhi khỏe mạnh 3 tháng giữa theo từng tuần mẹ nhé.

1. Tuần thứ 13

dấu hiệu thai nhi khỏe mạnh 3 tháng giữa ở tuần 13
Dấu hiệu thai nhi khỏe mạnh 3 tháng giữa ở tuần 13

Đến tuần thứ 13, thai nhi có thể uống nước ối và bài xuất nước tiểu vào buồng ối. Nhờ các xung thần kinh não, cơ mặt của bé có thể biểu hiện một số nét mặt. Ngoài ra, xương của con cũng bắt đầu cứng chắc hơn, đặc biệt là xương sọ và các xương dài.

Lúc này, cơ thể bé dài khoảng 7,366cm và nặng khoảng 28g.

2. Tuần thứ 14

Dấu hiệu thai nhi khỏe mạnh 3 tháng giữa ở tuần thứ 14: Trong tuần này, giới tính của con sẽ được xác định rõ ràng. Cổ của thai nhi tuần 14 được định hình hơn, và chi dưới cũng phát triển khá nhiều. Lách thai nhi bắt đầu sản sinh hồng cầu.

Thai nhi 14 tuần tuổi nặng nặng khoảng 93g và có chiều dài khoảng 147 mm.

3. Tuần thứ 15

Tuần 15, bé yêu đang trong quá trình hình thành và tập luyện nhiều phản xạ. Các phản xạ chính bao gồm chuyển động chân tay, luyện tập thở và hoạt động thị giác. Thai 15 tuần tuổi cũng đã bắt đầu cảm nhận được một số mùi và vị thông qua nước ối.

Theo một số nghiên cứu ở Hoa Kỳ, ở giai đoạn này thai có chiều dài từ đỉnh đầu đến gót chân khoảng 16,7cm và nặng khoảng 117g.

>> Mẹ có thể tham khảo: Thai 15 tuần đã biết trai hay gái chưa? 4 cách xác định giới tính thai nhi

4. Tuần thứ 16

Dấu hiệu thai nhi khỏe mạnh 3 tháng giữa được biểu hiện ở tuần thứ 16 của thai kỳ. Mẹ có biết, thai 16 tuần đang khởi động cho một cuộc bứt phá về cả chiều dài lẫn cân nặng không.

Ngay lúc này, phần đầu ngẩng lên hơn so với thời gian trước. Đặc biệt, bé có thể có cảm nhận về âm thanh từ bên ngoài bụng mẹ. Đây thường là một mốc khó quên với các mẹ bầu, bởi nhiều mẹ lần đầu tiên cảm nhận được sự chuyển động của con.

Ở tuần thai thứ 16, bé nặng khoảng 100g và dài cỡ 11,43cm từ chóp đầu đến mông.

Dấu hiệu thai nhi khỏe mạnh ở 3 tháng giữa: Ở tuần thứ 16, bé có thể cảm nhận âm thanh
Dấu hiệu thai nhi khỏe mạnh ở 3 tháng giữa: Ở tuần thứ 16, bé có thể cảm nhận âm thanh

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Bao nhiêu tuần thì thai máy? Hướng dẫn theo dõi cử động thai cho mẹ bầu

5. Tuần thứ 17

Tuần thứ 17 của thai kỳ (15 tuần sau thụ tinh), móng chân của thai nhi bắt đầu xuất hiện. Bé đã có thể co duỗi tay chân và tạo ra những cử động ngày càng nhiều trong bụng mẹ. Trái tim thai nhi giờ đây có thể bơm khoảng 47 – 48 lít máu mỗi ngày.

Ở tuần thứ 17, thai nhi đã nặng khoảng 140g. Từ đầu đến mông của bé dài 13cm, bằng cỡ quả bơ.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Thai 17 tuần sao không thấy máy? Liệu có nguy hiểm không?

6. Tuần thứ 18

Tai của em bé 18 tuần bắt đầu lồi ra bên ngoài, làm tăng khả năng lắng nghe của bé. Ngoài ra, các cơ quan thị giác phát triển nên bé đã bắt đầu biết điều chỉnh mắt hoặc phản xạ với ánh sáng. Hệ tiêu hóa của con cũng bắt đầu hoạt động.

Tuần 18, dấu hiệu thai nhi khỏe mạnh 3 tháng giữa là bé có chiều dài trung bình khoảng 140mm, cân nặng khoảng 200g.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Thai 18 tuần đã đạp chưa và phát triển như thế nào?

7. Tuần thứ 19

Đến tuần thứ 19, em bé đã có thể di chuyển tự do trong túi ối trong tử cung của mẹ. Tuần này, bé bắt đầu biết nuốt vào nhiều nước ối hơn, điều này tốt cho hệ tiêu hóa của bé.

