Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thu Hoàng
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 07/10/2021

Mang bầu song thai (tuần 13-24) và những điều cần lưu ý

Mang bầu song thai (tuần 13-24) và những điều cần lưu ý
Mang bầu song thai (tuần 13-24) mẹ bầu có sự thay đổi như thế nào? Thai nhi phát triển ra sao? Giai đoạn này mẹ cần lưu ý những gì?

Đến tuần thứ 13 của thai kỳ, mẹ bầu đã bước qua thời gian ốm nghén của tam cá nguyệt thứ nhất. Lúc này, tình trạng của song thai dường như đã ổn định hơn. Mang bầu song thai (tuần 13-24) mẹ cũng sẽ có những sự thay đổi đáng kể so với giai đoạn trước. Vậy, 2 bé xinh phát triển như thế nào và mẹ cần làm gì để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh? Mời mẹ tham khảo bài viết của MarryBaby nhé!

Mang bầu song thai (tuần 13-24) và sự phát triển của song thai

Mang bầu song thai (tuần 13-24) và sự phát triển của song thai
Ảnh: BabyCenter

Bước vào 3 tháng giữa của thai kỳ, mẹ bầu mang song thai đã vượt qua giai đoạn ốm nghén đáng sợ. Sự phát triển của thai đôi diễn ra qua các tuần như sau:

1. Sự phát triển của song thai tuần 13 – 17

Tuần thai thứ 13 trở đi, hai bé sẽ có sự thay đổi đáng kể như sau:

– Hình thành cơ quan sinh dục trai hay gái: Các cơ quan sinh dục của mỗi em bé sẽ hình thành trong khoảng thời gian này, nhưng mẹ bầu có thể không biết được giới tính của các bé cho đến lần siêu âm khi được 18 đến 20 tuần tuổi.

– Mắt chuyển động: Mặc dù mắt vẫn nhắm nghiền nhưng vào khoảng 16 tuần tuổi, song thai có thể từ từ di chuyển mắt ra sau mi mắt. Lông mày và lông mi cũng đã mọc.

– Hoạt động tăng: Hoạt động của các bé trong bụng mẹ đang ngày càng tăng lên và mẹ bầu có thể cảm nhận được điều đó. Tới tuần thứ 16, song thai đã có dấu vân tay độc đáo của riêng mình. Chúng có thể nhăn mặt và nheo mắt và bắt đầu tè ra nước ối mà các bé đã nuốt vào.

2. Sự phát triển của thai đôi tuần 18-22

Sự phát triển của thai đôi tuần 18-22

Sự phát triển của cặp song thai khi mang thai đôi (tuần 13-24) ở giai đoạn 18-22 tuần như sau:

– Mút: Những tuần thai này, phản xạ mút phát triển, các bé có thể mút ngón tay cái nếu bàn tay đưa lên miệng.

– Thính giác phát triển: Khi được 18 tuần, thai đôi có thể bắt đầu nghe và tai cũng bắt đầu nhô ra ở một bên đầu. Vậy nên, mẹ hãy thường xuyên trò chuyện với các bé hoặc cho bé nghe các bản nhạc nhẹ nhàng.

– Da hình thành lớp màng bảo vệ: Các bé bắt đầu có một lớp sáp trắng phủ khắp người, gọi là lớp sáp vernix, giúp bảo vệ làn da của bé khỏi nước ối, giữ ẩm cho da, tránh tình trạng khô do mất nước.

– Cơ thể xuất hiện lông mịn: Khoảng thời gian này, cặp thai đôi sẽ được bao phủ và bảo vệ bởi một lớp lông tơ mịn được gọi là lanugo. Điều này giúp giữ lớp sáp vernix trên da và giúp bảo vệ da cặp song thai khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn từ nước ối.

3. Sự phát triển của song thai tuần 23-24

Sự phát triển của song thai tuần 23-24

Các bé có sự thay đổi như thế nào ở giai đoạn này? Cụ thể:

– Dấu vân tay thành hình: Các bé sẽ bắt đầu hình thành các gờ ở lòng bàn tay và lòng bàn chân. Chúng sẽ trở thành dấu vân tay và dấu chân sau này.

– Phản ứng với âm thanh: Giai đoạn này, cặp thai đôi có khả năng phản ứng lại với âm thanh, chẳng hạn như tiếng bố mẹ trò chuyện với bé, tiếng ồn mạnh hoặc tiếng nhạc.

– Cầm nắm: Tới những tuần thai này, cặp song sinh tương lai đã có thể thực hiện các chuyển động cầm nắm đơn giản.

– Một số thay đổi khác: Lông mày phát triển, các chồi răng dành cho răng trẻ em và người lớn đã mọc và các chồi vị giác bắt đầu hoạt động. Da của cặp thai đôi lúc này đỏ và nhăn nheo.

