Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Dung Nguyễn
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 30/12/2021

Bà bầu ăn cơm cháy được không? Có an toàn không?

Bà bầu ăn cơm cháy được không? Có an toàn không?
Bà bầu ăn cơm cháy được không là câu hỏi được rất nhiều mẹ bầu đặt ra bởi món cơm cháy rất thơm ngon, dễ ăn. Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu xem việc ăn cơm cháy có ảnh hưởng gì đến sức khỏe thai kỳ hay không mẹ nhé!

Dinh dưỡng đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với thai kỳ nên khi mang thai, mẹ bầu sẽ rất quan tâm việc ăn gì thì tốt cho sức khỏe của mẹ và bé. Vì thế, tuy cơm cháy là một món ăn vặt ngon và hấp dẫn khó cưỡng và các bà bầu cũng rất thích ăn món ăn này nhưng trước khi ăn, mẹ cũng sẽ quan tâm đến vấn đề bà bầu ăn cơm cháy được không, có gây ảnh hưởng gì nguy hiểm đến thai nhi hay không. Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu ngay mẹ nhé!

1. Cơm cháy được chế biến như thế nào?

Việc tìm hiểu cách chế biến món cơm cháy có thể giúp mẹ biết được bà bầu có được ăn cơm cháy không. Theo đó, cơm cháy là phần cơm dưới đáy nồi, được tạo nên khi nấu cơm ở nhiệt độ cao. Hoặc theo chế biến công nghiệp, cơm cháy là phần cơm trắng được đóng thành khuôn rồi đem đi sấy khô ở nhiệt độ cao.

Sau khi thu được cơm sấy kho hoặc cơm cháy đày nồi, cơm sẽ được đem đi chiên để trở thành cơm cháy giòn, thơm, hấp dẫn.

Để giúp cho món cơm cháy thêm phần ngon miệng, có thể có thêm nước mắm tỏi ớt phủ lên mặt cơm và dùng kèm với các món topping khác như con ruốc, chà bông, mỡ hành,…

Như vậy, cơm cháy sẽ có cơm, nước mắm, các loại topping và được làm giòn bằng cách chiên ngập dầu.

2. Bà bầu ăn cơm cháy được không?

bà bầu ăn cơm cháy được không

Trong thai kỳ, mẹ bầu nên thực hiện một chế độ ăn lành mạnh để tránh tăng cân quá mức, tiểu đường thai kỳ hoặc thiếu hụt dưỡng chất khiến trẻ sơ sinh nhẹ cân, còi cọc, suy dinh dưỡng sau khi sinh ra.

Theo đó, một chế độ dinh dưỡng lành mạnh cho mẹ bầu nên bổ sung đầy đủ các nhóm dưỡng chất như protein, carbohydrate (tinh bột), chất béo, vitamin, khoáng chất và nhiều nước.

Vì cơm cháy được làm từ gạo – một loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột nên nhìn chung, món ăn này vẫn an toàn đối với sức khỏe của mẹ trong thai kỳ. Mẹ bầu không cần phải quá lo lắng việc bà bầu ăn cháy cơm có sao không, có ảnh hưởng đến sức khỏe của bé hay không.

Tuy nhiên, nói như vậy không đồng nghĩa với việc mẹ có thể thoải mái ăn quá nhiều cơm cháy bởi lẽ tinh bột chỉ nên chiếm khoảng 45 đến 65 phần trăm lượng calo hàng ngày. Hầu hết phụ nữ mang thai và cho con bú cần sẽ khoảng 175-210 gam carbohydrate mỗi ngày.

Mặt khác, cơm cháy có tính nóng do được chiên qua dầu và có nước mắm ớt nên mẹ bầu cũng không nên ăn nhiều vì có thể dẫn tới các tình trạng nóng trong người. Hệ quả mẹ có thể bị táo bón, nổi mụn, đầy hơi, chướng bụng sau khi ăn cơm cháy.

Một số nơi sản xuất cơm cháy theo cách thủ công, mẹ bầu trong thai kỳ lại dễ bị rối loạn tiêu hóa. Nên có rủi ro mẹ có thể bị đi ngoài.

Do đó, tuy câu trả lời cho câu hỏi “Bà bầu ăn cơm cháy được không?” là “Được” nhưng lời khuyên cho mẹ bầu là vẫn nên hạn chế việc ăn quá nhiều cơm cháy trong một ngày mẹ nhé!

3. Bà bầu ăn cơm cháy được không? Bà bầu mang thai nên ăn gì?

Nên tăng bao nhiêu kg khi mang thai?

