Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Chế độ dinh dưỡng trong thực đơn của mẹ bầu đóng vai trò rất quan trọng cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Hàng ngày, khi mẹ đã ngán những món ăn nhiều protein như thịt, giò chả thì củ kiệu là món ăn kèm chống ngấy hiệu quả. Tuy nhiên, củ kiệu chứa nhiều muối và gây ra những ảnh hưởng không tốt tới mẹ bầu. Vậy bà bầu ăn củ kiệu được không? MarryBaby sẽ chia sẻ một số thông tin giúp mẹ giải đáp thắc mắc này nhé.
Củ kiệu là loại cây thân thảo nhỏ, có màu trắng và hình trái xoan thuôn. Củ có hình tròn dài, màu trắng, nhìn giống với củ hành nhưng kích thước nhỏ hơn, có lớp vảy mỏng phủ bên ngoài. Củ kiệu thường được chế biến theo phương pháp lên men và được sử dụng làm món ăn kèm trong dịp tết đến xuân về.
Trước khi giải đáp câu hỏi bà bầu ăn củ kiệu muối được không thì mẹ cùng tìm hiểu một số lợi ích mà củ kiệu đem lại cho sức khỏe nhé.
Củ kiệu được chế biến theo phương pháp lên men sẽ giúp kích thích tiêu hóa, khiến bạn ăn ngon miệng hơn. Đồng thời, củ kiệu bổ sung các vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa và giúp hấp thụ thức ăn nhanh hơn.
Củ kiệu chứa nhiều vitamin A, D, E, B12, là những loại vitamin có tính axit dễ dàng hấp thụ vào trong cơ thể. Hơn nữa, vì củ kiệu được chế biến nguyên chất nên các chất xơ có trong củ kiệu cũng cao hơn các món khác. Ăn củ kiệu ngâm cũng giảm chứng táo bón.
Chất oxy hóa có trong củ kiệu cũng giúp cơ thể chống lại sự tấn công của các gốc tự do, làm chậm sự phát triển của tế bào có hại, ngăn ngừa ung thư.
Nhiều nghiên cứu cho rằng khi ăn củ kiệu chua ngọt hay các món rau cải ngâm thì gan sẽ được bảo vệ khỏi những tổn hại do bia rượu gây ra.
Củ kiệu được chế biến bằng cách lên men để tạo ra axit lactic. Đây là chất giúp giảm mỡ trong máu, cải thiện lưu thông máu.
Củ kiệu mang lại nhiều công dụng, nhưng liệu mang thai có được ăn củ kiệu không? Trong thời gian mang thai, cơ thể của mẹ sẽ nhạy cảm hơn so với người bình thường, nhu cầu dinh dưỡng cũng cần được chú trọng hơn. Vì vậy, các chuyên gia khuyên rằng mẹ bầu không nên ăn củ kiệu.
Lý do cơ bản nhất là vì cách chế biến của củ kiệu. Củ kiệu là món ăn không được nấu chín, chỉ ủ cho lên men. Các bác sĩ cho rằng, phụ nữ trong thai kỳ nên ăn những món ăn đã nấu chín, không ăn đồ tái và sống.
Tuy nhiên, nhiều mẹ lại thắc mắc, vậy bà bầu ăn củ kiệu xào được không? Câu trả lời là có thể, nhưng vẫn nên hạn chế. Củ kiệu xào dù đã được nấu chín nhưng vẫn chứa nhiều chất không thích hợp cho bà bầu trong thời gian dưỡng thai. Việc ăn quá nhiều củ kiệu có thể gây ra một số ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của bà bầu.
Bà bầu ăn củ kiệu được không? Câu trả lời là không nên. Củ kiệu chứa những chất mà ăn nhiều sẽ không tốt cho mẹ và thai nhi. Một số tác hại của củ kiệu đối với mẹ bầu gồm:
Ăn củ kiệu thường xuyên dễ khiến cho mẹ bầu bị đầy hơi và ợ nóng, gây cảm giác khó chịu, đầy bụng. Điều này sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của mẹ bầu, thai nhi cũng sẽ không được hấp thụ các chất dinh dưỡng tốt từ loại thực phẩm này.
Củ kiệu, đặc biệt là củ kiệu muối lên men, chứa nhiều axit – chất gây kích ứng niêm mạc dạ dày, khiến cho các vết loét dạ dày bị lan rộng hơn. Vì vậy, với những mẹ bị các bệnh lý về dạ dày thì càng nên kiêng ăn củ kiệu.
