Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Mang thai luôn khiến các mẹ bầu buồn miệng và thèm ăn. Song nếu không kiểm soát được liều lượng thức ăn phù hợp thì chất dinh dưỡng sẽ không được cung cấp đầy đủ và hợp lý cho em bé. Trước khi trả lời câu hỏi “bà bầu ăn chà là được không”, mẹ cùng tìm hiểu sơ lược thông tin cũng như thành phần dinh dưỡng của loại quả này nhé.
Quả chà là được hái từ cây chà là, một loại cây cùng họ với cây cau thường thấy ở các nước Trung Đông. Đây là loại quả có màu đỏ hoặc vàng và có một hột nhỏ bên trong. Do giao thương phát triển, hiện nay, mẹ có thể dễ dàng tìm mua quả chà là tươi hoặc quả chà là khô trên thị trường.
Mẹ có thể chọn quả chà là tươi hay khô tùy mục đích sử dụng và khẩu vị cá nhân.
Có thể khẳng định, quả chà là sở hữu lượng thành phần dinh dưỡng khổng lồ với hàm lượng lớn chất xơ, protein, canxi, sắt, kali, muối và các vitamin nhóm B, E, C , K, .. mang đến một loại thực phẩm cung cấp dưỡng chất tuyệt vời cho mẹ bầu trong khi mang thai.
Một chén quả chà là có chứa 12% vitamin B6, 9% Niaxin, 6%vitamin B2, 7% Folate, 7% protein và ít hơn 1% chất béo, có thể đáp ứng một phần nhu cầu cần thiết của cơ thể hàng ngày.
Không những vậy, các chất khoáng trong chà không thể thiếu cho sự phát triển của xương, đặc biệt đối với người có dấu hiệu lão hóa, và thai nhi.
Bà bầu có ăn được quả chà là không? Với những nguồn dinh dưỡng kể trên, mẹ hoàn toàn có thể sử dụng chà là như một món ăn vặt ngon bổ dưỡng nhằm “chiêu đãi” bản thân trong những ngày nắng nóng, buồn miệng. Tuy nhiên, mẹ nên ăn chà là với một số lượng vừa đủ theo khuyến cáo để không dư năng lượng và còn có thể mang về lợi ích bất ngờ cho sức khỏe của mẹ và bé nữa nhé
Bà bầu ăn chà là được không? Chà là rất được khuyến khích cho phụ nữ mang thai vì chúng có thể giảm nguy cơ thiếu máu, giúp mẹ đối phó với cơn ốm nghén; điều chỉnh huyết áp và lượng đường trong máu; loại bỏ độc tố; tăng cường khả năng miễn dịch và duy trì hàm lượng canxi lành mạnh trong cơ thể.
Cụ thể, một số dinh dưỡng trong chà cung cấp mang đến lợi ích dồi dào cho phụ nữ mang thai.
Chất xơ rất quan trọng trong việc ngăn chặn tình trạng táo bón ở mẹ bầu, chúng có tác dụng làm cho hệ tiêu hóa của mẹ ổn định. Vì thế, mẹ bầu ăn chà sẽ giúp quá trình đi vệ sinh diễn ra nhẹ nhàng hơn. Đồng thời, chất xơ từ quả còn giúp mẹ cảm thấy no lâu, giảm mức cholesterol và duy trì cân nặng hợp lý.
>>> Mẹ có thể quan tâm: Làm thế nào để giảm táo bón khi mang thai tuần đầu?
Bà bầu ăn chà là được không? Thai nhi từ khi trong bụng mẹ đến lúc chào đời thường có rất ít nguồn vitamin K – một chất quan trọng trong quá trình đông máu, ngăn ngừa xuất huyết nội sọ, và đóng góp cho sự phát triển xương của bé trở nên khỏe mạnh và rắn chắc. Bằng cách mẹ bồi bổ vitamin K hằng ngày trong giai đoạn mang thai sẽ giúp con yêu phát triển khỏe mạnh hệ cơ xương ngay từ những năm tháng đầu đời. Đồng thời, còn giúp quá trình đông máu của bé trở nên dễ dàng hơn và ngăn ngừa các tai biến sơ sinh nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe bé yêu.
>>> Mẹ có thể xem thêm: Top những thực phẩm giàu vitamin K tốt cho sức khỏe mẹ và bé
Quả chà là giúp bà bầu bổ sung một lượng protein thiết yếu. Một dưỡng chất quan trọng trong việc xây dựng các axit amin cần thiết cho sự phát triển của cơ thể của thai nhi cũng như nhu cầu hoạt động hằng ngày của bà bầu. Ngoài ra, dung nạp đủ protein giúp mẹ ngăn ngừa dị tật não phẳng ở thai nhi.
Folate là chất dinh dưỡng cần thiết giúp ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh liên quan đến não và tủy sống và ống thần kinh của thai nhi. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị phụ nữ nên bổ sung folate và ăn các thực phẩm giàu folate trước và trong thai kỳ nhằm ngăn ngừa khuyết tật bẩm sinh ở thai nhi. Quả chà là bổ sung 15mcg folate/100g khẩu phần ăn. Theo khuyến cáo, phụ nữ có thai cần 600mcg folate mỗi ngày.
>>> Mẹ không nên bỏ qua: Axit folic dành cho bà bầu có trong thực phẩm nào?
