Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Trúc Lê
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 02/11/2020

5 bài tập giúp mẹ đỡ “vã mồ hôi” khi sinh con

5 bài tập giúp mẹ đỡ “vã mồ hôi” khi sinh con
Những bài tập nhẹ nhàng, đơn giản và không mất sức để giúp mẹ đỡ “vã mồ hôi, sôi nước mắt” trước khi chuẩn bị sinh con.

5 bài tập giúp mẹ bầu khỏe hơn khi sinh con

Bài tập 1:

Đứng dựa lưng vào tường, tay dang ra, lòng bàn tay hướng về phía trước. Hít vào thật sâu, thở ra và chậm rãi nâng tay lên cho đến khi bạn cảm thấy nặng tay. Giữ tư thế trong vòng 15 giây. Nếu bạn không thể giữ tay áp vào tường, hãy hạ tay xuống đến khi nào bạn có thể áp tay. Giữ vị trí rồi cố gắng duỗi tay thẳng lên trên.

Bài tập 2:

Ngồi lên cạnh ghế vững vàng, không có lưng tựa. Đặt một dải băng chịu lực (hoặc có thể dùng dây buộc váy tắm) dưới một bàn chân, hai tay nắm lấy đầu kia. Hít vào, thở ra, sau đó từ từ nghiêng người về sau cho đến khi bạn cảm thấy cơ bụng co lại (giống như khi bạn cười rũ rượi). Giữ vị trí và đếm đến 5. Quay trở lại vị trí ban đầu. Lặp lại toàn bộ các động tác trên 10 lần. Đổi chân.

178d2edongtactheducdanhbaymetm
Các bài thể dục có tác dụng rất tốt cho bà bầu

Bài tập 3:

Đứng với chân dang rộng hơn vai, tay dang thẳng lên trời, lòng bàn tay hướng lên. Hít vào, thở ra và nghiêng người về bên phải. Giữ đầu gối thẳng và đừng vặn thân. Lướt tay phải xuống chân phải khi bạn nghiêng người. Giữ chân hoặc cổ chân ở yên vị trí đó vài giây. Sau đó lặp lại các động tác tương tự cho bên kia.

Bài tập 4:

Tư thế này thích hợp nhất khi bạn có cảm giác căng cơ, một triệu chứng khá thường gặp ở cuối thai kỳ. Nhẹ nhàng chống tay và đầu gối xuống một mặt phẳng mềm. Hít không khí vào thật sâu. Thở ra và kéo về các cơ bụng, xương cụt và mông. Vận sức dồn xuống tay, nâng lưng hướng về phía trần nhà sao cho vị trí cột sống theo gờ tròn. Quay trở lại tư thế ban đầu. Lặp lại toàn bộ động tác trên từ 5 đến 10 lần.

tư thế con mèo - con bò

Bài tập 5:

Vào tư thế bò, tay – vai thẳng hàng, đầu gối thẳng hông. Duỗi thẳng tay trái về phía trước. Duỗi thẳng chân phải về phía sau, ráng giữ chân cao ngang với hông. Giữ nguyên tư thế trong 5 giây sau đó đổi bên. Làm 5 lần cho mỗi bên.

7-bai-tap-yoga-don-gian-danh-cho-ba-bau1

Đắn đo khi sinh con?

Vai trò con cái xưa và nay

Thời xưa, quan niệm của cha ông ta trong đời sống hôn nhân rất khắt khe và trách nhiệm “nối dõi tông đường” đặt nặng trên vai người phụ nữ. “Tam niên vô tử bất thành thê” – nếu 3 năm, người phụ nữ chưa “khai hoa nở nhụy” sẽ không còn được thừa nhận là người vợ trong gia đình.

Ngày nay, tuy quan niệm về con cái của các cặp vợ chồng trẻ đã có phần cởi mở hơn và chuyện hiếm muộn không còn là trách nhiệm chỉ nghiêng về phía phụ nữ, nhưng đâu đó nỗi khao khát có con cái vẫn mang đậm hơi thở truyền thống. Với hầu hết các gia đình trẻ Việt Nam hiện nay, thời điểm tốt nhất để có con là từ 1-2 năm sau đám cưới vì lúc này, cuộc sống mới của đôi vợ chồng son đã dần đi vào ổn định cả về mặt tâm lý lẫn tài chính.

