Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Đoàn Hạnh
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Văn Thuận
Cập nhật 28/10/2022

Nằm ngửa khi mang thai 3 tháng giữa được không? Mẹ cần làm gì để tránh nằm sai tư thế?

Nằm ngửa khi mang thai 3 tháng giữa được không? Mẹ cần làm gì để tránh nằm sai tư thế?
Tư thế nằm ngủ luôn được mẹ đặc biệt quan tâm. Vậy mẹ bầu nên nằm như thế nào cho đúng? Nằm ngửa khi mang thai 3 tháng giữa có sao không? Mẹ hãy xem ngay nhé.

Có thể nói, 3 tháng giữa thai kỳ là lúc thai nhi phát triển mạnh mẽ nhất. Đây cũng là giai đoạn bác sĩ có thể phát hiện các biến đổi, di tật (nếu có) ở trẻ. Do đó, việc mẹ quan tâm đến nằm ngửa khi mang thai 3 tháng giữa có được không cũng là điều dễ hiểu.

Tại sao cần lưu tâm đến tư thế ngủ của bà bầu?

Giấc ngủ và tư thế nằm ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với mẹ vì nó sẽ tạo cơ sở vững chắc để hỗ trợ mẹ và bé trong những giai đoạn còn lại của thai kỳ. Theo đó, việc đảm bảo giấc ngủ và tư thế ngủ đúng của mẹ bầu có thể sẽ ảnh hướng tích cực đến mẹ và thai nhi ở các khía cạnh sau:

  • Phục hồi các mạch máu: Vì khi mang thai, các mạch máu của mẹ phải chịu áp lực gia tăng lớn do lưu lượng máu cần thiết bổ sung cho thai nhi.
  • Đảm bảo hệ thống miễn dịch khỏe mạnh: Khi mang thai, hệ thống miễn dịch của mẹ vốn bị ức chế để hỗ trợ quá trình mang thai.
  • Điều tiết insulin: Mang thai dẫn đến nhu cầu năng lượng tăng cao khiến cơ thể mẹ cần nhiều đường hơn nhưng cũng kèm theo đề kháng insulin dẫn đến tăng nguy cơ rối loạn dung nạp đường, đái tháo đường thai kỳ. Do đó, việc cơ thể mẹ có thể tự điều tiết sản sinh thêm insulin để giải quyết lượng đường tăng cao trong thời gian mang thai là vô cùng quan trọng vì có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.

>> Bạn có thể quan tâm: Bà bầu bị tiêu chảy 3 tháng giữa có sao không? Tìm hiểu ngay mẹ nhé!

Nằm ngửa khi mang thai 3 tháng giữa có sao không?

nằm ngửa khi mang thai 3 tháng giữa có sao không
Nằm ngửa khi mang thai 3 tháng giữa có sao không?

Để có một giấc ngủ ngon thì mẹ cũng cần nằm ở một tư thế thoải mái nhất. Vậy nằm ngửa khi mang thai 3 tháng giữa có sao không?

Theo lý thuyết, khi mẹ nằm ngửa, mẹ đang vô tình đặt toàn bộ trọng lượng của tử cung và thai nhi đang lớn lên trên lưng mẹ, ruột và các mạch máu chính, cụ thể động mạch chủ và tĩnh mạch chủ.

Vai trò của các mạch máu này vô cùng quan trọng. Nếu động mạch chủ trên vận chuyển máu từ tim đến các cơ quan của cơ thể, thì tĩnh mạch chủ trên đưa máu từ đầu và cánh tay đến tim và các tĩnh mạch chủ dưới đưa máu từ bụng và chân trở về tim.

Để trả lời rõ ràng hơn bầu 3 tháng giữa nằm ngửa có sao không, mẹ hãy cùng MarryBaby phân tích những ảnh hưởng tiêu cực theo lý thuyết khi bầu 3 tháng giữa nằm ngửa dưới đây.

