Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thanh Thảo
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 06/08/2022

Thai nhi 23 tuần đạp như thế nào là bình thường? Lưu ý dành cho mẹ bầu!

Thai nhi 23 tuần đạp như thế nào là bình thường? Lưu ý dành cho mẹ bầu!
Ở tuần thai thứ 23, con đã bắt đầu cảm nhận được âm thanh bên ngoài và lúc này, mẹ đã có thể bắt đầu trò chuyện với con rồi đấy. Bé đã nặng khoảng 600g và dài khoảng 30cm từ đầu đến chân.

Với chiều dài và cân nặng này, mỗi khi bé cử động sẽ tạo ra một lực đáng kể trong tử cung và có thể truyền đến thành bụng của mẹ. Vậy thai nhi 23 tuần đạp như thế nào là bình thường? Hãy đọc ngay bài viết này của MarryBaby để có câu trả lời mẹ nhé.

Thai nhi 23 tuần đạp như thế nào là bình thường?

Thông thường, từ tuần 16 – 24, mẹ có thể nhận thấy những cú đá nhẹ nhàng, những cái gõ, búng nhẹ ở thành bụng; hoặc đôi khi là các cử động lục đục lặp đi lặp lại khi bé bị nấc cụt. Hoạt động của bé sẽ dần nhiều lên và trở nên mạnh mẽ hơn vào những tuần tiếp theo. Những mẹ mới mang thai lần đầu thường hình dụng ra cảnh tượng bé đang đạp mạnh mẽ thế nào trong bụng mẹ. Tuy nhiên, những gì mẹ cảm nhận không đơn thuần là đạp mà bao gồm rất nhiều hoạt động khác nhau.

Nếu như ở những tuần đầu tiên, mẹ chỉ có thể cảm nhận con cử động khi siêu âm. Vậy khi thai nhi 23 tuần đạp như thế nào? Ở tuần thứ 23, mẹ có thể thấy rằng bé có nhiều hoạt động đá, cuộn vòng tròn, nấc… nhất vào buổi tối khi mẹ thư giãn. Một thời điểm khác mẹ cũng dễ nhận thấy các cử động thai nhi là trước hoặc trong giờ ăn. Tuy nhiên, ở thời điểm này mẹ chưa nhận ra được tất cả các cử động của bé mà chỉ “bắt sóng” được những cử động mạnh nhất thôi.

Tuy nhiên, không phải bé nào cũng có giờ giấc và tần suất hoạt động giống nhau. Đồng thời, cùng một bé cũng sẽ có những ngày hoạt động nhiều và có ngày lại ít. Nhưng theo thời gian, mẹ sẽ dần nắm bắt được nhịp hoạt động đặc biệt của bé. Trong giai đoạn tuần 23, 24 của thai kỳ, việc nhận thấy cử động thai không giống nhau như kể trên là hoàn toàn bình thường.

>> Bạn có thể xem thêm: Bao nhiêu tuần thì thai máy? Hướng dẫn theo dõi cử động thai cho mẹ bầu

Bầu 23 tuần em bé ít đạp là do đâu?

Bên cạnh vấn đề thai nhi 23 tuần đạp như thế nào; trong nhiều trường hợp mẹ bầu 23 tuần thấy em bé ít đạp. Nếu trong trường hợp này là do những nguyên nhân sau:

bầu 23 tuần em bé ít đạp

1. Thai nhi 23 tuần đạp ít như thế nào? Bé đang ngủ

Thông thường, ở tuần thứ 23 mẹ vẫn chưa biết thai nhi 23 tuần đạp như thế nào. Tuy nhiên, không khó để nhận biết việc bé có chuyển động hay không. Việc bé không cử động có thể chỉ là do con đang ngủ thôi mẹ nhé. Thai nhi ngủ rất nhiều trong ngày; do đó, việc thấy con im ắng là điều bình thường, mẹ không cần lo lắng.

2. Bầu 23 tuần em bé ít đạp do mẹ đã quen với việc bé chuyển động

Vì cử động thai ở tuần thứ 23 vẫn còn nhẹ nên mệ chưa nhận ra rõ ràng thai nhi 23 tuần đạp như thế nào. Ngoài ra, khi ban ngày, mẹ bận bịu với biết bao công việc nên có cảm giác rằng con ít hoạt động. Nhưng thực tế, bé yêu vẫn đang quậy tưng trong bụng mẹ đấy.

Một nguyên nhân khác đến từ chính sự quen thuộc của mẹ. Nếu như những chuyển động đầu tiên khiến mẹ mừng rỡ không thôi và luôn trong tâm lý chú ý để “bắt nhịp” với con. Thì sau một thời gian, mẹ cảm thấy điều này hoàn toàn bình thường nên sẽ có chút “lơi là”.

3. Do vị trí của bé trong tử cung

Thai nhi 23 tuần đạp như thế nào là ít? Nếu bé quay mặt vào trong cột sống của mẹ thì mẹ sẽ khó cảm nhận được những cử động của bé ở mặt trước bụng. Vì thế mẹ sẽ thấy thai 23 tuần đạp ít; hay thai 23 tuần ít máy.