Sự thay đổi của mẹ bầu mang song thai (tuần 13 – 24)

Sự thay đổi của mẹ bầu mang song thai (tuần 13 – 24)

Bước vào tuần thứ 13 của thai kỳ, mẹ bầu mang bầu song thai đã vượt qua được ngưỡng nguy hiểm của nguy cơ sảy thai. Tới giai đoạn này, bụng mẹ lộ rõ hơn do sự lớn lên hàng ngày của song thai. Tình trạng buồn nôn, nôn và ốm nghén phần lớn giảm dần và hết.

Tuy nhiên, thai song sinh đến tuần này cũng bắt đầu khiến mẹ bầu cảm thấy nặng nề hơn. Sau đây là sự thay đổi của cơ thể mẹ bầu mang song thai qua các tuần thai cụ thể:

♥ Tuần 13 – 17

– Tăng cân: Giai đoạn này trở đi, mẹ bầu sẽ bắt đầu tăng cân và di chuyển nặng nề hơn.

– Đau lưng dưới: Khi tử cung và bụng to ra, mẹ bầu mang thai đôi 3 tháng giữa có thể thấy trọng tâm và tư thế của mình thay đổi so với những tuần thai trước. Điều này gây một lực lớn lên lưng, khiến cho tình trạng đau lưng xảy ra.

♥ Tuần 18-22

– Khó ngủ: Bụng thay đổi như thế nào khi mang thai đôi giai đoạn này? Bụng mẹ bầu đã ngày càng lớn hơn, vì vậy mẹ bầu có thể khó để có được một giấc ngủ ngon như giai đoạn đầu.

– Ngứa và rạn da: Sự thay đổi của nội tiết tố làm suy yếu các mô đàn hồi bên dưới da mẹ mang thai đôi, vì vậy mẹ bầu bắt đầu cảm thấy ngứa và rạn da. Tình trạng này có thể xuất hiện ở bụng, đùi. Với những mẹ tăng cân nhiều và nhanh, hiện tượng rạn da sẽ trầm trọng hơn.

– Chóng mặt. Lượng máu tăng lên khi mang thai có thể dẫn đến một số thay đổi trong hệ tuần hoàn khiến mẹ bầu cảm thấy chóng mặt.

– Cảm nhận được thai máy: Giai đoạn này, mẹ bầu có song thai sẽ cảm nhận được những cử động đầu tiên của các bé. Thế nhưng, nếu bạn chưa cảm nhận được điều đó thì cũng đừng quá lo lắng mà hãy chờ đợi. Bởi mỗi em bé có những sự phát triển khác nhau.

Nếu cảm thấy bất thường, bạn cũng có thể xin tư vấn của bác sĩ về điều này. Một khi đã cảm nhận được những cú đá của song thai, bác sĩ có thể sẽ hướng dẫn bạn cách theo dõi thai máy bằng việc đếm những lần bé đạp trong vài phút mỗi ngày. Điều này sẽ giúp mẹ biết được các bé có đang phát triển an toàn và bình thường trong bụng mẹ hay không.

♥ Tuần 23-24

– Nóng trong người: Những tuần thai này, mẹ bầu mang song thai có thể gặp tình trạng nóng trong người do sự thay đổi nội tiết tố và quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh hơn, dẫn đến cơ thể sinh ra nhiều nhiệt hơn bình thường.

– Đi tiểu nhiều hơn: Bàng quang bị tử cung chèn ép mạnh khi thai to ra khiến cho mẹ bầu mang song thai đi tiểu nhiều hơn. Bên cạnh tình trạng đau lưng đã xuất hiện trước đó, mẹ bầu cũng có thể bị đau hông do giãn dây chằng.

– Huyết áp cao: Mang bầu song thai mẹ có thể gặp tình trạng huyết áp cao nghiêm trọng hơn là thai đơn. Huyết áp cao rất nguy hiểm có thể gây tiền sản giật.

Lời khuyên của bác sĩ khi mang bầu song thai (tuần 13-24)

Lời khuyên của bác sĩ khi mang bầu song thai (tuần 13-24)

Mẹ đã qua giai đoạn đầu nguy hiểm, thế nhưng không phải vì thế mà chủ quan. Để có những tháng mang song thai tiếp theo khỏe mạnh, mẹ bầu hãy chú ý một số điều sau:

♦ Có chế độ dinh dưỡng hợp lý: Giai đoạn này mẹ đã phải tăng lượng thức ăn nạp vào cơ thể, nhưng cũng cần lựa chọn những thực phẩm giàu dưỡng chất, lành mạnh. Các chuyên gia khuyên mẹ bầu mang thai đôi lúc này nên bổ sung khoảng 600 calo vào chế độ ăn uống mỗi ngày. Thế nhưng, bạn nên tùy vào thể trạng và cân nặng của mình để điều chỉnh cho phù hợp. Tốt hơn hết, mỗi lần đi khám thai, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ về việc nên tăng bao nhiêu cân là phù hợp với tình trạng của bạn, bởi mỗi mẹ bầu có chiều cao và cân nặng khác nhau.

