Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Ngô Mỹ Ngọc
Thông tin kiểm chứng bởi Phạm Trung Hiếu
Cập nhật 06/08/2022

Ra máu khi mang thai tháng thứ 5: Vấn đề nguy hiểm mẹ nên cẩn thận!

Ra máu khi mang thai tháng thứ 5: Vấn đề nguy hiểm mẹ nên cẩn thận!
Ra máu khi mang thai tháng thứ 5 là tình trạng xuất hiện ở khoảng 50% phụ nữ trong thời gian thai kỳ. Tuy nhiên, đây vẫn là vấn đề nguy hiểm cần được đặc biệt chú ý nhằm đảm bảo an toàn cho thai nhi phát triển.

Ra máu khi mang thai tháng thứ 5 nguy hiểm không? Trong suốt 9 tháng 10 ngày mang thai, người mẹ như cảm nhận rõ ràng sự hiện diện và phát triển của con yêu trong bụng mình. Đến giai đoạn tháng thứ 5, những biểu hiện ốm nghén, mệt mỏi ngày càng giảm đi rõ rệt. Tuy nhiên, trường hợp ra máu khi mang thai tháng thứ 5 lại khiến nhiều mẹ bầu vô cùng bất an và lo lắng. Liệu rằng tình trạng này nguy hiểm như thế nào, hãy cùng MarryBaby tìm hiểu ngay sau đây.

Ra máu khi mang thai tháng thứ 5 do đâu?

Đây là vấn đề lo lắng chung của khá nhiều mẹ bầu, dù đã đến tháng thứ 5 nhưng vẫn xuất hiện hiện tượng ra máu? Thực tế tùy theo cơ địa của mỗi người cũng như tình trạng sức khỏe mà thời điểm xuất hiện cũng khác nhau. Vậy bầu 5 tháng ra máu hồng có sao không? Cụ thể sau đây là một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng này.

1. Dọa sảy thai

Một trong những trường hợp ra máu khi mang thai tháng thứ 5 dẫn đến sảy thai nhiều nhất là do cổ tử cung của mẹ bầu mở ra mà không thể khép lại. Trường hợp không kịp thời can thiệp thì sảy thai là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng không nên quá lo lắng. Vì trường hợp kịp thời can thiệp thì vấn đề hoàn toàn không còn đáng lo ngại.

2. Ra máu khi mang thai tháng thứ 5 do tử cung nhạy cảm

Do lượng máu lưu thông đến tử cung trong thời gian thai nghén tăng cao dẫn tới sự thay đổi hormone. Điều này gây nên một vài đốm máu nhẹ; xảy ra phổ biến nhất sau khi quan hệ tình dục hoặc thực hiện khám phụ khoa. Mặc dù không có nguy hiểm nhưng mẹ bầu vẫn cần chú ý.

3. Nguy cơ bị nhiễm trùng

bầu 5 tháng ra máu hồng có sao không

Trong trường hợp mẹ bầu mắc phải một số căn bệnh nhiễm khuẩn cổ tử cung hoặc âm đạo cũng có thể gây nên ra máu khi mang thai tháng thứ 5. Tuy nhiên, lúc này mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ, thăm khám và có giải pháp điều trị hợp lý và kịp thời nhất để phòng ngừa nguy cơ sảy thai hoặc sinh non.

4. Ra máu khi mang thai tháng thứ 5 do tụ máu dưới màng đệm

Bầu 5 tháng ra máu hồng có sao không? Khi thụ thai thành công, trứng đã bắt đầu làm tổ và bám chắc lên thành tử cung. Hiện tượng bầu 5 tháng bị ra máu cũng có thể do tụ máu dưới màng đệm; hay chính là một phần bị bong ra khỏi thành tử cung. Nếu vấn đề nhẹ có thể tự khỏi trong vòng 20 tuần. Nhưng các mẹ cũng nên lưu tâm trong trường hợp bệnh nặng hơn có thể gây bong nhau thai và sảy thai nữa nhé.

5. Nhau tiền đạo

Rau máu khi mang thai tháng thứ 5 có thể do hiện tượng bánh nhau bao phủ lấy một phần hay toàn bộ cổ tử cung. Đối với trường hợp này, mẹ bầu cần phải nằm thẳng tại chỗ để ngăn ngừa việc bị chảy máu quá nhiều dẫn đến nguy hiểm đến tính mạng của thai nhi và cả người mẹ. Đến một giai đoạn hoặc thời điểm thích hợp nào đó, sản phụ sẽ được chỉ định mổ để giữ an toàn cho cả 2 mẹ con.

6. Ra máu khi mang thai tháng thứ 5 do quan hệ tình dục

Theo American Pregnancy Association (Hiệp hội Mang thai Hoa Kỳ); sau khi quan hệ, một số phụ nữ có thể bị chảy máu vì cổ tử cung rất mềm và nhạy cảm. Vậy bầu 5 tháng quan hệ ra máu có sao không? Lúc này, bạn nên ngừng quan hệ cho đến khi được bác sĩ thăm khám. Điều này là để ngăn ngừa bất kỳ kích thích nào thêm. Tuy nhiên, quan hệ tình dục bình thường trong thai kỳ sẽ không gây sảy thai.