Đắn đo khi sinh con?
Chớ để mang thai rồi mới tính đến kế hoạch chăm sóc, nuôi dạy con

Khi nào nên có con?

Đi tìm lời giải đáp cho vấn đề trên không phải là điều dễ dàng. Trừ những trường hợp “tai nạn do không lường trước hậu quả”, việc lên kế hoạch để sinh con phải đạt được sự đồng thuận tuyệt đối của cả vợ lẫn chồng.

Bên cạnh độ tuổi sinh sản, việc có con còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: khả năng tài chính của cả hai vợ chồng, quỹ thời gian tốt nhất dành cho việc chăm sóc trẻ; việc đã chuẩn bị tâm lý làm cha mẹ hay kiến thức chăm sóc, nuôi dạy con… Trong đó, phải kể đến quỹ thời gian dành cho bạn bè, thư giãn, du lịch, thậm chí là chuyện chăn gối với bạn đời cũng sẽ phải tiết giảm đi rất nhiều. Vì thế, hãy vạch ra thật chi tiết tất cả những mặt được và mất khi sinh con để có thể lường trước hết những khó khăn mà đôi vợ chồng trẻ sẽ phải đối mặt.

Độ tuổi thích hợp để có con

Người Việt Nam hay có câu nói: “Sinh con nên mẹ” – việc sinh nở giúp người phụ nữ hoàn thiện thiên chức mà tạo hóa đã dành riêng cho mình. Về mặt sinh lý, độ tuổi thích hợp cho việc sinh nở ở người phụ nữ là từ 22-29 tuổi vì cơ thể đã phát triển toàn diện, số lượng, chất lượng trứng cũng ở thời kỳ tốt nhất và ít có nguy cơ sảy thai.

Ở độ tuổi 30–34, phụ nữ có 15% cơ hội mang thai trong mỗi kỳ rụng trứng, cơ hội thụ thai là 75% trong năm đầu quan hệ nhưng từ 35 tuổi, khả năng này chỉ còn 65%.

Từ tuổi 35 trở đi, khả năng sinh sản của phụ nữ bị suy giảm nhiều, nguy cơ thai nhi bị mắc bệnh Down và hiện tượng đột biến gen cũng tăng cao hơn theo số tuổi.

Hãy để con chờ

Trong nhiều trường hợp, có con khi cả bố lẫn mẹ chưa sẵn sàng là nguyên nhân khiến nhiều gia đình tan vỡ. Khi các đôi kết hôn còn quá trẻ, thiếu kỹ năng sống, thiếu kinh nghiệm lẫn kiên nhẫn để làm cha mẹ, khả năng tài chính bấp bênh…, đứa con sẽ thực sự trở thành gánh nặng. Thực tế có không ít trường hợp “bố mẹ trẻ con” tị nạnh nhau việc cho con bú, dỗ con khóc lúc nửa đêm. Stress, căng thẳng kéo dài, những rạn vỡ trong tình cảm là điều không tránh khỏi.

Nếu cảm thấy mình chưa sẵn sàng cho vai trò làm cha mẹ, các biện pháp tránh thai khi quan hệ tình dục là điều cần thiết để không có sự cố có thai ngoài ý muốn. Các đôi vợ chồng trẻ nên bảo toàn sức khỏe, chuẩn bị tốt thể chất, tinh thần, kiến thức, tâm lý để có thể sẵn sàng đối mặt với chuyện con cái khi thích hợp.

Khi vượt qua những nỗi vất vả của “9 tháng bầu bí”, của những đêm mất ngủ, của những nỗi lo âu con trẻ, những đôi vợ chồng trẻ sẽ thật sự cảm nhận được niềm hạnh phúc thiêng liêng khi trở thành cha mẹ. Để con cái trở thành nguồn hạnh phúc chứ không phải là gánh nặng, chúng tôi thật sự mong bạn có cái nhìn sáng suốt và sự chuẩn bị thấu đáo cho sự kiện quan trọng không kém gì tổ chức lễ cưới là: sinh con.

Linh Lan – Đức Thanh

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x