  • Đau lưng, bệnh trĩ, ảnh hưởng đến hệ hô hấp, hệ tiêu hóa: Nằm ngửa khi mang thai 3 tháng giữa khiến trọng lượng của tử cung sẽ đè lên cột sống, cơ lưng, ruột và các mạch máu lớn dẫn đến đau lưng, bệnh trĩ và suy tuần hoàn làm cho mẹ khó chịu và có thể gây giảm tuần hoàn thai nhi.
  • Huyết áp thấp ở mẹ và chậm nhịp tim ở thai nhi: Nằm ngửa khi mang thai 3 tháng giữa có thể làm tử cung chèn ép tĩnh mạch chủ dưới và gây khó khăn cho quá trình lưu thông máu trở lại tĩnh mạch chủ, gây nên tình trạng hạ huyết áp của mẹ dẫn đến khó chịu, chóng mặt và giảm lượng máu đến nhau thai, gây chậm nhịp tim của thai nhi.
  • Chứng ngừng thở khi ngủ: Nằm ngửa khi mang thai 3 tháng giữa còn có thể gây tụt huyết áp, chóng mặt, tăng cân và có thể gây ra hiện tượng ngừng thở trong lúc ngủ ở mẹ bầu.

Vậy 3 tháng giữa nằm ngửa có sao không? Vì những lý do kể trên, nhiều chuyên gia y tế khuyên mẹ không nên nằm ngửa hoặc hoặc nằm sấp khi ngủ mà hãy nằm nghiêng về bên trái với một tư thế thoải mái nhất. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu công bố năm 2019 trên hơn 8700 phụ nữ mang thai thì không có sự khác biệt nào về kết cục thai kỳ khi so sánh các tư thế nằm ngủ với nhau. Mặt khác, việc nằm ngửa với cái bụng đang lớn dần thường khó chịu, nên mặc nhiên chúng ta sẽ nằm nghiêng. Vậy mẹ bầu không nên lo lắng nhé!

>> Bạn có thể quan tâm: Bụng gò cứng khi mang thai tháng thứ 6 là dấu hiệu nguy hiểm chăng?

Mẹ bầu nên ngủ tư thế nào trong 3 tháng giữa?

nằm ngửa khi mang thai 3 tháng giữa được không? Tư thế nằm đúng cho bầu
Nằm ngửa khi mang thai 3 tháng giữa được không? Tư thế nằm đúng cho bầu

Mẹ đang ở kỳ tam cá nguyệt thứ 2 (tuần 14 – 27) chắc chắn sẽ thắc mắc ngủ tư thế nào là tốt cho cả mẹ và con. Hãy tiếp tục theo dõi những lưu ý về việc nằm ngửa khi mang thai 3 tháng giữa từ chuyên gia nhé.

– Mẹ nên ngủ nghiêng về bên trái: Đây là tư thế ngủ tốt nhất cho thai kỳ ở hiện tại và sau này vì nó đảm bảo lưu lượng máu đến thai nhi và thận.

Biết là vậy nhưng việc nằm nghiêng và tránh nằm ngửa là điều không dễ dàng gì với mẹ. Vì thế, các chuyên gia y tế cũng đã tâm lý chia sẻ cho mẹ các mẹo để nằm ngủ sao cho đảm bảo an toàn với thai nhi và thoải mái cho mẹ ở phần dưới đây.

– Sử dụng nhiều gối: Nếu mẹ không quen nằm ngủ nghiêng, mẹ hãy thử kê gối một cách hợp lý để tránh mình nằm ngửa.

  • Mẹ có thể thử bắt chéo chân này lên chân kia và đặt một chiếc gối giữa chúng và một chiếc gối khác sau lưng giúp mẹ dễ ngủ hơn.
  • Sử dụng gối ôm đặc biệt, mẹ có thể tránh nằm ngửa khi mang thai 3 tháng giữa bằng cách sử dụng gối hình nêm hoặc gối ôm bà bầu.
  • Mẹ có thể dùng chiếc gối nhỏ hơn đặt dưới thắt lưng và bụng để giảm áp lực và một chiếc gối giữa hai đầu gối có thể giúp cải thiện sự liên kết của hông và cột sống.