Chà là chứa Kali giúp duy trì sự cân bằng muối–nước, điều chỉnh huyết áp và ngăn ngừa tình trạng chuột rút cơ bắp. Trong thai kì, bà bầu nôn nghén thường dẫn đến sự thiếu hụt kali. Sự thiếu hụt khoáng chất trong thai kỳ có thể làm mẹ tăng nguy cơ huyết áp, các bệnh tim mạch và đột quỵ. Bởi vậy, mẹ mang thai nên bổ sung ăn chà vào khẩu phần ăn hàng tuần hoăc nhâm nhi như món ăn vặt nhé. Quả chà là chứa 629mg Kali trong 100g khẩu phần tương đương 4 quả chà là. Bà bầu được khuyến cáo bổ sung 4200mg Kali mỗi ngày qua đường ăn uống.
>>> Mẹ có thể quan tâm: Cẩn thận với chứng hạ kali huyết khi mang thai
Magie có khả năng hỗ trợ hình thành răng và xương của thai nhi, đồng thời hỗ trợ điều chỉnh lượng đường trong máu và huyết áp của mẹ bầu.
Ăn 6 quả chà là mỗi ngày trong 4 tuần cuối giúp làm mềm cổ tử cung và giãn nở cổ tử cung lúc sinh hơn. Từ đó giúp dễ sinh thường hơn và giảm tỉ lện sinh mổ.
Tóm lại: Bà bầu ăn chà là được không? Câu trả lời là nên.. Chà là cung cấp nhiều chất dinh dưỡng quan trọng cho thai kì, vì vậy bà bầu nên ăn quả chà là như một món ăn vặt.
Vì loại quả này vẫn chưa thông dụng với mọi người nên các bà mẹ đôi khi vẫn thắc mắc bà bầu ăn chà là được không và ăn kết hợp với thực phẩm khác thế nào? Thực tế, đây không chỉ là một món ăn vặt ngon, bổ dưỡng mà còn rất dễ để kết hợp vào thực đơn hàng ngày. Mẹ có thể thêm loại quả này vào ly sinh tố thơm ngon trong những ngày mẹ chán ăn cơm nữa đó.
Cả chuối và chà là đều có đủ độ ngọt nên mẹ không phải dùng đường hay các chất làm ngọt khác trong món sinh tố này. Mẹ có thể thêm chút hạt chia vào thức uống, vừa bổ sung protein vừa tạo thêm cảm giác ngon miệng cho mẹ trong những ngày nắng nóng.
Nếu có thời gian, mẹ có thể ngâm hạt chia với nước trong một giờ để hạt chia mềm và dễ xay hơn. Hạt chia còn lại không dùng hết, mẹ bảo quản trong tủ lạnh và dùng trong 1 tuần nhé.
Cho đến hiện tại, chưa có những bằng chứng cho thấy quả chà là có thể mang đến các ảnh hưởng tiêu cực đến mẹ bầu và thai nhi trong 3 tháng đầu và 3 tháng giữa thai kỳ. Riêng đối với 3 tháng cuối và 4 tuần cuối thai kỳ, các chuyên gia khuyến khích mẹ nên ăn chà là, nhất là khi mẹ có vấn đề tiêu hóa khi mang thai (táo bón), hoặc mẹ bầu thường gặp chứng chóng mặt do tụt đường huyết thai kỳ. Đồng thời, chà là cũng hỗ trợ mang đẩy nhanh tốc độ sinh và tăng khả năng sinh thường đến 20%.
Trong một nghiên cứu tại Jordan năm 2008, 69 phụ nữ tiêu thụ 6 quả chà là mỗi ngày trong 4 tuần trước ngày dự sinh có khả năng chuyển dạ tự nhiên cao hơn 20%. Cụ thể, những phụ nữ ăn quả chà là có độ giãn nở cổ tử cung khi nhập viện cao hơn đáng kể so với những người không ăn quả chà là (3,52 cm so với 2,02 cm), và tỷ lệ màng ối còn nguyên vẹn cao hơn đáng kể (83% so với 60%). Chuyển dạ tự phát xảy ra ở 96% những người ăn quả chà là, so với 79% phụ nữ ở những người không ăn quả chà là.
Các chuyên gia kết luận rằng việc tiêu thụ quả chà là trong 4 tuần cuối trước khi chuyển dạ làm giảm đáng kể nhu cầu khởi phát và gia tăng chuyển dạ, đồng thời tạo ra một kết quả sinh nở thuận lợi hơn,
Bà bầu ăn chà là được không? Quả chà là vừa thơm ngon, bổ dưỡng lại dễ kết hợp vào món ăn tốt cho sức khỏe mẹ. Vậy mẹ còn chần chừ gì mà không thử tạo cho mình một công thức món ăn riêng để không bỏ lỡ những tác dụng của loại quả siêu ngon và bổ dưỡng này nhé. Hy vọng bài viết đã giúp mẹ trả lời được thắc mắc “bà bầu ăn chà là được không”
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1 is it Healthy to Eat Dates during Pregnancy
Ngày truy cập: 15/5/2022
2 Nutritional and functional properties of dates: a review
Ngày truy cập: 15/5/2022
3 The effect of late pregnancy consumption of date fruit on labour and delivery
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/21280989/
Ngày truy cập: 15/5/2022
4 Date Fruit & Effective Labor – What’s the Connection?
https://midwifecollective.org/blog/date-fruit-effective-labor-whats-the-connection
Ngày truy cập: 15/5/2022
5 FOOD SAFETY DURING PREGNANCY
https://www.foodauthority.nsw.gov.au/sites/default/files/2021-07/Pregnancy_brochure_21_0.pdf
Ngày truy cập: 15/5/2022