Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Phương Võ
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Văn Thuận
Cập nhật 30/09/2022

Thai 16 tuần gò cứng bụng phải làm sao? Cách giảm đau hiệu quả cho mẹ bầu

Thai 16 tuần gò cứng bụng phải làm sao? Cách giảm đau hiệu quả cho mẹ bầu
Tình trạng thai 16 tuần gò cứng bụng có thể gặp ở các mẹ bầu bởi vì đây là giai đoạn cơ thể mẹ có nhiều biến đổi tương đồng với sự phát triển của thai nhi.

Thai 16 tuần gò cứng bụng có nguy hiểm cho mẹ không? Làm thế nào để giảm đau hiệu quả cho mẹ bầu? Tham khảo ngay bài viết dưới đây để cùng MarryBaby tìm ra đáp án nhé!

Tại sao thai 16 tuần gò cứng bụng?

Thai 16 tuần là khoảng thời gian tam cá nguyệt thứ 2, đây là giai đoạn thai phụ dần cảm nhận được cử động của em bé và xác định rõ giới tính của con. Mẹ sẽ cảm nhận được kích thước bụng trở nên to dần. Giai đoạn này, mẹ có thể than rằng xuất hiện các biểu hiện như thai 16 tuần gò cứng bụng.

Vì sao thai 16 tuần gò cứng bụng khiến mẹ khó chịu? Khi thai nhi bắt đầu phát triển đủ các bộ phận thì sẽ bắt đầu thực hiện các chuyển động cơ bản như đạp vào bụng mẹ. Những cú đạp đầu đời thường rất nhẹ và thường là con rạ, có kinh nghiệm, thành bụng mõng mẹ mới cảm nhận được, đa số bà mẹ cảm nhận được cử động của thai khoàng 18-20 tuần. Thực tế, tình trạng em bé gò cứng bụng không chỉ xuất hiện ở thai 16 tuần mà còn xuất hiện ở các giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3 với tần suất và cường độ mạnh hơn.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Bụng bầu căng cứng khó chịu có sao không? Cách khắc phục hiệu quả

Thai 16 tuần gò cứng bụng có sao không?

thai 16 tuần gò cứng bụng có sao không

Thai 16 tuần gò cứng bụng với tần số rất thưa có thể là cơn gò tử cung thoáng qua, thể hiện tử cung bắt đầu tập đáp ứng với các kích thích, tuy nhiên nếu gây đau và xảy ra thường xuyên, kèm triệu chứng ra huyết, ra nước, dịch nhầy âm đạo thì là triệu chứng báo động cần phải đến bệnh viện. Mẹ cũng cần phân biệt triệu chứng gò cúng bụng là cơn gò tử cung với triệu chứng đường tiêu hoá.

Nếu mẹ cảm thấy lo lắng về sức khỏe của mình, hãy đến bệnh viện để được thăm khám.

Làm thể nào để giảm đau cho mẹ bầu?

Nếu là cơn gò tử cung thoáng qua kiểu sinh lý (cơn gò Braxton Hicks) thì sẽ hết khi ngồi nghỉ hoặc thay đổi tư thế, uống nước, tắm nước ấm, thư dãn, hít thở sâu. Tuy nhiên ở thời điểm này tất suất xuất hiện cơn gò kiểu này cực kỳ thưa, thời gian xuất hiện ngắn và hầu như hiếm khi mẹ bầu cần phải áp dụng một phương pháp nào quá đặc biệt để giảm.

Nếu cơn đau không tự thuyên giảm, hoặc kéo dài dai dẵng, lặp lại nhiều lần kèm các triệu chứng bất thường như đã nói thì cần phải thăm khám.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Dấu hiệu thai nhi khỏe mạnh 3 tháng giữa theo từng tuần

thư giãn khi thai 16 tuần gò cứng bụng

Nên tránh làm gì khi thai 16 tuần gò cứng bụng?

