Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
1/ 3 tháng giữa thai kỳ vẫn bị ốm nghén
Theo kinh nghiệm mang thai 3 tháng giữa của rất nhiều mẹ bầu, ốm nghén sẽ biến mất vào cuối tháng thứ 3 của tam cá nguyệt đầu tiên. Tuy nhiên, không phải ai cũng đều như vậy. Một số mẹ bầu phải chịu sự “hành hạ “ của những cơn buồn nôn, ốm nghén suốt cả thai kỳ; hoặc may mắn hơn sẽ tạm biệt khó chịu đáng ghét này ở cuối tam cá nguyệt thứ hai.
2/ Mãi vẫn chưa ra dáng mẹ bầu
Dù đã bước qua tháng thứ 5, 6 của thai kỳ, bạn vẫn không hề được “công nhận” là phụ nữ mang thai. Độ to tròn của bụng chỉ “lồ lộ” khi mẹ bầu khỏa thân, còn đâu rất dễ che giấu dưới lớp quần áo thường ngày. Mang thai con so thường nhỏ xinh như vậy, mẹ đừng quá lo lắng. Trừ khi dù đã áp dụng đầy đủ và khoa học những khuyến cáo về chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa, nhưng vẫn nhẹ cân, mẹ nên thăm khám và tư vấn để theo dõi sự phát triển của thai nhi liệu có tốt không.
3/ Bụng đầy hơi và thỉnh thoảng phải “xì”
Đây là tình trạng khá phổ biến ở mẹ bầu trong tam cá nguyệt thứ 2. Đầy hơi làm bạn không thể kiềm chế nổi những lần “thả bom” bất thình lình. Quả là xấu hổ, nhưng mẹ bầu có thể cải thiện được bằng cách điều chỉnh đôi chút chế độ ăn uống. Hạn chế ăn quá nhiều những thực phẩm dễ làm đầy hơi như các loại đậu, táo, đào, lê, món nhiều tinh bột và đường, các chế phẩm từ sữa…
4/ Những cơn đau nhức bắt đầu xuất hiện
Cảm giác đau nhức sẽ bắt đầu ở hai dây chằng quanh vùng bụng dưới. Khi thai nhi ngày một lớn lên, áp lực lên dây chằng cũng theo tỷ lệ thuận ngày càng gia tăng. Vì vậy, bà bầu có thể cảm thấy đau nhói ở phần cơ này. Đôi khi, cơn đau cũng khá là đáng sợ.
5/ Căng thẳng trong những buổi khám thai định kỳ
Có rất nhiều xét nghiệm được thực hiện trong giai đoạn này nhằm phát hiện những nguy cơ tiềm ẩn có thể gây hại cho thai nhi và mẹ bầu. Vì vậy, quả là không dễ chịu gì khi phải thăm khám thai khi mang thai 3 tháng giữa. Nếu không may mắn nhận được kết quả dương tính cho bất cứ cuộc xét nghiệm nào, mẹ bầu sẽ phải thực hiện thêm nhiều buổi kiểm tra căng thẳng khác. Quả là mệt mỏi.
6/ Lo lắng khi siêu âm
Vào khoảng tháng thứ 4, giới tính của thai nhi đã có thể được xác định qua siêu âm. Đã qua rồi cái thời trọng nam khinh nữ, nhưng kết quả khác với mong đợi có thể làm không ít ông bố, bà mẹ hoặc ngay cả người thân của họ trở nên buồn bã, thất vọng.
7/ 3 tháng dài nhất trong thai kỳ
Điều này dường như đúng với tất cả các mẹ bầu. Bạn có thể bỏ lỡ tháng đầu của tam cá nguyệt đầu tiên để phát hiện ra mình mang thai, và chỉ cần đến 37 tuần đã có thể sinh con bất cứ lúc nào. Như vậy, rõ ràng, mang thai 3 tháng giữa chiếm nhiều thời gian nhất trong suốt thai kỳ.
MarryBaby
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.