Chiều dài 15,24 cm và cân nặng 0,23 kg (tương đương một bông Atiso) là dấu hiệu thai nhi khỏe mạnh 3 tháng giữa.

8. Tuần thứ 20

Tuần thứ 20 của thai kỳ là dấu mốc đã qua một nửa chặng đường mang thai. Lúc này, mẹ bầu có thể cảm nhận được sự cử động của thai nhi. Thai nhi sẽ luân phiên ngủ và tỉnh giấc, và có thể bị đánh thức dậy bởi tiếng ồn hoặc các cử động của mẹ.

Bé bây giờ đã nặng khoảng 0,28kg và dài khoảng 16,5cm, tương đương với một trái xoài.

dấu hiệu thai nhi khỏe mạnh 3 tháng giữa ở tuần 20

9. Tuần thứ 21

tuần thứ 21, con của mẹ đã có thể mút ngón tay cái của mình. Dấu hiệu thai nhi khỏe mạnh 3 tháng giữa là toàn thân con được bao phủ bởi một lớp lông tơ mềm. Ngoài ra, do túi thai vẫn rộng rãi nên con sẽ vặn mình nhiều hơn.

Thai nhi có kích thước khoảng 26,67cm và cân nặng dao động từ 0,31-0,35kg. Bé đang bắt đầu có hình dáng của trẻ sơ sinh.

10. Tuần thứ 22

Các mạch máu của bé phát triển để chuẩn bị cho hoạt động thở và tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Mẹ có thể bị phù nề nhẹ ở mắt cá chân và bàn chân trong tuần này. Đây là hiện tượng mà khoảng 3/4 phụ nữ mang thai gặp phải, mặc dù đôi khi sớm hơn và kéo dài cho đến khi sinh.

Thai 22 tuần to và nặng bao nhiêu là chuẩn? Tại thời điểm này bé đã dài hơn 27,68cm và nặng tầm 0,45kg.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Siêu âm 22 tuần khi mang thai có cần thiết không và tại sao?

11. Tuần thứ 23

Mắt thai nhi bắt đầu có những chuyển động nhanh ở tuần thứ 23 của thai kỳ. Các đường rãnh cũng bắt đầu xuất hiện ở bàn tay và bàn chân, trở thành yếu tố sinh trắc học vân tay và vân chân. Thai nhi có thể bắt đầu xuất hiện nấc và có những chuyển động giật đột ngột.

So với tuần trước, bé đã tăng thêm khoảng 110g. Bé đạt chiều dài 27,68cm và nặng khoảng 0,54kg là những dấu hiệu thai nhi khỏe mạnh 3 tháng giữa giai đoạn này.

12. Tuần thứ 24

Thai nhi 24 tuần tuổi phát triển khá nhanh và khỏe mạnh. Giờ đây mẹ có thể cảm nhận được chuyển động của con với tần suất của các cú hích nhiều hơn. Da thai nhi cũng xuất hiện các nếp nhăn, không còn trong suốt như trước. Da có màu hồng hoặc đỏ là màu của máu trong các mao mạch.

Tại thời điểm này, thai nhi khỏe mạnh có chiều dài khoảng 300mm và nặng khoảng 0,64kg.

13. Tuần thứ 25

Điểm chú ý là khứu giác của bé 25 tuần tuổi bắt đầu hoạt động. Con yêu bây giờ có thể ngửi thấy mùi và hương thơm trong nước ối. Thai nhi cũng có thể phản xạ những âm thanh quen thuộc như giọng nói của mẹ. Bé hít vào và thở ra một lượng nhỏ nước ối, việc này cần thiết cho sự phát triển của phổi.

Giai đoạn này, cơ thể bé tiếp tục tích mỡ với cân nặng khoảng 0,68kg và dài 35,54cm từ đầu đến gót chân.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Thai nhi 25 tuần tuổi nên ăn gì để thai nhi khỏe mạnh, mẹ không béo phì?

14. Tuần thứ 26

dấu hiệu thai nhi khỏe mạnh 3 tháng giữa ở tuần 26
Dấu hiệu thai nhi khỏe mạnh 3 tháng giữa ở tuần 26

Thai nhi 26 tuần tuổi có nhiều mô não phát triển hơn, não của bé hoạt động rất tích cực. Bé ngủ và thức đều đặn, biết mở và nhắm mắt, thậm chí mút ngón tay.

Tại thời điểm, dấu hiệu thai nhi khỏe mạnh 3 tháng giữa có chiều dài khoảng 360mm và nặng khoảng 0,76kg.

