Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Mận
Tham vấn chuyên môn: Thạc sĩ - Dược sĩ - Giảng viên Lê Thị Mai
Cập nhật 17/11/2022

Bầu ngồi nhiều có sao không? Tư thế ngồi cho bà bầu chuẩn nhất

Bầu ngồi nhiều có sao không? Tư thế ngồi cho bà bầu chuẩn nhất
Bà bầu ngồi nhiều có sao không? Bà bầu ngồi gập bụng có sao không? Tư thế ngồi của bà bầu ảnh hưởng đến việc cung cấp oxy cho thai nhi đồng thời có thể gây đau lưng, suy giãn tĩnh mạch, tê liệt bắp chân hay chuột rút cho mẹ.

3 tháng đầu thai kỳ là thời điểm bé cưng còn nhỏ, chưa ảnh hưởng nhiều tới việc đi lại, nằm, ngủ, nghỉ của mẹ bầu. Nhưng bước vào giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2, tư thế ngồi của bà bầu không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà cả sự phát triển của thai nhi nữa. Bầu ngồi nhiều có sao không cũng là vấn đề nhiều mẹ hết sức lưu tâm.

Ngồi sai tư thế khi bụng bầu ngày càng lớn sẽ khiến sống lưng “oằn mình” gánh đỡ cả cơ thể. Kéo theo sau đó là những ảnh hưởng khác như chuột rút, tê giảm tĩnh mạch… quan trọng hơn chính là thiếu oxy trầm trọng, khiến thai nhi khó thở.

Hãy cùng tìm hiểu bà bầu ngồi nhiều có sao không, tư thế ngồi cho bà bầu chuẩn nhất và những tư thế bà bầu nên tránh để mẹ tránh làm ngộp thở thai nhi.

Bà bầu ngồi nhiều có sao không?

Không chỉ tư thế ngồi của bà bầu không đúng làm ảnh hưởng sức khỏe mà bà bầu ngồi nhiều cũng có những tác hại. Bà bầu làm việc văn phòng thường phải ngồi ì một chỗ nên dễ nhức mỏi toàn thân, đau lưng, chân sưng phù, tăng cân… Đồng thời việc ngồi nhiều còn khiến mẹ bầu bị táo bón, cơ thể trở nên nặng nề hơn, gây khó sinh trong tương lai và ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe tổng thể.

Như vậy, bà bầu ngồi nhiều có sao không? Bầu ngồi nhiều ảnh hưởng rất không tốt cho cả mẹ và bé. Chính vì thế, mẹ nên đứng lên đi lại nhẹ nhàng chừng 5-10 phút sau khi ngồi khoảng 1 tiếng.

Tư thế ngồi cho bà bầu chuẩn nhất

Tác hại khi bà bầu ngồi quá nhiều

1. Gây táo bón, bệnh trĩ

Khi ngồi một chỗ trong khoảng thời gian dài trong thời kỳ mang thai sẽ khiến hệ tuần hoàn máu gặp trở ngại trong khi đối với bà bầu đây là việc rất quan trọng để hoàn tất quá trình trao đổi chất. Ngồi lâu khiến quá trình tuần hoàn máu bị chậm lại, tĩnh mạch bị tắc, đặc biệt là tĩnh mạch đường hậu môn trực tràng dẫn đến tình trạng táo bón khi mang thai. Nếu táo bón để lâu không chữa trị sẽ dẫn đến bệnh trĩ khi mẹ bầu rất khó chịu và khó khăn khi điều trị bệnh sau này.

2. Ảnh hưởng hệ tiêu hóa – Bà bầu ngồi nhiều có sao không

Ngoài việc gây táo bón và trĩ, việc phụ nữ mang thai ngồi quá lâu mà không hoạt động sẽ khiến lượng thức ăn hấp thụ bị đọng lại trong dạ dày tạo sức ép lên đường ruột khiến việc tiêu hóa bị rối loạn. Những lúc như thế này sẽ khiến mẹ bầu chán ăn, trướng bụng, tiêu hóa kém,… như vậy sẽ ảnh hưởng đến việc hấp thu dinh dưỡng cho thai nhi.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: 5 thói quen xấu cần tránh khi mang thai

3. Bệnh xương sống thắt lưng

Đối với những bà bầu văn phòng, việc ngồi quá lâu sẽ gây nhức mỏi toàn cơ thể khiến đầu đau, sưng phù dẫn đến các bệnh về xương sống. Ngoài ra, việc ngồi lâu sẽ khiến bà bầu bị đau lưng, thể trọng tăng và áp lực đối với lưng và xương sống tăng dẫn đến tình trạng đau xương sống vùng thắt lưng.