4. Thai nhi 23 tuần đạp ít như thế nào? Nhau bám mặt trước

Trong trường hợp bánh nhau bám ở mặt trước tử cung, gần với vùng rốn của mẹ thì khi bé cưng đang ở phía sau nhau thai. Vì thế, mẹ sẽ khó cảm nhận được các hoạt động của con và cho rằng thai 23 tuần đạp ít; hay thai 23 tuần ít máy.

5. Do những bất thường trong thai kỳ

Việc bầu 23 tuần con ít đạp có thể là dấu hiệu của thai chết lưu, thai chậm phát triển. Trong trường hợp này, thai nhi 23 tuần đạp như thế nào? Đối với trường hợp thai chết lưu, rất nhiều bà mẹ cảm nhận thấy sự giảm dần các cử động thai nhiều ngày trước khi bé ngừng mọi hoạt động.

Ở các thai chậm phát triển so với mức trung bình, các bé vẫn hoạt động rất nhiều nhưng do cơ thể không đủ lớn, không tạo ra được lực mạnh nên mẹ bầu 23 tuần thấy con ít đạp.

>> Bạn có thể xem thêm: Thai nhi đạp nhiều vào ban đêm: Những điều con muốn nói

Thai 23 tuần đạp nhiều có sao không?

thai 23 tuần đạp nhiều có sao không

Khi bước vào tuần thai thứ 20, hầu hết phụ nữ đã có thể cảm nhận được những chuyển động của thai nhi. Các chuyển động sẽ khác nhau về độ mạnh và tần suất. Điều này phụ thuộc vào độ tuổi của thai trong mỗi giai đoạn. Hầu hết thai nhi thường có xu hướng hoạt động nhiều hơn vào buổi tối. Điều này có thể bắt đầu sớm nhất là vào tam cá nguyệt thứ hai.

Vậy thai nhi 23 tuần đạp nhiều có sao không? Điều này sẽ rất bình thường và sẽ nhiều hơn khi em lớn dần. Tuy nhiên, chuyển động của thai nhi là một trong những biểu hiện về sức khỏe của em bé trong bụng mẹ. Vì thế mẹ nên đếm số lần cử động của thai nhi. Để cảm nhận được số thai nhi 23 tuần đạp như thế nào? Từ đó, mẹ sẽ có cơ sở nhận diện được những vấn đề bất thường khi cục cưng đạp.

Cách đếm số lần thai cử động

Khi mẹ bầu đã biết thai nhi 23 tuần đạp như thế nào; để nắm bắt được sự chuyển động bình thường và bất thường của con. Mẹ nên học cách nhận biết thai máyđếm số lần thai máy như sau:

  • Chọn 1 thời điểm nhất định trong ngày và sau bữa ăn để thực hiện đếm cử động thai.
  • Cần đi tiểu để làm trống bàng quang trước khi đếm cử động thai.
  • Đặt tay lên bụng để cảm nhận và đếm số đợt cử động của thai nhi trong vòng 1 giờ.
  • Thai nhi khỏe mạnh khi có ít nhất 4 đợt cử động trong 1 giờ.
  • Nếu có ít hơn 4 cử động thai, mẹ bầu nên tiếp tục đếm trong 1 giờ tiếp theo hoặc đếm trong 2 giờ. Nếu trong 2 giờ có ít hơn 10 cử động, nghĩa là có giảm cử động thai.

Với những thông tin kể trên, mẹ đã có thể trả lời cho câu hỏi thai nhi 23 tuần đạp như thế nào. Để chăm sóc bé yêu khỏe mạnh trong giai đoạn này, mẹ nhớ bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, có chế độ ăn ngủ hợp lý, đồng thời trò truyện nhiều hơn với bé để tạo sự kết nối mẹ con ngay từ trong thai kỳ nhé!

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Theo dõi cử động thai

https://tudu.com.vn/vn/y-hoc-thuong-thuc/suc-khoe-phu-nu/lam-me-an-toan/cham-soc-ba-me-mang-thai/theo-doi-cu-dong-thai/

Truy cập ngày 06/08/2022

2. Your baby’s development this week

https://www.tommys.org/pregnancy-information/im-pregnant/pregnancy-week-by-week/23-weeks-pregnant-whats-happening

Truy cập ngày 06/08/2022

3. Baby movements during pregnancy

https://www.pregnancybirthbaby.org.au/baby-movements-during-pregnancy

Truy cập ngày 06/08/2022

4. Your baby’s movements

https://www.nhs.uk/pregnancy/keeping-well/your-babys-movements/

Truy cập ngày 06/08/2022

5. Counting Baby Kicks

https://americanpregnancy.org/healthy-pregnancy/while-pregnant/counting-baby-kicks/

Truy cập ngày 06/08/2022

6. Fetal Movement Counting

https://www.stanfordchildrens.org/en/topic/default?id=fetal-movement-counting-90-P02449

Truy cập ngày 06/08/2022

x