Phù nề là một hiện tượng xuất hiện ở những tháng cuối thai kỳ. Thời điểm này, trọng lượng của thai nhi đã lớn nên tạo sức ép lên tĩnh mạch dưới khiến máu khó lưu thông và gây nên phù nề. Nếu mẹ bầu ăn quá nhiều món ăn từ củ kiệu – chứa nhiều muối gây tích nước trong cơ thể thì sẽ gia tăng chứng phù nề, ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ.
Bà bầu ăn củ kiệu được không? Một trong những ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của củ kiệu đó chính là tác động xấu tới thai nhi. Dù món ăn này bổ sung nhiều dưỡng chất cho cơ thể nhưng khi củ kiệu không được nấu chín, chỉ ủ lên men thì hàm lượng nitrat có trong củ kiệu sẽ chuyển hóa thành nitrit – một trong những chất dẫn tới nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Vì vậy, mẹ bầu tuyệt đối cẩn thận khi sử dụng loại thực phẩm này.
Ngoài củ kiệu, có món nào mà mẹ bầu cần phải kiêng cữ hay không? Sau đây là một số món các mẹ cần lưu ý.
1. Bánh chưng
Đây là món ăn truyền thống không thể thiếu trên những mâm cỗ ngày Tết. Bánh chưng được làm từ gạo nếp và nhân thịt mỡ có hàm lượng dinh dưỡng khá cao. Thế nhưng, mẹ bầu chỉ nên ăn ở mức độ vừa phải, không nên ăn thay cơm hằng ngày vì sẽ dẫn tới tình trạng đầy hơi, khó tiêu. Đặc biệt là mẹ nào huyết áp cao thì cũng nên kiêng ăn món này.
2. Dưa chua, dưa hành
Tương tự như củ kiệu, dưa chua, dưa hành cũng được chế biến bằng cách để lên men. Vì vậy, mẹ bầu cần hạn chế những món ăn kèm dưới hình thức muối chua.
3. Thức ăn xông khói
Ngoài bà bầu ăn củ kiệu được không, mẹ cũng cần hạn chế món xông khói. Những món ăn sử dụng phương pháp xông khói nếu không chế biến cẩn thận thì dễ chứa các loại ký sinh có hại cho hệ tiêu hóa của mẹ bầu.
4. Các món lẩu
Lẩu là món ăn được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia nhận định rằng món ăn này có thể làm tổn thương hệ tiêu hóa và gây nhiễm ký sinh trùng nếu đồ nhúng lẩu chưa chín kỹ. Vì vậy, các mẹ dù muốn ăn đến mấy cũng nên hạn chế và chỉ ăn đồ đã chín kỹ thôi nhé.
5. Các loại mứt
Các loại mứt thường được làm bằng cách ngâm hay phơi nên đã làm mất đi một lượng vitamin đáng kể. Bên cạnh đó, mứt chứa một lượng đường lớn. Mẹ bầu nên ăn món này vừa phải để hạn chế tiểu đường thai kỳ và các tác dụng không mong muốn khác.
6. Thức uống có ga
Không chỉ phụ nữ mang thai mà với bất kỳ ai, nước uống có ga không thực sự tốt cho cơ thể. Trong các loại thức uống này chứa nhiều thành phần như nước bão hòa CO2, chất làm ngọt, chất bảo quản và các loại hương liệu ảnh hưởng tới sức khỏe. Uống nhiều nước có ga dễ khiến mẹ bầu tăng nhịp thở, tăng nhịp tim, gây mất ngủ, ù tai. Do đó, mẹ bầu nên hạn chế sử dụng loại đồ uống này.
MarryBaby đã giải đáp thắc mắc về việc bà bầu ăn củ kiệu được không. Hy vọng các thông tin ở trên sẽ giúp mẹ bầu có thêm kiến thức về việc bổ sung chất dinh dưỡng cho mình và thai nhi.
Thu Sương
Nguồn
1. Can Pregnant Women Eat Bacon? Things You Should Know
https://www.momjunction.com/articles/is-it-safe-to-eat-bacon-during-pregnancy_00334645/
Ngày truy cập: 27/8/2021
2. Is It Safe to Eat Bacon During Pregnancy?
https://parenting.firstcry.com/articles/is-it-safe-to-eat-bacon-during-pregnancy/
3. Eating Pickles During Pregnancy – Health Benefits and Risks
https://parenting.firstcry.com/articles/eating-pickles-during-pregnancy-benefits-and-risks/
Ngày truy cập: 27/8/2021
4. Is It Safe To Eat Pickles During Pregnancy?
https://www.momjunction.com/articles/is-it-safe-to-eat-pickles-during-pregnancy_00122254/
Ngày truy cập: 27/8/2021
5. Is eating pickled vegetables bad for pregnancy?
https://www.quora.com/Is-eating-pickled-vegetables-bad-for-pregnancy
Ngày truy cập: 27/8/2021
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.