Tư thế ngồi cho bà bầu chuẩn nhất

Mẹ tìm hiểu bầu ngồi nhiều có sao không vẫn chưa đủ. Việc ngồi đúng tư thế sao cho tránh ảnh hưởng sức khỏe thai nhi cũng là điều quan trọng. Theo khuyến cáo, tư thế ngồi tốt cho bà bầu là giữ thẳng cổ, người không chúi về phía trước, vai thả lỏng, chân tạo thành một góc 90 độ với mặt đất, mông chạm vào lưng ghế. Chú ý, khi chuyển từ tư thế đứng sang ngồi, nên chuyển từ từ, đừng quá nhanh và đột ngột. Đặc biệt, trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3, khi bụng đã quá lớn, bầu nên dùng một tay đỡ bụng trước khi ngồi. Từ từ dựa lưng vào ghế, hai chân song song nhau.

Ngoài ra, khi chọn ghế bầu ở nhà, nên ưu tiên loại ghế cao khoảng 40cm sao cho bầu có thể chạm bàn chân xuống sàn. Không nên chọn ghế quá cao, vì sẽ khiến mẹ bầu mất thăng bằng, dễ té ngã.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Mách bạn 3 tư thế ngủ tốt cho bà bầu trong suốt thai kỳ

Những tư thế bà bầu nên tránh: 8 tư thế ngồi của bà bầu nên tránh

Bà bầu ngồi nhiều có sao không còn phụ thuộc vào việc bầu có đang ngồi đúng tư thế không. Dù đang làm việc hay ngồi nghỉ ngơi thư giãn mẹ cũng nên tránh các tư thế sau:

1. Nửa nằm nửa ngồi

Đây là tư thế ngồi của bà bầu thường gặp và có vẻ thoải mái nhất cho các mẹ bầu khi ở trên giường. Tuy nhiên, tư thế ngồi khi mang thai này sẽ gây áp lực rất lớn lên cột sống của mẹ bầu. Đó là lý do tại sao thai phụ thường cảm thấy đau nhói ở lưng khi ngồi lâu tư thế này.

2. Ngồi không tựa lưng

Bầu ngồi nhiều có sao không và hệ lụy khi bầu ngồi gập lưng

Chứng đau lưng khi mang thai vốn đã khiến mẹ bầu khó chịu, kết hợp thêm tư thế ngồi này càng làm tăng thêm áp lực lên lưng. Ở công sở hay ở những quán cà phê và cả ở nhà, mẹ không nên chủ quan ngồi không tựa lưng mà cần chủ động để lưng được hỗ trợ bằng nhiều điểm tựa nhất có thể và luôn giữ cho cột sống thẳng. Tránh ngồi ghế đẩu hoặc ghế có tựa lưng thấp khi mang thai.

3. Bà bầu ngồi gập bụng có sao không?

Bà bầu ngồi nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi không? Bầu ngồi gập lưng cũng một phần hệ lụy do ngồi lâu mà bị mỏi lưng. Mẹ đã có câu trả lời bầu ngồi nhiều có sao không thì bầu ngồi gập lưng cũng có những ảnh hưởng không nhỏ.

Tuy rất ít mẹ bầu ngồi theo tư thế gập bụng về phía trước thường xuyên vì khá khó chịu nhưng vẫn có những mẹ ngồi gập người về phía trước vì một vài lý do nào đó. Mẹ nên biết, tư thế ngồi này tạo áp lực lên bụng vừa khiến cho mẹ bầu thấy rất không thoải mái lại gây nguy hiểm cho thai nhi.