Bên cạnh những giải pháp giúp giảm đau tại nhà khi thai 16 tuần gò cứng bụng, mẹ bầu cũng nên tránh làm những việc sau để không làm ảnh hưởng đến thai nhi và sức khỏe.

1. Không nên xoa bụng thường xuyên

Xoa bụng luôn là hành động mà nhiều bố mẹ thích làm nhất thể hiện sự kết nối và yêu thương con mình. Tuy nhiên, ít ai biết đến hành động này vô tình khiến tử cung dễ bị kích thích.

Nguyên nhân mẹ không nên xoa bụng là vì tử cung được cấu tạo từ rất nhiều sợi cơ và nhạy cảm với các hành động xoa bụng, hành động này có thể dẫn đến nguy cơ sinh non.

2. Không nên quan hệ vợ chồng

Điều thứ 2 không nên làm khi thai 16 tuần gò cứng bụng là không nên quan hệ vợ chồng. Bởi quá trình này sẽ làm tăng áp lực và gây co thắt cho tử cung. Cách quan hệ an toàn khi mang thai là dùng bao cao su. Vì khi tinh dịch vào âm đạo sẽ kích thích tử cung, có thể ảnh hưởng đến thai nhi cũng như một số bệnh truyền nhiễm khác.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Quan hệ khi mang thai có được xuất vào trong không?

3. Chú ý đến chế độ ăn uống

thai 16 tuần gò cứng bụng nên quan tâm chế độ dinh dưỡng

Chế độ ăn uống cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu, đặc biệt khi em bé gò cứng bụng. Trong giai đoạn thai 16 tuần, mẹ bầu không nên sử dụng thức uống có cồn, cà phê, thức ăn cay nóng. Đồng thời, bạn cần tìm hiểu kĩ xem phụ nữ có thai không nên ăn gì trong 3 tháng giữa để đảm bảo cho sức khỏe của mẹ và bé.

4. Hạn chế vận động quá nhiều khi thai 16 tuần gò cứng bụng

Tập thể dục cho mẹ bầu được nhiều bác sĩ khuyến khích bởi đây là điều cần thiết cho mẹ và tốt cho con. Quá trình vận động giúp mẹ giảm căng thẳng nhờ tiết ra chất endorphin và là cách hạn chế sinh non giúp con yêu chào đời khỏe mạnh.

Tuy nhiên, trong trường hợp bị gò cứng bụng thì mẹ nên hạn chế vận động mạnh. Điều này sẽ ảnh hưởng đến tử cung và cơn gò bụng kéo dài hơn.

Thai 16 tuần gò cứng bụng thoáng qua thường là tình trạng sinh lý. Mẹ bầu không cần phải lo lắng quá nhiều, trường hợp nếu em bé gò cứng bụng làm mẹ đau đến mức không chịu được thì bố nên đưa mẹ đến khám tại các bệnh viện gần nhất để được bác sĩ chẩn đoán nhanh chóng.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1/ Braxton Hicks contractions 

https://www.pregnancybirthbaby.org.au/braxton-hicks-contractions

Truy cập ngày 31/08/2022

2/ What can I do to alleviate Braxton Hicks contractions?

https://americanpregnancy.org/healthy-pregnancy/labor-and-birth/braxton-hicks/

Truy cập ngày 31/08/2022

3/ What is the purpose of Braxton Hicks contractions?

https://www.mayoclinichealthsystem.org/hometown-health/speaking-of-health/5-common-questions-about-braxton-hicks-contractions

Truy cập ngày 31/08/2022

4/ How protected is the baby in the womb?

https://utswmed.org/medblog/can-bumping-my-pregnant-belly-hurt-baby/

Truy cập ngày 31/08/2022

5/ Sex During Pregnancy: Your Questions Answered

https://health.clevelandclinic.org/sex-during-pregnancy-your-questions-answered/

Truy cập ngày 31/08/2022

x