Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Bích Trâm
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 14/10/2021

Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 19

Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 19
Thai 19 tuần đã lớn bằng một bông atisô. Trong tuần này, hệ tiêu hóa của bé đang trải qua những bước phát triển nổi bật.

Thai 19 tuần nặng bao nhiêu, phát triển thế nào? Mẹ hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 19: Thai 19 tuần nặng bao nhiêu?

Thai 19 tuần đã phát triển khá lớn và toàn diện khiến mẹ phải bất ngờ đấy!

1. Thai 19 tuần nặng bao nhiêu?

Ở tuần thai thứ 19, bé yêu nặng chừng 0,23kg. Từ đầu đến mông bé dài khoảng 15,22cm, bằng cỡ một bông atisô.

Trong 20 tuần đầu, do chân của bé co vào trước thân nên chiều dài của bé được đo từ đầu đến mông. Sau 20 tuần, bé sẽ được đo độ dài từ đầu đến ngón chân.

thai 19 tuần
Thai 19 tuần đã biết nuốt nước ối và bắt đầu thải phân su.

2. Thai 19 tuần phát triển như thế nào?

Bé bắt đầu biết nuốt vào nhiều nước ối hơn, điều này tốt cho hệ tiêu hóa của bé. Bé cũng thải ra phân su. Chất dính màu đen này sẽ tích tụ trong ruột của bé trong quá trình phát triển của thai kỳ và sẽ được thải ra ngoài cơ thể trong vòng 1-2 ngày sau khi sinh. Cũng có một số trẻ sơ sinh khác thải phân su trong bụng mẹ hoặc trong quá trình chào đời.

Bên cạnh đó, lớp vernix cũng phát triển. Đây là lớp chất nhờn, màu trắng, được tạo thành từ lớp lông tơ được gọi là lanugo, dầu từ các tuyến nhờn và tế bào da chết của thai nhi. Lớp vernix sẽ bảo vệ làn da nhạy cảm của bé khỏi nước ối xung quanh.

Nếu không có nó, bé của bạn sẽ cực kỳ nhăn nheo khi mới sinh. Hãy tưởng tượng nếu bạn ngâm mình trong bồn nước suốt 9 tháng mà không có lớp bảo vệ thì da sẽ nhăn cỡ nào?

3. Thai 19 tuần là bao nhiêu tháng?

Nếu thai được 19 tuần tức là bạn đang ở tháng thứ 5 của thai kỳ. Chỉ còn 4 tháng nữa thôi là được gặp con yêu rồi.

Cuộc sống của mẹ thay đổi ra sao khi thai nhi 19 tuần tuổi?

Chúc mừng mẹ đã qua nửa chặng đường của quá trình mang thai! Chóp tử cung lúc này nằm ở khoảng rốn và mẹ đã tăng khoảng 4,5kg. Với sự phát triển của thai nhi, mẹ cũng chuẩn bị tinh thần để tăng khoảng nửa kg mỗi tuần trong thời gian tới nhé.

Nếu trước khi mang thai, mẹ vốn là người thiếu cân thì sẽ cần phải tăng trọng lượng nhiều hơn. Ngược lại, nếu đã thừa cân từ trước thì mẹ chỉ cần tăng một ít cân nặng thôi.

Mẹ cũng cần hấp thụ đủ lượng sắt, khoáng chất cơ bản dùng để tạo ra hemoglobin, thành phần trong hồng cầu chuyển oxy đến tế bào. Điều này rất quan trọng đối với cả mẹ và bé.

Trong thời kỳ mang thai, cơ thể cần nhiều sắt hơn để đáp ứng lượng máu tăng thêm, cũng như bổ trợ cho quá trình phát triển của bé và nhau thai. Thịt đỏ là một trong những nguồn sắt tốt nhất cho các mẹ bầu. Thịt gia cầm, nhất là loại sẫm màu cũng có chứa sắt.

Một số nguồn sắt khác mà mẹ có thể đưa vào bữa ăn của mình, bao gồm các loại cây họ đậu, các sản phẩm từ đậu nành, cải bó xôi, nước ép mận, nho khô và ngũ cốc bổ sung chất sắt.sự phát triển của thai nhi tuần thứ 19

Lời khuyên của bác sĩ

1. Nhiễm nấm ấm đạo

Thật không may, bạn có thể bị nhiễm nấm âm đạo vào một thời điểm nào đó trong thai kỳ. Vì vậy, nếu âm đạo có biểu hiện ngứa ngáy, khó chịu khi thai 19 tuần, bạn nên đi khám ngay.