>>> Mách bạn: Thực đơn cho bà bầu 3 tháng giữa

♦ Cẩn thận với tình trạng chóng mặt: Nếu mẹ bầu thường xuyên cảm thấy chóng mặt, hãy cố gắng đi thật chậm, sau đó nằm nghiêng người. Hiện tượng chóng mặt sẽ nhanh chóng biến mất, tuy nhiên, mẹ cũng cần phải cẩn thận để tránh té ngã nguy hiểm cho mình và các bé.

♦ Chú ý tới huyết áp: Nếu mang bầu song thai (tuần 13-24) nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào như sưng ở tay và mặt, nhức đầu dai dẳng, thay đổi thị lực hoặc khó thở, hãy tới bệnh viện thăm khám, bởi bạn đang mắc chứng huyết áp cao.

♦ Khám thai định kỳ: Mẹ bầu mang song thai đối mặt với nhiều nguy cơ có thể xảy ra trong thai kỳ, vậy nên phải thường xuyên đi khám thai theo lịch định kỳ của bác sĩ. Ngoài ra, nếu nhận thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường, không nên chần chừ mà phải đến cơ sở y tế ngay lập tức.

Bí quyết mang bầu song thai (tuần 13-24)

Bí quyết mang bầu song thai (tuần 13-24)

Để mang bầu song thai giai đoạn này diễn ra nhẹ nhàng, mẹ bầu nên:

♦ Uống nhiều nước để ngăn ngừa rạn da: Tình trạng ngứa và rạn da mặc dù không thể ngăn ngừa được, thế nhưng mẹ bầu hãy cải thiện bằng cách uống nhiều nước để giữ ẩm da và sử dụng các loại kem dưỡng ẩm hoặc dầu dừa để giảm ngứa và rạn cho da. Mỗi ngày, mẹ nên uống 2,5 – 3 lít nước, cách 2 tiếng sẽ uống 1 ly nước đầy. Bạn có thể uống nước đun sôi để nguội, nước dừa, nước cam, nước mía,… xen kẽ lẫn nhau để tránh nhàm chán.

♦ Lựa chọn trang phục thoải mái để giảm tình trạng nóng trong người: Mang bầu song thai (tuần 13-24) bụng đã to hơn, và mẹ cũng thường xuyên gặp chứng nóng trong người. Vậy nên, hãy lựa chọn những bộ trang phục bằng cotton co giãn, thoải mái để tốt cho cả mẹ và các bé.

♦ Lựa chọn một số bài tập thể dục nhẹ nhàng để giảm đau lưng: Để không bị những cơn đau lưng hành hạ khi bước vào 3 tháng giữa thai kỳ, mẹ bầu có thể tập các bài tập nhẹ nhàng để tăng cường sự dẻo dai của cơ lưng và giảm bớt sự khó chịu, chẳng hạn như đi bộ, yoga, bài tập kegel…

♦ Lựa chọn tư thế ngủ phù hợp: Bắt đầu từ tuần 12, 13 của thai kỳ, mẹ bầu mang song thai sẽ khó ngủ hơn do bụng to ra. Lúc này, muốn ngủ ngon, mẹ hãy nằm nghiêng đồng thời dùng một chiếc gối mềm để đỡ bụng và làm đệm kê giữa hai đầu gối.

Một số mẹ giai đoạn này thắc mắc rằng thai đôi bao nhiêu tuần thì sinh, thế nhưng, khoảng thời gian ấy còn xa, vậy nên bạn không cần phải lo lắng về điều này nhé. Thay vào đó, mẹ hãy nghỉ ngơi nhiều hơn và tận hưởng thai kỳ khỏe mạnh.

Bài viết đã cung cấp kiến thức cho mẹ về vấn đề mang bầu song thai (tuần 13-24), những thay đổi của mẹ và sự phát triển của cặp song thai. Bạn hãy lưu ý những điều mà MarryBaby chia sẻ để đảm bảo an toàn cho mình và các bé yêu nhé!

Hương Hoa

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo
1. 20 Weeks Pregnant With Twins or Multiples https://parenting.firstcry.com/articles/20-weeks-pregnant-with-twins-or-multiples/ Ngày truy cập: 27/7/2021 2. 16 Weeks Pregnant with Twins or Multiples https://parenting.firstcry.com/articles/16-weeks-pregnant-with-twins-or-multiples/ Ngày truy cập: 27/7/2021 3. 24 Signs And Symptoms Of Twin Pregnancy https://www.momjunction.com/articles/signs-and-symptoms-of-twin-pregnancy_00382609/ Ngày truy cập: 27/7/2021 4. Pregnancy week by week https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/in-depth/twin-pregnancy/art-20048161 Ngày truy cập: 27/7/2021 5. Pregnant with twins https://raisingchildren.net.au/pregnancy/health-wellbeing/twin-pregnancy/pregnant-with-twins Ngày truy cập: 27/7/2021
x