Trong giai đoạn thai nhi đang phát triển, ngồi gập người có thể tạo áp lực, đè nén lên cơ thể mong manh của bé và khiến lồng ngực để lại dấu tích vết vĩnh viễn trên cơ thể vốn còn non nớt của con.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Những món ăn cần tránh khi mang thai mẹ bầu nên ghi nhớ

4. Những tư thế bà bầu nên tránh: Ngồi bắt chéo chân

Đây là thói quen của nhiều bà bầu công sở. Nếu đang làm điều này mỗi ngày, ngay lập tức mẹ cần thay đổi vì ngồi bắt chéo chân sẽ khiến máu dồn về phía chân nhiều hơn. Dáng ngồi này sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng sưng phù chân vốn đã rất phổ biến khi mang thai. Cẩn trọng không thừa mẹ nhé.

tư thế ngồi của bà bầu
Đừng vì giữ kẽ mà ngồi bắt chéo chân, hại con đó mẹ!

5. Ngồi buông thõng vai

Vừa chịu áp lực từ thai nhi, vừa chịu áp lực từ trọng lượng cơ thể, ngồi ở tư thế buông thõng vai sẽ khiến cột sống của mẹ bầu phải làm việc “quá tải”. Thôi ngay thói quen này nếu không muốn bị đau lưng nhiều hơn, bầu nhé!

6. Tư thế ngồi của bà bầu: Ngồi xổm

Không chỉ thắc mắc bầu ngồi nhiều có sao không, nhiều mẹ còn muốn biết bầu ngồi xổm được không. Đây là tư thế gây hại rất nhiều cho thai nhi.

Khi bụng bầu ngày càng lớn lên, bụng dưới của cơ thể và cột sống vốn đã phải chịu áp lực rất lớn từ thai nhi. Thêm hành động ngồi xổm của mẹ sẽ khiến các cơ bị kéo căng ra hơn, làm cho mẹ cảm thấy đau nhói, các mạch máu ở chi dưới bị ùn tắc, không thể lưu thông, gây ra tình trạng suy giãn tĩnh mạch, phù nề nặng hơn hoặc mất trọng tâm dẫn đến dễ ngã, rất nguy hiểm. Ngồi xổm cũng gây áp lực lên bàng quang.

7. Ngồi khoanh chân

Tương tự như cách ngồi vắt chéo chân, ngồi khoanh chân khiến phần chi dưới của mẹ bầu bị chèn ép, dẫn đến lưu lượng máu lưu thông bị tắc nghẽn, ảnh hưởng đến các dây thần kinh đùi, khiến cho tình trạng phù nề khi mang thai trở nên trầm trọng thêm và ảnh hưởng rất nhiều đến thai nhi trong bụng khi bé đã lớn hơn.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Tư thế yoga cần tránh khi mang thai

8. Tư thế ngồi của bà bầu gây hại: Ngồi nửa mông

Bà bầu thì tuyệt đối nên tránh xa kiểu ngồi này. Tư thế ngồi nửa mông khi mẹ bầu ngồi trên ghế hoặc giường gây nhiều áp lực lên cột sống. Khi ngồi quá lâu ở tư thế này dễ dẫn đến tình trạng đau nhói ở lưng.

Hy vọng những thông tin trên đây đã trả lời cho mẹ biết bầu ngồi nhiều có sao không. 8 tư thế ngồi của bà bầu trên đây mẹ cần tuyệt đối tránh để không ảnh hưởng đến thai nhi cũng như sức khỏe của mẹ.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. 10 Tips For Maintaining Good Posture During Pregnancy
https://www.momjunction.com/articles/tips-for-maintaining-good-posture-during-pregnancy_00365749/
Ngày truy cập: 7/2/2022

2. Pregnancy and Posture
https://www.stanfordchildrens.org/en/topic/default?id=pregnancy-and-posture-134-8
Ngày truy cập: 7/2/2022

3. Best Standing & Sitting Positions During Pregnancy
https://parenting.firstcry.com/articles/best-standing-sitting-positions-during-pregnancy/
Ngày truy cập: 7/2/2022

4. Working during pregnancy: Do’s and don’ts
https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/in-depth/pregnancy/art-20047441
Ngày truy cập: 7/2/2022

5. Back to basics: avoiding the supine position in pregnancy
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5309362/
Ngày truy cập: 7/2/2022

x