Tình trạng sưng phù rất phổ biến trong thời kỳ mang thai. Chất lỏng sẽ tích tụ ở chi dưới của mẹ rồi “phân phối” cho phần còn lại của cơ thể; bao gồm cả bàn tay. Khi mẹ nằm, mẹ sẽ gây áp lực lên dây thần kinh chạy qua cổ tay. Vì thế, mẹ sẽ thấy tê, ngứa ran hoặc đau âm ỉ ở ngón tay, bàn tay hoặc cổ tay.
Mẹ có thể giảm bớt cảm giác này bằng cách: không gối đầu trên tay khi ngủ, kê gối cho tay khi ngủ; lắc tay vận động cho bớt mỏi. Nếu việc chơi đàn piano hoặc đánh máy làm hội chứng ống cổ tay nặng hơn, mẹ cần hạn chế. Tuy nhiên, hội chứng này có thể biến mất sau khi mẹ sinh con.
>> Mẹ có thể quan tâm: Tam cá nguyệt thứ 2 và những điều mẹ cần biết
4. Táo bón
Thai 24 tuần tuổi càng lớn càng chèn ép các cơ quan lân cận như đại trực tràng nhiều hơn. Để hạn chế tình trạng này, mẹ cần uống 2 lít nước/ngày; ăn thực phẩm nhuận tràng như đu đủ, rau lang, khoai lang, rau mồng tơi, rau đay…
Mẹ đã bắt đầu tìm tên cho con chưa? Chọn tên là quyết định quan trọng, nhưng cũng là một công việc vui vẻ nữa. Mẹ có thể tham khảo tiểu sử gia đình, các địa danh ưa thích, hoặc các nhân vật tiểu thuyết, trong bộ phim yêu thích. Mẹ cũng có thể tham khảo gợi ý đặt tên cho con của MarryBaby để có ý tưởng cho những cái tên hay và ý nghĩa.
5. Buồn nôn khi mang thai tháng thứ 6 có phải dấu hiệu đáng lo?
Ốm nghén, buồn nôn có thể gây khó chịu nhưng thường không nghiêm trọng và thường được cải thiện trong tam cá nguyệt thứ nhất của thai kỳ. Cơn ốm nghén thường bắt đầu vào khoảng tuần thứ 6 của thai kỳ, trở nên nghiêm trọng vào tuần thứ 9 và được cải thiện vào tuần thứ 18.
Tuy nhiên, đôi khi một số phụ nữ có thể vẫn bị buồn nôn khi mang thai tháng thứ 6, 7, 8 hoặc đến khi sinh con. Theo các chuyên gia, buồn nôn và ốm nghén trong giai đoạn này có thể liên quan đến một số vấn đề như:
- Em bé đang phát triển lớn gây chèn ép đường tiêu hóa.
- Ảnh hưởng của các loại vitamin.
- Ảnh hưởng của chế độ ăn uống.
- Hormone thai kỳ.
Tuy nhiên nếu mẹ bầu xuất hiện ốm nghén và có kèm theo tăng huyết áp thì đó là dấu hiệu của bệnh lí tiền sản giật rất nguy hiểm. Khi đó, mẹ sẽ cần phải đi bác sĩ để được đưa ra các phương án điều trị phù hợp. Vậy mẹ đã biết buồn nôn khi mang thai tháng thứ 6 có phải dấu hiệu đáng lo rồi đúng không?
6. Ra máu khi mang thai tháng thứ 6 có sao không?
Nhiều mẹ lo lắng vì bị ra máu khi mang thai tháng thứ 6. Tình trạng ra máu trong thai kỳ có thể biểu hiện dưới nhiều cấp độ như những đốm máu nhỏ hoặc lượng máu thấm nhiều đủ để thấm ướt miếng băng vệ sinh. Mỗi trường hợp này đều có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, vô hại hoặc không. Mẹ bầu bị ra máu khi mang thai tháng thứ 6 thường đáng lo ngại hơn với nguy cơ tiềm ẩn các vấn đề như:
- Thay đổi ở cổ tử cung: Polyp cổ tử cung; cổ tử cung yếu mở sớm; nhiễm trùng cổ tử cung, hoặc cổ tử cung sưng viêm; vỡ tử cung.
- Nhau bong non: tình trạng nghiêm trọng khi nhau thai, bộ phận cung cấp chất dinh dưỡng và oxy cho thai nhi bắt đầu tách khỏi tử cung.
- Nhau tiền đạo: rau bám thấp, bám mép cổ tử cung hay che lấp cổ tử cung gây cản đường ra của bé khi chào đời sau này.
- Chảy máu âm đạo có thể là dấu hiệu sảy thai tự nhiên thường gặp. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp sảy thai tự nhiên đều diễn ra trước tuần thứ 20 của thai kỳ. Do đó, nếu mẹ đã vượt qua tam cá nguyệt đầu tiên, tỷ lệ sảy thai tự nhiên – không do tác động ngoại lực biểu hiện chảy máu âm đạo không cao.
Nhìn chung, mẹ ra máu khi mang thai tháng thứ 6 cần tham vấn với bác sĩ để hiểu tình trạng của mình; và cách thức giải quyết.
>> Mẹ có thể quan tâm: Bà bầu bị tiêu chảy 3 tháng giữa có sao không? Tìm hiểu ngay mẹ nhé!
Lời khuyên của bác sĩ để thai 24 tuần tuổi phát triển tốt
1. Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 6
Khi bước vào mốc mang thai tháng thứ 6, mẹ sẽ bắt đầu cảm nhận những cơn thèm ăn hoặc đói bụng xuất hiện thường xuyên hơn. Vì thế, hãy cùng tìm hiểu chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 6 nhé:
- Thực phẩm giàu vitamin C (cam, chanh và quýt; dâu tây; nho; bắp cải; khoai lang; ớt chuông.)
- Rau củ quả và trái cây
- Uống nhiều nước
- Thực phẩm giàu axit folic (bánh mì, ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh (bông cải xanh, rau bó xôi và rau diếp), hạt lanh, hạt hướng dương, bí ngô, hạt vừng (hạt mè), đậu phộng, hạnh nhân, đậu bắp, đậu Hà Lan, nho, chuối.)
- Thực phẩm giàu protein
- Thực phẩm giàu carbohydrate (yến mạch, hạt quinoa (diêm mạch), chuối, khoai lang, cam, bưởi, việt quất, táo, đậu gà, đậu tây.)
Vậy mẹ đã biết chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 6 rồi phải không nào? Mẹ đọc tiếp để biết cách tập thể dục, vận động trong giai đoạn này và những lưu ý giúp mẹ chăm sóc bản thân thật tốt!
>> Mẹ tham khảo thêm Lên “lịch” ăn chuẩn cho bà bầu 6 tháng
2. Chế độ vận động dành cho mẹ mang thai 24 tuần
Trong giai đoạn này, chế độ vận động dành cho mẹ bầu 24 tuần cần tuân thủ nguyên tắc an toàn cho cả mẹ và bé. Một số bài tập an toàn mẹ có thể thực hiện như:
- Đi bộ.
- Yoga.
- Bơi và tập aerobic dưới nước.
- Chạy bộ nhẹ nhàng.