15. Tuần thứ 27

Tuần thứ 27 là cột mốc kết thúc mang thai ba tháng giữa. Con có thể nhìn thấy ánh sáng mờ mờ qua thành tử cung của mẹ. Lớp mỡ bắt đầu xuất hiện, khiến cho da của thai nhi trông mịn, mượt hơn.

Vào tuần thai này, bé đã nặng chừng 0,86kg và dài hơn 36,57cm từ đỉnh đầu đến gót chân.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Chuẩn cân nặng thai nhi chi tiết theo tuần mẹ dễ kiểm tra

Để thai nhi khỏe mạnh 3 tháng giữa, mẹ cần làm gì?

1. Khám thai thường xuyên

Đây là phần quan trọng để giữ gìn sức khỏe và đảm bảo rằng em bé khỏe mạnh. Tần suất bạn gặp bác sĩ được khuyến nghị là từ 4 đến 6 tuần một lần.

Ở tất cả các lần khám trong tam cá nguyệt thứ hai, mẹ bầu sẽ được kiểm tra huyết áp, lấy máu xét nghiệm và kiểm tra nước tiểu.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Lịch khám thai định kỳ chuẩn cho mẹ bầu trong suốt thai kỳ

2. Ăn uống đầy đủ

Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cũng là một cách để có những dấu hiệu thai nhi khỏe mạnh 3 tháng giữa. Lựa chọn thực phẩm khi mang thai và bổ sung vitamin cũng rất quan trọng.

Bởi vì những gì mẹ ăn trong thai kỳ có ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Đặc biệt, mẹ không sử dụng thuốc lá, rượu bia, hay thuốc gây nghiện khác.

chế độ ăn uống khi mang thai 3 tháng giữa

3. Tập thể dục nhẹ nhàng

Mẹ có thể cân nhắc những hoạt động nhẹ như đi bộ, bơi lội, yoga và đạp xe cố định trong giai đoạn này. Không nên tập thể dục có tác động mạnh và các hoạt động có nguy cơ bị ngã, bị thương.

>> Mẹ có thể tham khảo: Yoga cho bà bầu 3 tháng giữa: Những bài tập an toàn cho mẹ và bé

Mẹ có thể tham khảo các bài tập kegel trong suốt thai kỳ. Các bài tập này sẽ giúp tăng cường cơ sàn chậu, giúp mẹ nhận biết dấu hiệu thai nhi khỏe mạnh 3 tháng giữa.

4. Lên kế hoạch cho giai đoạn sau sinh

Đây là thời điểm thích hợp để mẹ xem xét các lớp giáo dục về sinh, cho con bú và nuôi dạy trẻ sơ sinh. Các lớp học giúp mẹ chuẩn bị cho vai trò mới của mình với tư cách là phụ huynh.

5. Gọi cho bác sĩ khi thấy những dấu hiệu bất thường

Mẹ cần đến bệnh viện sớm nếu có:

  • Chuột rút hoặc đau bụng bất thường hoặc dữ dội.
  • Các triệu chứng của tình trạng rối loạn lo âu.
  • Khó thở hoặc thở gấp và tình trạng càng lúc càng trở nên tồi tệ hơn.
  • Thường xuyên thắt chặt hoặc đau ở bụng dưới hoặc lưng, xảy ra hơn bốn lần trong một giờ.

>> Mẹ có thể tham khảo: Những dấu hiệu nguy hiểm trong tam cá nguyệt thứ 3 mẹ bầu cần chú ý

Nhìn chung, dấu hiệu thai nhi khỏe mạnh 3 tháng giữa có nhiều biểu hiện khác nhau. Đôi khi là những chỉ số sức khỏe tốt có thể biểu hiện thông qua cân nặng và kích cỡ thai nhi. Đôi khi lại là những triệu chứng khó chịu của thai kỳ như ốm nghén, đi tiểu nhiều, bé hay đạp mẹ… Khi mẹ cảm thấy bất cứ thay đổi lạ nào trong cơ thể, cần khám thai ngay để đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé nhé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

2nd trimester pregnancy: What to expect

https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/in-depth/pregnancy/art-20047732

Ngày truy cập: 09/09/2022

The Second Trimester

https://www.hopkinsmedicine.org/health/wellness-and-prevention/the-second-trimester

Ngày truy cập: 09/09/2022

Second trimester

https://www.pregnancybirthbaby.org.au/second-trimester

Ngày truy cập: 09/09/2022

Week-by-week guide to pregnancy

https://www.nhs.uk/start4life/pregnancy/week-by-week/2nd-trimester/week-13/

Ngày truy cập: 09/09/2022

Pregnancy: Second Trimester

https://my.clevelandclinic.org/health/articles/16092-pregnancy-second-trimester

Ngày truy cập: 09/09/2022

x