Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Thai giáo mỗi giai đoạn đều có sự thay đổi đôi chút cho phù hợp với sự phát triển của thai nhi. Thai giáo tháng thứ 5 ngoài quan tâm đến yếu tố dinh dưỡng, luyện tập như những tháng trước còn tập trung rèn luyện thính giác và khả năng vận động cho bé. Mời bạn cùng MarryBaby khám phá những thay đổi ở cả mẹ lẫn thai nhi cùng những hướng dẫn thai giáo thú vị qua bài viết sau đây.
Tương tự như các phần thai giáo trước, để hiểu và áp dụng thai giáo tháng thứ 5 đúng chuẩn, mẹ cần nắm rõ những biến đổi xảy ra ở cơ thể mình lẫn thai nhi. Cụ thể là:
Ngoài chiếc bụng to ngày một lộ rõ, mẹ mang thai tháng thứ 5 còn gặp phải những biểu hiện như:
Như đã đề cập, thai giáo tháng thứ 5 phần nhiều chú trọng đến phát triển khả năng vận động và thính giác của thai nhi. Bởi đây là lúc mà mẹ có thể cảm nhận được sự hiện diện của con qua từng cú đạp trong bụng. Hơn nữa, khi bước vào tháng thứ 5 của thai kỳ, não bộ của trẻ đã có sự phân định rõ ràng các giác quan. Nhờ vậy, con có thể tiếp nhận được thông tin từ môi trường bên ngoài một cách rõ nét.
Tin vui cho mẹ rằng ở thời điểm này, bạn đã có thể biết được giới tính thai nhi. Nhưng kết quả mang lại đôi khi sẽ không chính xác 100% vì những sai sót trong chẩn đoán hoàn toàn có thể xảy ra.
Để bé yêu thông minh và phát triển tốt ngay từ trong bụng, mẹ hãy thực hành ngay thai giáo tháng thứ 5 bao gồm những điều sau:
Từ tháng thứ 5 trở đi, bé đã có những phản ứng khi nghe âm thanh từ bên ngoài. Mẹ nên dành thời gian nói chuyện cùng thai nhi. Với phương pháp này, bạn có thể đọc những mẩu truyện ngắn dễ hiểu hoặc đơn thuần chỉ là tỉ tê cùng con.
Theo thai giáo tháng thứ 5, hành động này mang lại cho trẻ những lợi ích sau:
>> Xem thêm: 6 truyện cổ tích thai giáo giúp con thông minh, sáng dạ
Lợi ích của âm nhạc với cả mẹ bầu lẫn thai nhi hết sức tuyệt vời. Nó không những kích thích sự phát triển trí não của trẻ mà còn xua tan muộn phiền, căng thẳng, xoa dịu các triệu chứng khó chịu của thai kỳ và giúp mẹ ngon giấc về đêm.
Do đó, khi thực hiện thai giáo tháng thứ 5, mẹ đừng quên phần âm nhạc. Hãy chọn cho con nghe những giai điệu phù hợp, mỗi lần nghe 10 – 15 phút và theo một thời gian biểu nhất định trong ngày. Thể loại nhạc tốt cho thai nhi bao gồm: nhạc cổ điển, nhạc không lời, jazz cùng những bài hát nhẹ nhàng, mang ý nghĩa tích cực. Lời khuyên là đừng nên ép bản thân phải nghe những thể loại mình không thích, vì điều này sẽ khiến tâm trạng mẹ buồn bực ảnh hưởng xấu đến thai nhi.
Khi nghe nhạc, tránh nghe với âm lượng lớn cũng như áp tai nghe vào bụng bé bởi môi trường nước ối sẽ khuếch đại âm thanh khiến bé khó chịu. Mẹo khi áp dụng phương pháp thai giáo này là bạn vừa cho con nghe nhạc hoặc hát cho con nghe nhằm tạo mối liên kết giữa mẹ và con.
>> Xem thêm: Cách cho thai nhi nghe nhạc bằng điện thoại giúp thai nhi phát triển tốt
Ai bảo thai nhi trong bụng không thể chơi đùa cùng mẹ? Từ tháng thứ 5, con đã cảm nhận và phản hồi lại những kích thích từ bên ngoài rồi đấy. Mẹ lúc này có thể chơi trò chơi với con bằng cách khi thấy bé “tung cước” vào bụng hãy vỗ nhẹ vào vị trí con vừa đạp để đáp lại. Ban đầu, mẹ sẽ không thấy bé phản ứng trước hành động của mình nhưng cứ lặp đi lặp lại việc này thai nhi sẽ dần cảm nhận được sự quan tâm của bạn và sẽ đáp trả lại.
Phương pháp này sẽ giúp bé yêu có được sự thông minh, nhạy bén từ trong bụng mẹ.
Ngồi thiền là cách để mẹ giảm bớt những căng thẳng, mệt mỏi khi mang thai đồng thời giúp bạn kiểm soát tâm trạng, nâng cao sức khỏe. Nên nhớ, mọi cảm xúc của bạn trong thai kỳ đều ảnh hưởng đến tính cách của con sau này. Nếu luôn trong trạng thái buồn bực, lo lắng, tức giận, bạn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến thai nhi, làm môi trường sống (nước ối) của bé bị “nhiễm độc”.
Trong quá trình thiền định, bạn cũng nên thai giáo ý niệm bằng việc hình dung về con yêu trong bụng như thế nào. Điều này vừa giúp mẹ quên đi mọi muộn phiền vừa để con yêu cảm nhận tình thương bạn dành cho bé.
Vừa rồi là những chia sẻ về thai giáo tháng thứ 5. Mong rằng những kiến thức này sẽ giúp bạn thêm vững tin trong nửa hành trình mang thai còn lại.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
https://www.whattoexpect.com/pregnancy/week-by-week/week-20.aspx
https://www.healthline.com/health/pregnancy/5-months-pregnant