– Kê người cao lên khi ngủ: Nếu không sử dụng gối ngủ, mẹ hãy thử ngủ ở tư thế bán thẳng đứng trên ghế tựa (nếu có) thay vì trên giường. Tuy nhiên, mẹ chỉ nên sử dụng cách này khi nằm nghỉ ngắn vào ban ngày. Còn ban đêm, mẹ hãy ưu tiên nằm trên giường sẽ tốt hơn cho sức khỏe.

>> Bạn có thể quan tâm: Chọn gối ngủ cho bà bầu cũng phải biết cách!

Những tư thế bầu 3 tháng giữa cần tránh là gì?

Bầu 3 tháng giữa cần tránh nằm tư thế nào?

Sau khi biết được nằm ngửa khi mang thai 3 tháng giữa không tốt cho mẹ và bé thì còn tư thế nào “nhạy cảm” nữa không?

Câu trả lời là vẫn còn mẹ nhé. Ngoài tránh nằm ngửa khi mang thai 3 tháng giữa, mẹ cần lưu ý tránh nằm 3 tư thế sau đây để bảo vệ bản thân và thai nhi.

  • Nằm sấp: Bụng của mẹ lúc này đã phình to, nếu nằm sấp có thể khiến mẹ bị rất nhiều vấn đề như gây chèn ép tử cung làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và dẫn đến ợ nóng, gây đau lưng, đau cổ…
  • Nằm gục xuống bàn: Đây là tư thế ngủ thường thấy ở nhiều người, kể cả ở mẹ bầu. Mẹ chú ý khi bụng ngày càng to ra, việc cúi gập bụng như vậy sẽ làm ngắt quãng lượng máu đến thai nhi, đồng thời cũng khiến mẹ chóng mặt, buồn nôn, đau lưng dưới và căng cơ ở cổ. Trường hợp nếu mẹ bầu muốn nghỉ ngơi tại góc làm việc thì có thể dựa toàn bộ phần lưng ra ghế.
  • Nằm nghiêng bên phải: Xét về tác hại thì tư thế này không bằng các tư thế trên. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu nằm nghiêng bên phải trong một thời gian dài thì có thể gây áp lực đến gan của mẹ.

Tuy nhiên, nghiên cứu 2019 cũng nhấn mạnh rằng, việc quan trọng nhất là bà mẹ cần đạt được sự thoải mái khi ngủ để có giấc ngủ sâu và chất lượng, tư thế khi bắt đấu ngủ cũng có thể khó duy trì suốt đêm khi ngủ say và nhiều người có thói quen thay đổi tư thế khi ngủ.

MarryBaby hy vọng những chia sẻ trên đã giúp mẹ giải đáp những băn khoăn của mẹ về việc nằm ngửa khi mang thai 3 tháng giữa, từ đó, giúp mẹ yên tâm hơn và cải thiện chất lượng giấc ngủ trong suốt thai kỳ tốt hơn.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Sleeping While Pregnant: Picking the Right Position for You and Your Baby https://www.sleep.org/best-pregnancy-sleep-position/
Truy cập ngày 12/09/2022 

2. Best Sleeping Positions During Pregnancy https://americanpregnancy.org/healthy-pregnancy/pregnancy-health-wellness/sleeping-positions-while-pregnant-1012/
Truy cập ngày 12/09/2022

3. Sleeping While Pregnant: Second Trimester
https://www.sleepfoundation.org/pregnancy/sleeping-during-2nd-trimester
Truy cập ngày 12/09/2022

4. Quantitative cardiovascular magnetic resonance in pregnant women: cross-sectional analysis of physiological parameters throughout pregnancy and the impact of the supine position
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/21708015/
Truy cập ngày 12/09/2022

5. Prospective Evaluation of Maternal Sleep Position Through 30 Weeks of Gestation and Adverse Pregnancy Outcomes
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/31503146/
Truy cập ngày 12/09/2022

x