2. Bổ sung chất xơ

Khi thai nhi lớn hơn, bạn rất dễ bị táo bón. Vì thế nên bổ sung thêm chất xơ trong chế độ ăn uống để ngăn ngừa táo bón.

3. Ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày

Hãy chia các bữa ăn thành 6 bữa ăn nhỏ mỗi ngày hoặc ba bữa ăn vừa phải cộng với hai hoặc ba bữa ăn nhẹ. Cách này giúp giữ mức dinh dưỡng điều độ, hợp lý để nuôi dưỡng thai nhi tốt và còn ngăn hệ tiêu hóa của bạn bị quá tải, giúp kiểm soát việc đánh hơi (đánh rắm).

Bí quyết cho mẹ bầu trong tuần thai thứ 19

Bên cạnh việc quan tâm vấn đề thai 19 tuần nặng bao nhiêu, mẹ nên dành thời gian chăm sóc bản thân trong thời gian này. Dưới đây là những gợi ý thú vị cho mẹ bầu ở tuần thứ 19:

1. Mẹ nên đăng ký một lớp học tiền sản

Điều này rất quan trọng nhất là khi mang thai lần đầu. Một lớp học tổ chức tốt sẽ giúp cả mẹ và bố chuẩn bị cho những khó khăn khi vượt cạn. Mẹ có thể hỏi thăm bạn bè, người thân hoặc bác sĩ về các lớp học đó.

2. Tự tận hưởng những điều thú vị

Mẹ đã trải qua nửa thai kỳ, có thể tự thưởng cho bản thân với một số gợi ý tham khảo sau nhé:

  • Nến thơm, một bộ đồ ngủ mới thoải mái hoặc đi massage để thư giãn.
  • Lưu giữ kỷ niệm bằng những hình ảnh khi mang thai, hoặc chuẩn bị khung hình cho bé con sắp chào đời. Lúc này, mẹ có thể dùng những hình chụp siêu âm của bé.
  • Hãy thử trang điểm, tạo kiểu tóc và thưởng cho mình một phụ kiện hoặc trang phục khiến bạn thật tự tin với vẻ gợi cảm và nữ tính của mình.
sự phát triển của thai nhi tuần thứ 19
Bà bầu có thể massage để thư giãn

Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 19 có rất nhiều điều thú vị. Nếu đã rõ thai 19 tuần nặng bao nhiêu, mẹ hãy chú ý tới chiều dài, trọng lượng của em bé và so sánh với biểu đồ phát triển của thai nhi trong từng thai kỳ để biết em bé có phát triển tốt không nhé. Ngoài ra, trong giai đoạn này, mẹ cũng nên bổ sung thêm các dưỡng chất cần thiết để giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh nữa.

Minh Minh

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ – Bác sĩ Huỳnh Kim Dung

Thạc sĩ bác sĩ Huỳnh Kim Dung

Bằng cấp: Thạc sĩ Sản phụ khoa tại Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 12 năm

Thạc sĩ – bác sĩ Huỳnh Kim Dung hiện đang công tác tại Bệnh viện Phụ sản Cần Thơ, là người yêu thích học hỏi, luôn muốn nâng cao kiến thức y khoa. Vì vậy, sau khi tốt nghiệp Y đa khoa chính quy 2012, bác sĩ tiếp tục học Định hướng chuyên khoa Sản phụ khoa tại Bệnh viện Từ Dũ. Không dừng lại ở đó, bác sĩ tiếp tục tham dự các lớp học:

  • Siêu âm bụng tổng quát, siêu âm sản phụ khoa (Y khoa Phạm Ngọc Thạch)
  • Phẫu thuật nội soi sản phụ khoa (Bệnh viện Từ Dũ)
  • Bệnh lý sàn chậu (Bệnh viện Từ Dũ)

Hiện nay, bác sĩ Huỳnh Kim Dung đã tốt nghiệp chương trình Thạc sĩ Sản phụ khoa tại Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh (khóa 2017-2019). Thạc sĩ – bác sĩ Huỳnh Kim Dung là tham vấn y khoa cho MarryBaby các bài viết về chuyên đề sản phụ khoa.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo
x