Trong suốt thai kỳ, việc tăng cân là hoàn toàn bình thường. Thế nhưng mẹ không nên ăn quá nhiều và để cơ thể tăng cân không kiểm soát mà chỉ nên ăn một lượng thực phẩm vừa phải theo đúng nhu cầu năng lượng của mẹ và bé.

Theo đó, khi mang thai, mẹ có thể sẽ tăng từ khoảng 11-16kg. Đây là mức tăng cân bình thường của một người phụ nữ khỏe mạnh, BMI trung bình khi mang thai. Tuy nhiên, nếu được chẩn đoán béo phì trước khi mang thai, trong thai kỳ mẹ bầu chỉ nên tăng từ 4-9kg mà thôi. Với mẹ bầu có chẩn đoán nhẹ cân hoặc đang mang thai đôi, thai ba trở lên, tốt nhất nên cố gắng để tăng từ 16-20kg khi mang thai mẹ nhé.

>>> Mẹ có thể tham khảo: Ăn gì để thai nhi tăng cân nhanh và đều

Nên ăn gì khi mang thai?

bà bầu nên ăn gì khi mang thai

Ngoài việc quan tâm “bà bầu ăn cơm cháy được không”, mẹ bầu cũng rất thắc mắc việc ăn gì thì tốt cho thai nhi. Cụ thể, mẹ có thể ăn theo chế độ ăn uống lành mạnh sau đây:

  • Ăn nhiều rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt
  • Ăn các loại thực phẩm giàu protein. Vì thế, mẹ không cần phải lo lắng việc bà bầu ăn cơm cháy được không.
  • Ưu tiên các loại thực phẩm giàu chất béo không bão hòa đa omega-3 và ít chất béo chuyển hóa và chất béo bão hòa
  • Bổ sung thực phẩm giàu canxi (các sản phẩm từ sữa không có chất béo hoặc ít chất béo)

Ngoài món cơm cháy, nếu thèm “nhâm nhi” trong giờ ăn vặt, mẹ có thể chọn các món “lành tính” hơn như: ngũ cốc granola, gạo lứt muối mè, sữa chua, trái cây dầm, các loại bánh quy lạc…

Mẹ có thể tham khảo gợi ý từ MarryBaby các đồ ăn vặt cho bà bầu ngon, bổ theo từng giai đoạn để phong phú bữa ăn của mình mẹ nhé.

Bà bầu không nên ăn gì?

Một số loại thực phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi mà mẹ nên tránh xa bao gồm:

  • Các loại thức uống chứa nhiều caffein hoặc chứa cồn
  • Cá hoặc các loại động vật có vỏ vẫn còn sống, chưa được nấu chín
  • Hải sản sống
  • Các loại thịt hoặc trứng sống
  • Nước trái cây hoặc sữa chưa tiệt trùng
  • Thức ăn thừa
  • Các loại salad chế biến sẵn
  • Hy vọng thông qua bài viết, MarryBaby có thể giúp mẹ giải đáp thắc mắc bà bầu ăn cơm cháy được không cũng như giúp mẹ có thể xây dựng chế độ dinh dưỡng cho mẹ trong suốt thai kỳ của mình. Hãy theo dõi MarryBaby để đón đọc thêm nhiều nội dung bổ ích về mẹ và bé nhé!

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Nguồn tham khảo

    1. FOODS TO AVOID OR LIMIT DURING PREGNANCY

    https://www.marchofdimes.org/pregnancy/foods-to-avoid-or-limit-during-pregnancy.aspx

    Ngày truy cập: 25/12/2021

    2. Foods to eat or avoid when pregnant

    https://www.foodauthority.nsw.gov.au/consumer/life-events-and-food/pregnancy/foods-to-eat-or-avoid-when-pregnant

    Ngày truy cập: 25/12/2021

    3. Eat Healthy During Pregnancy: Quick tips

    https://health.gov/myhealthfinder/topics/pregnancy/nutrition-and-physical-activity/eat-healthy-during-pregnancy-quick-tips

    Ngày truy cập: 25/12/2021

    4. An Essential Guide on What to Eat During Pregnancy

    https://www.fhcsd.org/prenatal-care/what-to-eat-during-pregnancy/

    Ngày truy cập: 25/12/2021

    5. Eating right during pregnancy

    https://medlineplus.gov/ency/patientinstructions/000584.htm

    Ngày truy cập: 25/12/2021

    6. Eating right during pregnancy

    https://kidshealth.org/en/parents/eating-pregnancy.html

    Ngày truy cập: 25/12/2021

    7. Healthy Eating During Pregnancy

    https://foodinsight.org/healthy-eating-during-pregnancy/ 

    Ngày truy cập: 25/12/2021

    x