7. Nhiễm trùng đường tiết niệu

Ngoài vấn đề bầu 5 tháng quan hệ ra máu có sao không; thì đi tiểu ra máu khi mang thai tháng thứ 5 cũng khiến nhiều mẹ bầu lo lắng. Các chuyên gia tại Đại học Standford cho biết, đi tiểu thường xuyên khi mang thai là điều bình thường. Nhưng nếu bạn bị đau; nóng rát khi đi tiểu; hoặc tiểu ra máu khi mang thai tháng thứ 5 thì có thể bạn bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI). Lúc này, bạn cần phải đi đến bệnh viện thăm khám ngay để được bác sĩ chẩn đoán chính xác nhé.

>> Bạn có thể xem thêm: Mang thai ra máu đỏ tươi – Dấu hiệu nguy hiểm mẹ cần biết

Cách xử trí khi mẹ bầu bị ra máu khi mang thai tháng thứ 5

Trong hoàn cảnh bị ra máu khi mang thai tháng thứ 5, chắc chắn bất cứ mẹ bầu và cả những người thân trong gia đình đều vô cùng lo lắng, bất an. Trên thực tế, đâu là dấu hiệu phản ánh trực tiếp tình trạng sức khỏe cũng như sự phát triển của thai nhi cho người mẹ. Chính vì vậy, bạn cần đặc biệt chú ý, cảnh giác và không được lơ là dù bất cứ nguyên do nào.

Đặc biệt, trong những trường hợp bị ra máu, kèm theo các biểu hiện khác như co thắt, đau cục bộ ở vùng bụng và lan xuống xương chậu, chuột rút, cách giải quyết tốt nhất như sau:

  • Đầu tiên, cần phải giữ bình tĩnh, hít thở sâu, cố gắng thả lỏng cơ thể
  • Sau đó nhanh chóng gọi người nhà đưa đến bệnh viện để thăm khám và điều trị kịp thời.

Chăm sóc sức khỏe cho mẹ bầu giai đoạn tháng thứ 5 thai kỳ

Bên cạnh vấn đề ra máu khi mang thai tháng thứ 5, mẹ cần lưu ý chăm sóc sức khỏe cho thật tốt trong giai đoạn này. Điều này sẽ giúp hỗ trợ sự phát triển bình thường của thai nhi đến khi sinh ra. Dưới đây là những lưu ý mẹ nên nhớ.

1. Chú ý chế độ luyện tập, sinh hoạt

bầu 5 tháng đi vệ sinh ra máu

  • Rèn luyện sức khỏe, thể lực bằng những bài tập thể dục nhẹ nhàng và phù hợp mỗi ngày như đi bộ, tập yoga, ngồi thiền,…
  • Uống nhiều nước mỗi ngày; tuyệt đối không để tình trạng thiếu nước.
  • Chuẩn bị tâm lý sẵn sàng; luôn biết lắng nghe cơ thể; không được bỏ qua dù với bất cứ dấu hiệu bất thường nào.
  • Xây dựng chế độ nghỉ ngơi hợp lý và khoa học và ngủ đủ giấc. Khi ngủ có thể nằm nghiêng người về bên trái để tránh tình trạng khó thở.
  • Vấn đề quan hệ vợ chồng trong thời gian mang thai cần chú ý dựa vào trình trạng sức khỏe cũng như sự ổn định của thai nhi.
  • Gia đình, người thân cần tạo không gian thoải mái, chăm sóc sức khỏe, quan tâm đặc biệt cho mẹ bầu.

2. Về chế độ ăn uống.

Ngoài vấn đề ra máu khi mang thai tháng thứ 5, trong giai đoạn này thai nhi sẽ phát triển mạnh về chiều cao và cân nặng nên mẹ bầu chú ý bổ sung:

  • DHA: Tốt cho sự phát triển hoàn thiện trí não, thị lực và tế bào võng mạc; kích thích tế bào thần kinh hoạt động.
  • Canxi: Bổ sung Canxi cùng với kẽm, photpho, magie tốt cho xương, răng. Những thực phẩm giàu canxi như tôm, cua đồng, cà rốt, rau cần,…
  • Sắt: Tránh tình trạng thiếu máu cho cơ thể mẹ.
  • Vitamin: đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh của hệ xương cũng như nhiều chức năng, bộ phận khác của cơ thể.

>> Bạn có thể xem thêm: ‘Bỏ túi’ chế độ dinh dưỡng hoàn hảo cho mẹ bầu

Trên đây là những vấn đề xung quanh việc mẹ bầu bị ra máu khi mang thai tháng thứ 5. Không được chủ quan dù bất cứ nguyên nhân nào, mẹ bầu cần đến ngay bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời. Cùng với đó, đặc biệt tuân thủ lịch khám thai định kỳ, theo dõi tình trạng thai nhi và nghe lời khuyên, tư vấn của bác sĩ là điều rất quan trọng.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Bleeding during pregnancy

https://www.pregnancybirthbaby.org.au/bleeding-during-pregnancy

Truy cập ngày 17/11/2021

2. Bleeding during pregnancy

https://www.mayoclinic.org/symptoms/bleeding-during-pregnancy/basics/causes/sym-20050636

Truy cập ngày 17/11/2021

3. Vaginal bleeding in pregnancy

https://medlineplus.gov/ency/article/003264.htm

Truy cập ngày 17/11/2021

4. Bleeding During Pregnancy

https://americanpregnancy.org/healthy-pregnancy/pregnancy-complications/bleeding-during-pregnancy/

Truy cập ngày 06/08/2022

5. Pregnancy Discomforts: When to Call the Doctor

https://www.stanfordchildrens.org/en/topic/default?id=pregnancy-discomforts-when-to-call-the-doctor-88-p10998

Truy cập ngày 06/08/2022

 

x